ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 19-9-24 08:02:52
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Trồng nho thành công trên đất mặn

Báo Cà Mau Vài năm trở lại đây, ở huyện Ðầm Dơi, nhiều nông dân mạnh dạn thử nghiệm mang giống nho Ninh Thuận về trồng trên vùng đất mặn. Ðiển hình như bà Nguyễn Kim Nguyên, Khóm 2, thị trấn Ðầm Dơi, trồng nho tại quê nhà từ năm 2020 đến nay.

Lúc đầu chỉ trồng 3-5 dây nho, thấy hiệu quả, bà Nguyên mạnh dạn trồng thêm 30 dây nữa trong năm 2023. Ðến nay, vườn nho của bà có khoảng 40 dây, với các giống như: nho đỏ, nho kẹo, nho Bali... Bình quân 6 tháng nho sẽ cho trái, hiện có gần 10 dây đã cho thu hoạch, tuỳ vào điều kiện thời tiết, chăm sóc, mỗi dây nho cho thu hoạch từ 20-30 kg. Từ đầu năm đến nay, bà Nguyên thu hoạch 2 vụ, khoảng 60 kg nho, dự kiến thu hoạch thêm 1 vụ vào dịp Tết.

Bà Nguyễn Kim Nguyên thu hoạch nho.

Bà Nguyễn Kim Nguyên thu hoạch nho.

Bà Nguyên chia sẻ: “Thổ nhưỡng ở đây rất khác so với vùng Ninh Thuận. Ðất xứ này bị nhiễm phèn và có độ mặn, trong khi cây nho thì thích hợp trồng tại vùng đất cao, nếu cứ để vậy mà trồng thì nho sẽ không phát triển như mong muốn. Nhưng vì đam mê và quyết tâm đến cùng với giống cây mới này, nên vợ chồng tôi đã thử nhiều cách, tìm hiểu sách báo cũng như mày mò về kỹ thuật, nắm quy luật sinh trưởng và đặc tính của cây nho, cuối cùng đã trồng thành công. Từ lúc cây lên giàn đến lúc cho trái, cần bón nhiều lần phân hữu cơ để cây ra hoa, cho trái đúng vụ và đạt năng suất”.

Bên cạnh đó, bà Nguyên còn bán cây giống cho người dân xung quanh, mỗi năm bán hơn 200 cây các loại, giá từ 100-120 ngàn đồng/cây.

Bà Nguyễn Kim Nguyên (trái) kiểm tra nho sau khi thu hoạch.

Bà Nguyễn Kim Nguyên (trái) kiểm tra nho sau khi thu hoạch.

Nho giàu dinh dưỡng, được nhiều người ưa chuộng, có giá trị kinh tế cao, nhưng phần lớn lượng nho tại địa phương được nhập về từ những vùng khác. Trồng thử nghiệm và thành công, hộ bà Nguyễn Kim Nguyên và một số hộ dân trồng nho hy vọng giống cây này sẽ được nhân rộng để phục vụ nhu cầu người dùng tại địa phương, cũng như mang lại hiệu quả kinh tế cho nông dân.

“Ðây là mô hình mới, Hội Phụ nữ thị trấn sẽ tiếp tục hỗ trợ, giúp hội viên phát triển mô hình tốt hơn nữa, cũng như tổ chức tham quan, giới thiệu cho nhiều hội viên khác làm theo để phát triển kinh tế gia đình”, bà Trần Tất Xuyên, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ thị trấn Ðầm Dơi, cho biết./.

 

Thuỳ Mỵ

 

Củ hủ dừa - Tiềm năng vào OCOP

Những năm gần đây, mô hình trồng dừa phát triển mạnh trên địa bàn xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân, được nông dân trong xã hưởng ứng nhiệt tình. Theo đó, có nhiều hộ nông dân chuyển hướng trồng dừa thu hoạch củ hủ, góp phần tăng giá trị kinh tế từ cây dừa.

Xây dựng mô hình mẫu về thực hiện đồng quản lý

Sáng 12/9, Hội Thuỷ Sản tỉnh Cà Mau tổ chức Hội thảo tham vấn góp ý văn kiện Dự án hỗ trợ nhân rộng mô hình đồng quản lý (ĐQL) trong bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. Dự án này được triển khai tại 2 xã: Khánh Bình Tây và Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời, với mục tiêu xây dựng mô hình mẫu về ĐQL.

Giúp chị em tự tin khởi nghiệp

Ðồng hành cùng phụ nữ Cà Mau tự tin khởi nghiệp, những năm qua, tổ chức hội liên hiệp phụ nữ (LHPN) các cấp trong tỉnh luôn là điểm tựa, cầu nối dẫn dắt quan trọng và tích cực hỗ trợ chị em khởi nghiệp, phát triển kinh tế, hiện thực hoá các ý tưởng kinh doanh; hỗ trợ tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi, phát triển các loại hình doanh nghiệp, tổ hợp tác, hợp tác xã...

Ước vọng biển xanh

Trở thành một trong những tỉnh phát triển mạnh về kinh tế biển của khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đạt các tiêu chí về phát triển bền vững kinh tế biển; các ngành nghề kinh tế biển phát triển theo hướng hiện đại, tăng trưởng xanh, trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh,... là những mục tiêu mà tỉnh Cà Mau đang nỗ lực hướng tới.

Lợi ích kép từ điện năng lượng mặt trời

Ðược xem là nguồn năng lượng sạch và gần như vô tận, trong bối cảnh biến đổi khí hậu, nguồn cung cấp từ điện lưới quốc gia quá tải và không ổn định thì điện năng lượng mặt trời (NLMT) được nhiều người dân, doanh nghiệp lựa chọn. Qua quá trình sử dụng, những tấm pin NLMT đã phát huy được lợi ích kép.

Các cấp hội nông dân với kinh tế tập thể

“Nông dân là lực lượng đông đảo trong xã hội, chiếm gần 80% dân số và khoảng 48,85% lực lượng lao động xã hội; là chủ thể tích cực trong phát triển kinh tế tập thể nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững, gắn với hỗ trợ nông dân khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, phát triển các mô hình liên kết, hợp tác theo chuỗi giá trị, các tổ hợp tác (THT), hợp tác xã (HTX) hoạt động hiệu quả trong nông nghiệp, nông thôn”, ông Ðỗ Hoàng Tuấn, Phó chủ tịch Hội Nông dân tỉnh, khẳng định vai trò quan trọng của lực lượng nông dân.

Nâng giá trị hạt muối và con tôm

Với mong muốn phát huy thế mạnh sản phẩm đặc trưng của địa phương là hạt muối và con tôm, thị trấn Ðầm Ðơi, huyện Ðầm Dơi thành lập Hợp tác xã (HTX) Muối Cà Mau, chuyên sản xuất những sản phẩm làm từ muối và tôm. Qua đó, phát triển kinh tế nông thôn, gia tăng giá trị các sản phẩm lợi thế của địa phương.

Hiệu quả kinh tế từ trồng bắp

Tận dụng diện tích đất trống quanh nhà, đất bờ bao vuông tôm, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Ngọc Hiển ra sức cải tạo để trồng bắp. Nhờ phù hợp với điều kiện tự nhiên, được chăm sóc đúng kỹ thuật, cây bắp phát triển tốt, cho trái to, giúp nông dân tăng thu nhập, cải thiện đời sống.

Hỗ trợ nông dân thực hiện dự án nuôi cá đồng trên đất rừng

Nhằm khôi phục và phát triển nguồn lợi cá đồng tự nhiên, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho nông dân, chiều 10/9, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với huyện U Minh tổ chức lễ bàn giao 150 ngàn con cá giống và vật tư thực hiện dự án nuôi cá đồng trên lâm phần rừng tràm.

Gương sáng cựu chiến binh học Bác

Thời gian qua, phong trào cựu chiến binh (CCB) gương mẫu học tập và làm theo lời Bác luôn được cán bộ, hội viên Hội CCB các cấp trong huyện U Minh quan tâm, hưởng ứng. Từ phong trào này đã xuất hiện ngày càng nhiều CCB gương mẫu, tích cực tham gia các phong trào ở địa phương bằng những việc làm thiết thực và ý nghĩa, là tấm gương sáng cho mọi người cùng noi theo. CCB Hoàng Mạnh Hoạch, Chi hội phó Chi hội CCB Ấp 9, xã Khánh An, là một điển hình.