ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 23-11-24 20:05:13
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Viettel kết nối, đem lại niềm vui cho người dân Cồn Cát

Báo Cà Mau Từ trước đến nay, người dân ấp Cồn Cát, xã Viên An, huyện Ngọc Hiển, đã quen với cảnh xem ti vi bị chập chờn, gọi điện thoại di động thì bị ngắt quãng, khi có chuyện gấp muốn liên lạc rất là khó khăn. Thế nên, sau khi Viettel Cà Mau xây dựng hệ thống cáp quang, đem lại những tiện ích cho đời sống thì bà con vô cùng phấn khởi.

Ấp Cồn Cát có diện tích hơn 5.000 ha, với hơn 230 hộ dân. Người dân nơi đây sống gần như biệt lập, xung quanh được bao bọc bởi hệ thống kênh rạch, đường bộ đi lại rất khó khăn, di chuyển chủ yếu bằng đò, vỏ lãi. Bên cạnh đó, điều kiện giao lưu, giải trí cũng rất hạn chế; khi chưa được đầu tư hệ thống viễn thông, mọi thông tin đến với người dân chủ yếu qua chiếc radio.

Sau khi Báo Cà Mau và Ðài Phát thanh - Truyền hình Cà Mau phản ánh về tình trạng khó khăn của bà con nơi đây, vừa qua, Viettel Cà Mau đã triển khai 15,5 km cáp quang tại khu vực ấp Cồn Cát, với tổng chi phí hơn 1,8 tỷ đồng. Theo đó, sau hơn 1 tháng triển khai, hiện tại đã có hơn 50 hộ sử dụng được Internet, 5 hộ sử dụng truyền hình, 5 hộ sử dụng camera an ninh. Ngoài ra, Viettel Cà Mau đã tặng 70 sim 4G cho các hộ dân tại ấp.

Nhân viên Viettel Cà Mau đến bảo trì các thiết bị viễn thông cho người dân ấp Cồn Cát.

Nhân viên Viettel Cà Mau đến bảo trì các thiết bị viễn thông cho người dân ấp Cồn Cát.

Ông Phạm Học Khiêm, Phó giám đốc Viettel Cà Mau, cho biết: “Với triết lý kinh doanh của Viettel là gắn liền hoạt động phát triển kinh doanh với hoạt động xã hội, đơn vị sẵn sàng triển khai hạ tầng tại các khu vực, địa bàn có điều kiện khó khăn hoặc có ít người dân sinh sống, để phục vụ nhu cầu sử dụng của người dân. Trong bối cảnh việc sử dụng Internet trở thành nhu cầu thiết yếu của mỗi người, sau khi biết được thông tin về khó khăn của người dân thì Viettel Cà Mau đã triển khai dự án Internet cáp quang tại ấp Cồn Cát. Qua đó, giúp bà con dễ dàng tra cứu các thông tin về thị trường, các mô hình sản xuất để phát triển kinh tế gia đình. Ðồng thời, việc vui chơi, giải trí, học tập của người dân trên địa bàn ấp cũng được cải thiện hơn”.

Ông Hồ Phương Phong, một trong những người dân sinh sống lâu năm ở địa phương, chia sẻ: “Bản thân tôi cũng như bà con sống ở ấp Cồn Cát rất phấn khởi khi được Viettel Cà Mau đầu tư đường truyền cáp quang. Bây giờ được xem nhiều chương trình truyền hình, lên Internet mà không bị ngắt quãng, điện thoại thì lúc nào cũng có sóng; rất nhiều lợi ích cho bà con, học sinh trong công việc và học tập. Bà con hiện rất vui, có nhiều người ở đây mấy chục năm mà chưa có điều kiện tiếp cận thông tin, giải trí như bây giờ”.

Viettel Cà Mau hướng dẫn người dân ấp Cồn Cát cách sử dụng các dịch vụ của đơn vị.

Viettel Cà Mau hướng dẫn người dân ấp Cồn Cát cách sử dụng các dịch vụ của đơn vị.

Do hằng ngày đi đánh bắt ngoài biển, rồi bắt ốc len, vọp, cá trong rừng để kiếm sống nên việc liên lạc của ông Ngô Văn Ðàn với vợ và 2 đứa con nhỏ ở nhà rất khó khăn. Ông Ðàn bộc bạch: “Trước đây, gọi điện thoại về nhà rất khó, sóng lúc có lúc không, phải gọi nhiều lần mới được. Từ khi ấp được Viettel Cà Mau hỗ trợ đường truyền cáp quang thì bây giờ thoải mái, ở đâu cũng gọi được, tôi cũng bớt lo lắng khi đi xa. Giờ có wifi cáp quang thì mạng ổn định hơn, mạnh hơn; tiếp cận được nhiều tin tức bên ngoài nên người dân thấy phấn khởi hơn”.

Ông Phan Thanh Quới, Bí thư Chi bộ ấp Cồn Cát, chia sẻ: “Từ khi có điện, có wifi thì người dân ở ấp Cồn Cát rất phấn khởi, đây là điều bà con mong muốn bấy lâu nay. Mọi sinh hoạt trong gia đình rất thuận tiện, giải trí được thoải mái hơn. Ðặc biệt, bà con coi tin tức được nhiều hơn, tìm hiểu thêm được nhiều kiến thức, có ích cho việc làm ăn, phát triển kinh tế gia đình”.

 “Viettel với vai trò là đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin hàng đầu của Việt Nam và khu vực, luôn luôn ý thức được vai trò và nhiệm vụ của mình là phải hỗ trợ và đồng hành cùng với địa phương. Qua đó cho thấy, việc triển khai Internet trên địa bàn ấp Cồn Cát rất là việc làm rất quan trọng, không chỉ nâng cao đời sống của người dân mà còn góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương”, ông Phạm Học Khiêm chia sẻ./.

 

Quách Nguyên

 

Tạo thói quen tốt

Xác định việc phân loại rác tại nguồn là giải pháp quan trọng nhằm hạn chế lưu lượng rác thải phát sinh ra môi trường, từ đó có thể tái sinh nguồn tài nguyên từ rác đóng góp vào sự phát triển bền vững cho xã hội, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã thực hiện mô hình phân loại rác tại nguồn. Chính từ việc làm này, đã tạo được thói quen tốt trong việc bảo vệ môi trường cho người dân đến làm việc và công chức, viên chức, người lao động ngay tại đơn vị.

Về xã xoá trắng hộ nghèo

Xác định công tác giảm nghèo là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên, lâu dài, thời gian qua xã Hàng Vịnh, huyện Năm Căn đã tranh thủ mọi nguồn lực, huy động cả hệ thống chính trị ở địa phương, tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động Nhân dân, nhất là những hộ nghèo phấn đấu vươn lên. Qua nhiều năm nỗ lực, đến nay, xã không còn hộ nghèo, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên đáng kể.

Lộ bê tông về vùng khó

Người dân Ấp 14, xã Khánh Lâm, huyện U Minh, vui mừng khi con lộ mới vừa thi công hoàn thành trải bê tông thẳng tắp, phục vụ nhu cầu đi lại, học tập thuận tiện cho người dân và học sinh.

Hoà Thành nâng chất nông thôn mới

Sau khi được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), bộ mặt nông thôn xã Hoà Thành ngày một khởi sắc, đời sống người dân ngày một nâng lên. Duy trì, giữ vững và nâng chất các tiêu chí là nhiệm vụ quan trọng đối với chính quyền và Nhân dân trên địa bàn xã.

Trí Lực dồn sức xây dựng nông thôn mới nâng cao

Qua rà soát, đến nay xã Trí Lực, huyện Thới Bình đạt 16/19 tiêu chí xã nông thôn mới (NTM) nâng cao. Với 3 tiêu chí chưa đạt (Quy hoạch, Chất lượng môi trường sống, Quốc phòng và an ninh), địa phương sẽ dồn sức để thực hiện, phấn đấu về đích xã NTM nâng cao trong thời gian sớm nhất.

Ðồng lòng bảo vệ môi trường

Nhằm chung tay thực hiện tiêu chí số 17 về môi trường trong xây dựng NTM, thời gian qua, từ nguồn hùn vốn xoay vòng, hội viên Chi hội Phụ nữ Ấp 13, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh nhân rộng mô hình xây hố xử lý rác thải. Mô hình góp phần cải thiện môi trường sống nông thôn, đặc biệt trong việc xử lý rác thải nhựa.

Ða dạng sinh kế, phát huy nội lực

Huyện U Minh là địa bàn còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn ở mức cao. Những năm qua, huyện luôn thực hiện phương châm phát huy nội lực, tận dụng, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài để giảm nghèo bền vững. Năm 2024, huyện phấn đấu giảm 1,5% hộ nghèo, tương đương 841 hộ.

Xã Trần Phán nỗ lực xây dựng gia đình văn hoá

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” thời gian qua được xã Trần Phán, huyện Ðầm Dơi triển khai sâu rộng. Nội dung xoay quanh xây dựng gia đình hạnh phúc gắn với chống bạo lực gia đình, xây dựng gia đình văn hoá gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM)... Qua đó, mỗi cá nhân nâng cao vai trò, trách nhiệm trong xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc.

“Ấp không hộ nghèo” ở Biển Bạch

Giảm dần và giảm bền vững tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo, tiến đến không còn hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các ấp là mục tiêu phấn đấu của Ðảng bộ và Nhân dân xã Biển Bạch (huyện Thới Bình). Xác định đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thời gian qua, địa phương đã phát huy hiệu quả các chương trình, chính sách đầu tư của Nhà nước, huy động mọi nguồn lực chăm lo cho các đối tượng yếu thế, vừa tiếp sức, vừa khơi dậy nội lực để người dân chủ động vươn lên thoát nghèo.

Thay đổi lớn nhờ xây dựng nông thôn mới

Với mục tiêu xây dựng huyện Ngọc Hiển đạt chuẩn NTM giai đoạn 2020-2025, Ðảng bộ, chính quyền và Nhân dân trên địa bàn huyện đang chung sức, đồng lòng, nỗ lực thực hiện hoàn thành 9/9 tiêu chí huyện NTM. Những kết quả đạt được đến nay đã mang đến thay đổi lớn từ diện mạo nông thôn đến đời sống vật chất, tinh thần cho người dân ở vùng đất cực Nam Tổ quốc.