ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 12-12-24 04:14:02
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cá về lúc hừng đông

Báo Cà Mau Ở cửa biển Sông Ðốc (huyện Trần Văn Thời), lúc rạng sáng, hàng trăm tàu đánh bắt thuỷ sản cập cảng Sông Ðốc và các điểm thu mua, với khoang thuyền đầy các loại cá, mực... tạo nên khung cảnh mua bán tấp nập. Hàng chục xe tải lớn nhỏ chờ sẵn để lên hàng, chuyển về khắp các tỉnh, thành phố.

Phố biển Sông Đốc về đêm dường như không ngủ, luôn sáng đèn đợi tàu đánh bắt từ khơi xa…

 

Khi ánh bình minh bắt đầu ló dạng, từng đoàn tàu rực rỡ ánh đèn chở đầy mực, cá, tôm... nối nhau vào cửa biển Sông Ðốc....và khi ánh bình minh bắt đầu ló dạng, từng đoàn tàu rực rỡ ánh đèn chở đầy mực, cá, tôm... nối nhau vào cửa biển Sông Ðốc.

Từng tàu lên cá, mỗi chiếc có hàng chục ngư phủ nhanh nhẹn mở nắp hầm tàu, đưa những khay đựng đầy thuỷ sản lên bờ. Phụ nữ bắt đầu phân loại cá, đàn ông xúm xít bên chiếc cân của thương lái để cân rồi chuyển cá lên xe, không khí làm việc nhộn nhịp, huyên náo trong tiếng máy tàu ầm ĩ.

Cá sau khi lên cảng được chị em phân loại theo cỡ.Cá sau khi lên cảng được chị em phân loại theo cỡ.

Cá vừa chuyển từ ghe lên cảng, ngư dân bày ra mua bán ngay tại chỗ. Cả khu vực cảng Sông Ðốc tấp nập, rộn ràng tiếng nói cười. Người trúng “lộc biển” vui mừng, người mua cũng vui không kém.

Sáng sớm, từng khay chất đầy cá từ hầm tàu được đưa lên cảng.Sáng sớm, từng khay chất đầy cá từ hầm tàu được đưa lên cảng.

Theo Ban Quản lý cảng Sông Ðốc, vào con nước, mỗi ngày nơi đây có từ 150-170 tấn thuỷ sản nhập, xuất hàng. Từ đêm đến sáng, nhộn nhịp và đông đúc, cảng cá rộn rã tiếng bạn thuyền í ới gọi nhau đưa cá lên bờ cho kịp phiên chợ sáng.

Chỉ trong buổi sáng, hàng chục tấn cá được thương lái cân và đưa lên xe chuyển đi khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước.Chỉ trong buổi sáng, hàng chục tấn cá được thương lái cân và đưa lên xe chuyển đi khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Cảng Sông Ðốc tấp nập là vậy nhưng nền nếp, trật tự, mọi hoạt động đều được Ban Quản lý cảng giám sát 24/24 giờ, đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người, hàng hoá, phương tiện qua cảng.

 

 

Huỳnh Lâm thực hiện

 

Tôm khô vào vụ Tết

Vào độ tháng 11, các làng nghề ở cửa biển: Rạch Gốc, Ðất Mũi, Tam Giang Tây của huyện Ngọc Hiển, nhà nhà bắt đầu làm tôm khô để chuẩn bị cho dịp Tết, nào bán, nào biếu người thân. Không khí làm việc tại các cửa biển trở nên sôi động, báo hiệu Tết đã cận kề...

Kinh tế tập thể - Nòng cốt hợp tác cùng phát triển

Hợp tác, liên kết dưới dạng kinh tế tập thể (KTTT) để cùng nhau sản xuất, kinh doanh (SXKD) được xem là nhân tố quan trọng để thích ứng và phát triển trong thời kỳ hội nhập như hiện nay. Chỉ có hợp tác và liên kết mới phát huy tối đa những nguồn lực sẵn có, thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hoá tập trung có quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng... đáp ứng nhu cầu thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Tạo điều kiện lao động tốt hơn cho nữ nông dân

Sáng ngày 4/12, bà Jasmien De Winne, Phó Đại sứ, Đại sứ quán Bỉ tại Việt Nam; ông Marc Fransen, Tuỳ viên ban DGEO.6 - Tổng vụ Hợp tác Phát triển Bỉ (DGD – Brussels) cùng đoàn công tác tổ chức Oxfam đi tham quan thực tế mô hình sản xuất lúa tôm tại ấp Cái Bát, xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời.

Ðiểm tựa giúp thanh niên lập nghiệp

Những năm qua, nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn khởi nghiệp cũng như mở rộng quy mô sản xuất của thanh niên, Huyện đoàn Phú Tân đã làm tốt công tác uỷ thác với Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH). Qua đó, giúp đoàn viên, thanh niên (ÐVTN) trên địa bàn huyện có điều kiện vay vốn ưu đãi để phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu.

Bánh phồng tôm đón Tết

Những ngày cuối năm, nhiều hộ dân trên địa bàn xã Tân Thuận, huyện Ðầm Dơi tất bật vào mùa làm bánh phồng tôm để kịp đáp ứng cho những đơn hàng Tết.

Nông dân khởi nghiệp sáng tạo

Hiện nay, phong trào khởi nghiệp sáng tạo trong hội viên nông dân đang diễn ra mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, lĩnh vực nông nghiệp với đa dạng ngành nghề sản xuất, kinh doanh được xem là mảnh đất màu mỡ, nhiều cơ hội để nông dân khai thác trên con đường lập nghiệp, tạo ra sự thay đổi về diện mạo mới cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn hôm nay.

Ðồng xanh trên đất mặn

Từ những năm 2000, khi thực hiện chuyển dịch sản xuất sang nuôi tôm, trên đồng đất huyện Phú Tân dần thưa thớt đi màu xanh của cây lúa, nhường chỗ cho con tôm phát triển. Câu chuyện khôi phục lại nghề trồng lúa trên đất nuôi tôm tuy không còn xa lạ tại các địa phương trong huyện, nhưng số người làm được lại rất khiêm tốn và để cây lúa trĩu hạt trên vùng đất mặn cũng không phải chuyện dễ.

Chi hội trưởng gương mẫu

Những năm gần đây, huyện U Minh có nhiều cựu chiến binh (CCB) gương mẫu, đi đầu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, với nhiều cách làm hay, sáng tạo, mang lại hiệu quả thiết thực. Trong đó, ông Trần Văn Gẫm, Chi hội trưởng Chi hội CCB Ấp 6, xã Khánh Tiến là điển hình.

Thu nhập cao từ chuối sấy giòn

Nhằm góp phần tìm đầu ra và nâng cao giá trị nông sản địa phương, vợ chồng chị Lâm Thị Quỳnh Như và anh Cao Thanh Mộng, Khóm 2, phường Tân Thành, TP Cà Mau, khởi nghiệp và thành công với mô hình sản xuất chuối sấy giòn, thu nhập hơn 500 triệu đồng/năm.

Tự tin trồng lúa trên đất mặn

Tháng 10 âm lịch, nước triều dâng cao, nhiều miếng vuông tôm ở ấp Bào Kè, xã Lương Thế Trân, huyện Cái Nước ngập nước, nhiều người lo rào chắn, bồi đất vì sợ tôm, cua đi hết, riêng cả nhà ông Tám Hoàng (Châu Văn Hoàng, 61 tuổi), thì từ sáng tinh mơ đã ra vuông đuổi chim.