ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 21-4-25 11:54:12
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

“Tàu 67” với bài toán khó

Báo Cà Mau (CMO) Nghị định 67/2014 về chính sách phát triển thuỷ sản (Nghị định 67) được triển khai là chủ trương lớn, phù hợp để phát triển nghề khai thác, đánh bắt hải sản của ngư dân cả nước. Tuy nhiên, qua hơn 5 năm triển khai, nhiều ngân hàng đang có nguy cơ không thể thu hồi hết nợ, do nhiều nguyên nhân.

Tại Cà Mau, nhiều tàu đóng mới theo Nghị định 67 đang nằm bờ. Khi đại diện ngân hàng đến tìm hiểu, chủ tàu sẵn sàng “gán tàu” vì không khả năng trả nợ. Mặc dù các tàu được hỗ trợ vay vốn đóng mới đều đáp ứng các điều kiện vay của ngân hàng và được địa phương rà soát kỹ càng, thế nhưng, khi đưa vào sử dụng, hầu hết đều hoạt động không hiệu quả.

Tàu đóng mới theo Nghị định 67 đang nằm bờ tại thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời.

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Cà Mau thông tin, thực hiện một số chính sách phát triển thuỷ sản theo Nghị định 67, ngân hàng đã ký hợp đồng tín dụng với 34 chủ tàu, tổng số tiền cam kết cho vay 357.055 triệu đồng, đã giải ngân được 351.128 triệu đồng. Dư nợ cho vay đến ngày 15/11/2020 là 293.009 triệu đồng, chiếm 0,60%/tổng dư nợ cho vay toàn tỉnh (trong đó nợ xấu là 187.394 triệu đồng, chiếm 63,95%/dư nợ cho vay theo Nghị định 67). Tổng số tàu đã đóng xong là 34 chiếc (11 chiếc tàu thép, 16 tàu gỗ, 7 tàu composite) và đã hạ thuỷ ra khơi.

Yếu tố khách quan được đề cập về việc phát sinh nợ xấu được cho là do ảnh hưởng thời tiết nên có những chuyến đi biển thu nhập không đủ bù đắp chi phí. Chủ phương tiện phải tự bù đắp từ tiền tiết kiệm của gia đình để phương tiện hoạt động. Từ đó làm ảnh hưởng đến tình hình trả nợ của khách hàng khi đến hạn thanh toán nợ gốc và lãi. Bên cạnh đó, những năm gần đây, tình hình dịch Covid-19 cũng đã ảnh hưởng lớn đến nghề khai thác hải sản.

Các ngân hàng thương mại đang tích cực xử lý, thu hồi nợ xấu tàu đóng mới theo Nghị định 67. Ông Phạm Hồng Khánh, Trưởng phòng Khách hàng cá nhân BIDV Cà Mau, cho biết về tình trạng nợ xấu tại địa bàn thị trấn Sông Ðốc, huyện Trần Văn Thời: “BIDV chi nhánh Cà Mau đã ký hợp đồng tín dụng với 15 tàu theo Nghị định 67, tuy nhiên, đến nay 14 chiếc hoạt động không hiệu quả, chủ tàu vướng vào nợ xấu. Ðặc biệt, trong đó có 4 chiếc chủ tàu giao lại, đậu nằm bờ. Khi làm việc với chủ tàu, họ yêu cầu giao lại cho ngân hàng làm các thủ tục đấu giá, phát mãi tài sản”.

Thực tế cho thấy, việc phát sinh nợ xấu mới mảng tín dụng tàu đóng mới theo Nghị định 67 không chỉ đến từ những nguyên nhân khách quan: Thời tiết không thuận lợi, dịch bệnh ảnh hưởng đến lợi nhuận của khách hàng, mà còn đến từ ý thức trả nợ của chủ tàu.

Qua trao đổi, ông Khánh nhận xét: “Thực tế đa phần do khai thác không hiệu quả nên ảnh hưởng đến khả năng trả nợ, nhưng cũng có trường hợp chủ tàu không tích cực trả nợ, chủ phương tiện có năng lực khai thác yếu, dẫn đến hoạt động của tàu cá không hiệu quả. Không chỉ tàu khai thác mà tàu dịch vụ hậu cần cũng vướng nợ xấu. Hiện trong các tàu dịch vụ hậu cần, chỉ có một tàu là trả nợ tốt, đây là doanh nghiệp lớn, có kinh nghiệm hoạt động kinh doanh nhiều năm”.

Theo Ngân hàng Nhà nước, hiện các chi nhánh ngân hàng, tổ chức tín dụng đang tích cực xử lý, thu hồi nợ xấu, cơ cấu lại thời hạn nợ, tạo nguồn vốn đầu tư tín dụng, tập trung cho vay đối với sản xuất - kinh doanh, phục vụ chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương; phát huy thế mạnh của tỉnh Cà Mau là thuỷ sản; đáp ứng tốt nhất nhu cầu vốn cần thiết cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

Việc phát sinh nhiều nợ xấu trong mảng tín dụng tàu đóng mới theo Nghị định 67 sẽ là rào cản lớn cho việc ngư dân có thể làm thủ tục vay vốn thời gian tới. Ðể khắc phục, các địa phương cần có giải pháp tuyên truyền nâng cao ý thức cho các chủ phương tiện. Ðặc biệt, cần giải thích rõ ràng về ý nghĩa cũng như những ưu đãi mà Nghị định 67 mang lại, giúp ngư dân bảo vệ được lợi ích của mình, bằng việc thực hiện đúng hợp đồng tín dụng đã ký kết với ngân hàng.

Ðể xử lý nợ xấu hiện nay, đối với các khoản vay vốn đóng mới, nâng cấp tàu cá, đồng thời tránh tiếp tục phát sinh thêm, các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng đang tăng cường công tác quản lý tài sản bảo đảm, thu hồi nợ xấu đối với các chủ tàu có khả năng trả nhưng chây ỳ, không trả theo đúng quy định.

Ðối với nợ xấu phát sinh do yếu tố khách quan như thời tiết, sản lượng khai thác của ngư trường sụt giảm, ảnh hưởng dịch Covid-19, các ngân hàng cũng có cơ chế khoanh, giãn nợ đối với các chủ tàu này.

Riêng trường hợp nợ xấu phát sinh mà chủ tàu không có khả năng chi trả, ông Phạm Hồng Khánh cho biết: “Những trường hợp này, ngân hàng phối hợp với ngành chức năng có biện pháp yêu cầu các chủ tàu đưa tàu về địa phương để chấp hành án sau khi toà án có phán quyết”./.

 

Ðặng Duẩn

Duy trì kiểm tra tốc độ các tuyến trọng điểm

Ngay sau khi thực hiện chủ trương tinh gọn bộ máy của ngành công an (bỏ công an cấp huyện), công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông (ATGT) đứng trước yêu cầu mới. Theo đó, chủ công trong công tác này, lực lượng làm nhiệm vụ Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh, đã có những điều chỉnh phù hợp, nhằm không làm gián đoạn và ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý Nhà nước về lĩnh vực giao thông đường bộ.

UBND tỉnh lập tổ kiểm tra dịch vụ câu cá tại Vườn Quốc gia U Minh Hạ

Trước thông tin báo chí phản ánh về vấn đề thu, quản lý sử dụng kinh phí liên quan đến hoạt động dịch vụ câu cá giai đoạn 2023-2024 tại Vườn Quốc gia U Minh Hạ, Chủ tịch UBND tỉnh có Quyết định số 676/QĐ-UBND ngày 10/4/2025 thành lập Tổ kiểm tra về vấn đề báo chí nêu. Theo đó, buổi công bố Quyết định kiểm tra được diễn ra vào chiều 11/4, tham dự có Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử, cùng các thành viên của Tổ kiểm tra.

Giả gái lừa đảo, nhận 18 năm tù

Ngày 9/4, Tòa án Nhân dân tỉnh Cà Mau mở phiên xét xử sơ thẩm vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản đối với bị cáo Lâm Hoàng Ngân, sinh năm 1984, xã Sơn Tập, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Bằng thủ đoạn lập tài khoản Zalo giả gái, hứa hẹn cho quan hệ tình dục và nhiều chiêu trò gian dối khác để thao túng tâm lý, bị cáo Ngân đã lừa đảo chiếm đoạt tài sản gần 5,7 của bị hại là ông H, ngụ Phường 7, TP Cà Mau. Như trước đây, Báo Cà Mau online đã đưa tin, ngày 27/2, vụ án này đã phải tạm hoãn một phiên xét xử để điều tra bổ sung.

Minh bạch trong giám sát thi cử, sát hạch lái xe

Mô hình trên nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý đào tạo và sát hạch cấp giấy phép lái xe, giúp các đơn vị kiểm soát, định danh chính xác người dự thi, tránh tình trạng gian lận khi sát hạch lái xe và rút ngắn thời gian cũng như tiết kiệm nguồn nhân lực trong các kỳ thi.

Những chính sách nhân văn hỗ trợ người dân sau dịch Covid-19

Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và mọi mặt đời sống của người dân trên cả nước nói chung và người dân trên địa bàn tỉnh Cà Mau nói riêng, kinh tế bị tác động, người lao động và người sử dụng lao động gặp nhiều khó khăn.

Bồi thường hơn 11 triệu đồng do phun xăm không đạt yêu cầu

Ngày 2/4/2025, Toà án Nhân dân tỉnh Cà Mau xét xử phúc thẩm vụ án dân sự tranh chấp hợp đồng dịch vụ và yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do việc phun, xăm môi, chân mày không đạt yêu cầu của khách hàng.

Thảo luận Chương trình truyền thông về an toàn giao thông tại Cà Mau

Sáng 1/4, Ban An toàn giao thông (ATGT) tỉnh Cà Mau có buổi làm việc với đại diện Báo Pháp luật Việt Nam về việc phối hợp tổ chức Chương trình  truyền thông về ATGT tại tỉnh Cà Mau.

Tai nạn giao thông làm 2 người tử vong

Chiều nay (31/3), Trung tá Nguyễn Thanh Thủ, Trưởng công an xã Hoà Mỹ (huyện Cái Nước) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, làm 2 người chết tại chỗ (trong đó có người nghi đang mang thai).

Thay đổi tích cực trong văn hoá giao thông

Nghị định 168/2024/NÐ-CP ngày 26/12/2024 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông (ATGT) trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe (gọi tắt là Nghị định 168) đi vào cuộc sống, đã tạo nhiều chuyển biến tích cực trong nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông.

Ðừng để từ chủ nợ thành bị cáo

Cho vay tiền là một giao dịch dân sự phổ biến, theo thoả thuận giữa bên cho vay và bên vay. Tuy nhiên, trong thực tế, không phải một giao dịch dân sự vay, mượn tiền nào cũng có kết quả tốt đẹp. Ðã có nhiều trường hợp bên cho vay (chủ nợ) vì không thu hồi được nợ nên có những hành động không được pháp luật bảo vệ, từ đó kết quả nhận được là phải vướng vào vòng lao lý.