ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 27-9-24 08:08:23
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Mùa ghẹm

Báo Cà Mau Vào tháng 9-10 hằng năm, khi cơn mưa bắt đầu nặng hạt, những con sông, kênh, rạch chở nặng phù sa mang theo nhiều loài thuỷ sản mập béo, trong đó có con ghẹm, nước sông chảy xiết là lúc ghẹm bắt đầu di cư, báo hiệu mùa ghẹm bắt đầu.

Ghẹm là loài thuỷ sản rất quen thuộc với người dân vùng nước lợ, có hình thù tựa như cua hay còng, nhưng tiết diện lại nhỏ, bự lắm khoảng 2-3 phân, tầm ngón chân cái đổ lại. Ghẹm có màu xám hay vàng, cũng dáng vẻ tám cẳng hai càng như cua, nhưng ghẹm hiền lành và ít tấn công tự vệ, di chuyển thì nhanh nhẹn không thua những anh bạn cùng loài, thức ăn chủ yếu là động vật phù du. Tuy cùng họ nhà cua, nhưng ghẹm trông mảnh mai với thân mỏng dẹt, bụng có màu vàng nhạt, mai cứng và giòn, nhiều gạch màu vàng đậm, viền mai không có gai như cua.

Khi đến mùa, ghẹm bơi là đà cách mặt nước chừng một tấc, đứng trên bờ hay trên xuồng là dễ dàng quan sát thấy ghẹm, người dân hay gọi nôm na là ghẹm “thả tàu”. Bắt ghẹm cũng khá đơn giản, người dân thường dùng lú hay lọp để đặt ghẹm. Dùng lú thì không cần mồi, chỉ cần đặt ven những đống chà hay rặng dừa nước đến sáng ra thăm là dính ghẹm. Còn dùng lọp thì phải để tôm cá đã chết vào bên trong để ghẹm nghe mùi tanh mà bơi vào. Nhưng bắt được nhiều ghẹm nhất là khi vào đúng con nước, lúc này ghẹm đi nhiều, có khi dỡ một cái lú 3-4 kg là chuyện thường. Những bậc cao niên trong vùng kể lại rằng, hồi xưa ghẹm nhiều vô số kể, tới mùa ghẹm “thả tàu” bèo sông, thậm chí họ còn nói vui nhiều đến mức xuồng chạy chém mẻ luôn trứng vịt máy. Lúc đó ghẹm nhiều nhưng chẳng ai mua, phải rọng lại ăn dần, hoặc cho người này người kia ăn lấy thảo. Có người dỡ lú dính ghẹm nhiều riết ngán, hôm sau phải vá lại lú vì bị ghẹm kẹp để tìm đường thoát ra ngoài.

Vào đúng con nước, mỗi cái lú có thể đặt dính vài ký ghẹm.

Vào đúng con nước, mỗi cái lú có thể đặt dính vài ký ghẹm.

Ðó là câu chuyện của thời xưa, hiện nay ghẹm đã dần hiếm và trở thành một loại đặc sản, giá cao ngất ngưỡng. Từ 1-2 ngàn đồng/kg, hiện nay thương lái đến tận nơi thu mua giá ghẹm đã tăng 80 ngàn đồng/kg, khi ghẹm ra tới thành phố có giá lên tới 120 ngàn đồng/kg. Có thể nói hiện nay là thời kỳ hoàng kim của ghẹm, giá cao kèm theo một năm chỉ có một mùa nên ai cũng tranh thủ đặt lú, đặt lọp bắt. Có người nhiều lú thì ngày nào may mắn thu hoạch trên 1 triệu đồng là chuyện bình thường.

Khi ghẹm nhiều, người dân rọng để dành, giúp cải thiện bữa ăn hằng ngày.

Khi ghẹm nhiều, người dân rọng để dành, giúp cải thiện bữa ăn hằng ngày.

Có lẽ mang trong mình tập tính phiêu bạt trên các dòng sông và được chắt lọc dưỡng chất tinh tuý từ sông dài, biển rộng mà loài ghẹm cho thịt thơm ngọt, béo ngậy, vỏ giòn và nhiều gạch hơn cua đồng. Ghẹm chế biến được nhiều món ngon như: ghẹm nướng, ghẹm luộc chấm muối tiêu chanh, lăn bột chiên giòn, rang me, hấp bia, chiên nước mắm hay đâm giập ra nấu canh, món nào cũng ngon vì gạch ghẹm toàn gạch son, khi chín đỏ tươi như son môi thiếu nữ, còn thịt thì ngọt ngon, chắc nịch. Mâm cơm mà có ghẹm thì coi như bữa đó ăn no cành hông, hết sạch nồi cơm là cái chắc. Khi ghẹm nhiều người dân còn chế ra món ghẹm muối, cũng giống như muối ba khía, ghẹm đem rửa sạch, sắp vô keo, nước muối nấu sôi, để nguội, đổ ngập, đậy kín tầm 7-10 ngày là có thể ăn được. Ghẹm muối có gạch thơm và béo, ăn với cơm nguội là đúng kiểu dân quê.

Những con ghẹm mập ú, khi di cư có màu xám hay vàng, nhìn rất bắt mắt.Những con ghẹm mập ú, khi di cư có màu xám hay vàng, nhìn rất bắt mắt.

 

Ghẹm làm được nhiều món ăn ngon, trong đó có món luộc chấm muối tiêu chanh, tuy đơn giản nhưng rất hao cơm.Ghẹm làm được nhiều món ăn ngon, trong đó có món luộc chấm muối tiêu chanh, tuy đơn giản nhưng rất hao cơm.

Ngày nay, khi nhiều loài thuỷ hải sản tự nhiên dần khan hiếm, con ghẹm cũng đang ít dần, ngày càng thưa thớt, đến mức hiếm hoi. Cuộc sống thì ngày càng đổi thay, kéo theo đó nhu cầu ăn uống của mỗi người ngày một nâng tầm và khó tính hơn, nhưng đâu đó vẫn còn những món ăn từ ghẹm đi vào lòng người, khiến người đi xa phải nhớ, nhớ con ghẹm, nhớ mùa bắt ghẹm trên sông.

 

Vũ Linh

 

Bảo vệ lúa mới gieo sạ

Trước tình hình thời tiết thường xuyên có mưa lớn kéo dài như hiện nay, nông dân vùng sản xuất lúa - tôm trên địa bàn huyện Cái Nước chủ động phòng, chống ngập úng cục bộ, bảo vệ an toàn diện tích lúa mới gieo sạ trên đất nuôi tôm.

Kỳ vọng đặc sản cá bổi

Vài năm gần đây, giá cá bổi thương phẩm giảm, cùng với tình hình nguồn nước, thời tiết bất lợi phần nào ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả nuôi, khiến nhiều nông dân bám nghề lâu năm cũng phải ngán ngại. Bà con nuôi cá bổi luôn kỳ vọng giá cá thương phẩm tăng trở lại và ổn định, để có động lực bám nghề và góp sức giữ vững thương hiệu cá bổi, đặc sản quê hương.

“Bà Năm rau mầm” truyền nghề

“Bà Năm rau mầm” là tên gọi quen thuộc mà mọi người dành cho bà Ðoàn Thị Duyên ở Phường 1, TP Cà Mau. Gia đình bà đã có 16 năm thành công với mô hình trồng rau mầm và sản phẩm đã vào được hệ thống siêu thị Co.opmart từ năm 2013.

Ðáp án cho nông nghiệp bền vững

Nhiều năm trở lại đây, ngành nông nghiệp áp dụng cơ giới hoá, công nghệ hoá trên đồng ruộng từ khâu làm đất, gieo sạ, phun xịt thuốc đến thu hoạch..., góp phần giảm sức lao động và chi phí sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế.

Ða cây, đa con, cho thu nhập khá

Hiện nay, việc áp dụng mô hình đa cây, đa con đã góp phần giúp nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Thới Bình tăng nguồn thu nhập cho gia đình từ 150-700 triệu đồng.

Phát huy lợi thế nông sản sạch

Sản xuất nông sản sạch, hữu cơ và đạt những tiêu chuẩn quốc tế, là hướng phát triển được huyện Thới Bình hoạch định. Việc duy trì, thúc đẩy phát triển theo hướng này mở ra vận hội mới cho nông dân, tạo sự phát triển bền vững cho ngành nông nghiệp địa phương.

Khơi dậy tính cần cù, yêu lao động

Năm 2011, Huyện uỷ Phú Tân ban hành Nghị quyết chuyên đề số 03 về vận động đảng viên, cán bộ, Nhân dân tận dụng đất trống trồng hoa màu, cây ăn trái tăng thu nhập. Qua 13 năm, nghị quyết đã đi vào cuộc sống một cách thiết thực, trở thành việc làm tự giác của cán bộ và người dân.

Sò huyết - Vật nuôi phù hợp và bền vững

Về ấp Cái Su, xã Hoà Tân, TP Cà Mau, nghe bà con bàn chuyện nuôi sò huyết trong vuông tôm với vẻ đầy phấn khởi. Nhiều hộ dân tăng thu nhập từ mô hình kinh tế phụ này.

Lan toả ý chí thoát nghèo

Cùng với các chính sách giảm nghèo được thực hiện tốt, điều đáng mừng là ý chí vươn lên thoát nghèo của người dân ở các địa phương, trong đó có xã Tân Lộc, huyện Thới Bình.

Xây dựng mô hình nuôi tôm không xả thải

Trong những năm gần đây, nghề nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) đang phát triển mạnh về diện tích và sản lượng. Sự thâm canh hoá trong nuôi tôm ngày càng diễn ra mạnh mẽ hơn. Chính điều này cũng dẫn đến hàm lượng chất thải cao, làm suy giảm chất lượng nước và lây lan mầm  bệnh vì thiếu an toàn sinh học.