Phòng bệnh cho vật nuôi mùa nắng

Phòng bệnh cho vật nuôi mùa nắng

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có tổng 98.600 con heo, 3,2 triệu con gia cầm. Thời tiết nắng nóng, sức đề kháng của đàn vật nuôi yếu, khiến chúng dễ bị nhiễm bệnh. Chính vì thế, người nuôi cần tuân thủ các biện pháp phòng bệnh cho đàn vật nuôi theo khuyến cáo của ngành chức năng.

Nuôi tôm siêu thâm canh thân thiện môi trường

Nuôi tôm siêu thâm canh thân thiện môi trường

Nhằm tìm hướng đi mới cho hộ nuôi tôm siêu thâm canh, vừa tiết giảm chi phí, tạo ra sản phẩm sạch, hiệu quả lâu dài, vừa gắn với bảo vệ môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Cà Mau phối hợp với Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản II, Trường Ðại học Cần Thơ nghiên cứu, thực hiện một số dự án nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm siêu thâm canh 3 giai đoạn bằng công nghệ tuần hoàn ít thay nước, an toàn sinh học. Dự án ứng dụng quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh trong hệ thống tuần hoàn kết hợp đa loài... tạo ra tôm sạch, hiệu quả, tiết giảm chi phí.

Chủ động phòng bệnh cúm gia cầm

Chủ động phòng bệnh cúm gia cầm

Huyện Cái Nước có 6 điểm chợ nông thôn, hơn 20 cơ sở nuôi nhốt, giết mổ gia cầm sống và kinh doanh, mua bán sản phẩm gia cầm. Công tác phòng, chống bệnh cúm A/H5N1 trên gia cầm luôn được ngành chức năng huyện Cái Nước đặc biệt quan tâm, nhằm bảo vệ sức khoẻ cộng đồng và bà con tiểu thương các điểm chợ trên địa bàn huyện trong quá trình kinh doanh, mua bán.

Giữ cây bồn bồn xanh tốt trong mùa hạn

Giữ cây bồn bồn xanh tốt trong mùa hạn

Những năm gần đây, do tác động biến đổi khí hậu, thời tiết ngày càng cực đoan nên khi bước vào mùa khô, nắng hạn gay gắt kéo dài làm cho lượng nước ngọt trong ruộng bồn bồn nhanh chóng khô cạn, dẫn đến cây bồn bồn kém phát triển và không cho thu hoạch. Trước bất lợi của thời tiết, hộ ông Phạm Văn Tới, ấp Ðông Hưng, xã Tân Hưng Ðông, có cách làm sáng tạo ứng phó với hạn hán, tạo điều kiện để cây bồn bồn phát triển và cho thu hoạch ngay trong những tháng mùa khô.

Xây dựng mô hình sản xuất - Chậm nhưng phải chắc

Xây dựng mô hình sản xuất - Chậm nhưng phải chắc

Những năm qua, số lượng hội viên nông dân kết nạp mới ngày càng tăng, nông dân đạt danh hiệu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi (SXKDG) các cấp năm sau đều cao hơn năm trước. Thế nhưng, thực tế một số mô hình sản xuất còn mang tính tự phát, chưa có sự liên kết giữa các hộ nông dân với nhau, đầu ra không ổn định, cung lớn hơn cầu, bị thương lái ép giá... Ðó là thực trạng mà phần lớn nông dân trên địa bàn tỉnh đang đối mặt.

Chìa khoá thúc đẩy phát triển nông thôn

Chìa khoá thúc đẩy phát triển nông thôn

Ðể tối ưu hoá quy trình sản xuất và vận chuyển, việc áp dụng mạng lưới logistics (hệ thống tổ chức vận chuyển, giúp dòng chảy sản phẩm đến đúng địa điểm, đúng thời gian và an toàn) ở các vùng nông thôn trở nên cực kỳ quan trọng, mang lại nhiều lợi ích đáng kể và được xem là giải pháp đột phá để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Linh hoạt sản xuất mùa hạn

Linh hoạt sản xuất mùa hạn

Trong mùa khô hạn gay gắt như hiện nay, một số hộ tại xã An Xuyên vẫn duy trì canh tác rau màu nhằm cung ứng nông sản cho thị trường.

Chủ động vụ lúa hè thu

Chủ động vụ lúa hè thu

Giá lúa gạo vẫn đang ở mức cao. Ngay từ đầu vụ mùa, bà con nông dân phấn khởi tập trung làm đất, chuẩn bị lúa giống, phân bón, thuốc trừ sâu để chủ động gieo sạ vụ lúa hè thu 2024, với hy vọng vụ mùa mới bội thu, được giá. Trong khi đó, ngành nông nghiệp và chính quyền các địa phương tích cực phổ biến rộng rãi lịch thời vụ, cơ cấu giống... cho nông dân.

Liên kết sản xuất, đưa sản phẩm OCOP vươn xa

Liên kết sản xuất, đưa sản phẩm OCOP vươn xa

Ông Trần Hoàng Lạc, Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hiển, cho rằng, Ngọc Hiển là địa phương có thế mạnh về biển, nuôi thuỷ sản, là nơi cung cấp các nguyên liệu chế biến các mặt hàng thuỷ sản phục vụ xuất khẩu quan trọng của tỉnh Cà Mau và khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Do vậy, trong phát triển kinh tế, huyện luôn khuyến khích các hộ dân liên kết sản xuất; các doanh nghiệp, công ty... phát huy thế mạnh, để tạo ra nhiều sản phẩm OCOP của địa phương đủ sức cạnh tranh trên thị trường, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, tạo động lực cho huyện phát triển nhanh, bền vững.

Ðồng lòng thực hiện Chỉ thị 17

Ðồng lòng thực hiện Chỉ thị 17

Huyện Phú Tân đã quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 17-CT/TU của Tỉnh uỷ (Chỉ thị 17) về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền đối với việc khai thác nguồn lợi thuỷ sản có tính huỷ diệt trên địa bàn tỉnh, qua đó nâng cao ý thức của cán bộ và Nhân dân.

Tín dụng chính sách - Ðồng hành phát triển kinh tế

Tín dụng chính sách - Ðồng hành phát triển kinh tế

Ông Trần Phương Nam, Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH huyện Cái Nước, cho biết, nhằm triển khai hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách xã hội, NHCSXH huyện luôn phối hợp chặt chẽ với cấp uỷ, chính quyền địa phương; các phòng, ban, ngành và các tổ chức hội, đoàn thể nhận uỷ thác. Từ đó, đã tác động tích cực đến nhận thức của cấp uỷ, chính quyền. Cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở vào cuộc trách nhiệm hơn, nâng cao chất lượng tín dụng, phát huy hiệu quả nguồn vốn...

Cùng nhau vươn lên

Cùng nhau vươn lên

Ðể tạo việc làm, sinh kế cho phụ nữ nông thôn, thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện U Minh có những mô hình hay, hiệu quả, giúp tăng thu nhập, góp phần giảm nghèo.

Thị trấn biển không còn nhộn nhịp

Thị trấn biển không còn nhộn nhịp

Thị trấn Cái Ðôi Vàm (huyện Phú Tân) được xem là “thủ phủ” tỉnh Cà Mau về con cá khoai, và cá khoai Cái Ðôi Vàm đã được Cục Sở hữu trí tuệ chứng nhận nhãn hiệu tập thể từ nhiều năm nay. Thế nhưng, hơn 2 năm trở lại đây, trên vùng biển Cà Mau, nguồn cá khoai cạn kiệt, những người làm nghề sản xuất sản phẩm từ con cá khoai bắt buộc phải nhập nguyên liệu từ các nước khác để “giữ nghề”, với niềm hy vọng những chuyến biển sau, thuyền sẽ đầy ắp cá khoai về bến...

Chỉnh trang đô thị Năm Căn

Chỉnh trang đô thị Năm Căn

Những năm qua, thị trấn Năm Căn đã tranh thủ mọi nguồn lực, đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cấp, chỉnh trang đô thị. Nhiều công trình, dự án trọng điểm được hoàn thành đưa vào sử dụng, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, kinh doanh của người dân; đặc biệt là hướng đến mục tiêu xây dựng thị trấn Năm Căn đạt chuẩn đô thị văn minh trong năm nay.

Phát triển gắn với bảo tồn

Phát triển gắn với bảo tồn

Cà Mau có nhiều sản vật có giá trị về văn hoá lẫn kinh tế, tên tuổi vốn gắn liền với vùng đất cực Nam từ rất lâu đời. Làm thế nào để bảo tồn và phát huy những giá trị ấy, mang lại nguồn lợi kinh tế cho người dân, là một câu chuyện cần bàn.

Khát vọng kinh tế xanh

Khát vọng kinh tế xanh

Sẵn sàng chuyển đổi sang các phương thức sản xuất nhằm tái tạo và phục hồi thiên nhiên là mục tiêu mà Việt Nam, trong đó có Cà Mau, hành động với quyết tâm chính trị cao nhất, từ lĩnh vực sản xuất nông nghiệp đến lĩnh vực công nghiệp.

Bảo vệ hoa màu mùa khô hạn

Bảo vệ hoa màu mùa khô hạn

Những ngày qua, nắng nóng gay gắt ảnh hưởng đến việc trồng trọt của người dân trên địa bàn. Trước tình hình thời tiết bất lợi này, nông dân huyện Thới Bình đã và đang chủ động thực hiện các biện pháp để bảo vệ cây trồng, nhất là hoa màu.

Cực công nhưng thu nhập cao

Cực công nhưng thu nhập cao

Dù trong thời điểm mùa khô hạn, thiếu nước tưới nhưng nhiều hộ dân ở huyện Trần Văn Thời vẫn duy trì nghề trồng hoa màu. Hiện tại, giá các loại hoa màu tăng từ 20-50%, thậm chí một số loại được thương lái thu mua với giá gấp đôi so với trước nên bà con có thu nhập khá cao.

Hài hoà quản lý, khai thác và sinh kế

Hài hoà quản lý, khai thác và sinh kế

Những khó khăn, bất cập trong quản lý, kiểm soát hoạt động khai thác thuỷ sản đang từng bước được tháo gỡ bằng những nỗ lực, sáng kiến trong quá trình triển khai thực hiện, từng bước đưa hoạt động nghề cá đi vào nền nếp, có trách nhiệm. Tuy nhiên, để vừa quản lý tốt nghề khai thác, vừa đảm bảo sinh kế cho ngư dân, đang là bài toán rất khó, nhất là đối với các phương tiện khai thác nhỏ ven bờ.

Giải ngân vốn đầu tư công còn chậm

Giải ngân vốn đầu tư công còn chậm

Thông tin từ Sở Kế hoạch và Ðầu tư (KH&ÐT), tính đến cuối tháng 3, tỉnh đã giải ngân vốn đầu tư công đạt 714,305 tỷ đồng, bằng 15,4% kế hoạch năm, cao hơn tỷ lệ giải ngân chung của cả nước (ước đạt 13,67%), tuy nhiên thấp hơn so cùng kỳ (20,3%). Trong đó, vốn ngân sách địa phương giải ngân 457,428 tỷ đồng, bằng 14,2% kế hoạch; vốn ngân sách Trung ương giải ngân 245,940 tỷ đồng, bằng 24,6% kế hoạch.

Niềm vui của diêm dân Tân Thuận

Niềm vui của diêm dân Tân Thuận

Thời điểm này, diêm dân làng muối Tân Thuận, huyện Ðầm Dơi, bận rộn chăm sóc ruộng muối. Dù vất vả nhưng mọi người phấn khởi, vì từ cuối năm 2021, sản phẩm “Muối trắng Tân Thuận - Ðầm Dơi” đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ, đây là công cụ pháp lý quan trọng giúp bảo vệ danh tiếng sản phẩm, góp phần nâng cao giá trị hạt muối, để đời sống diêm dân được ổn định.

Tránh lịch sử tín dụng xấu trên CIC

Tránh lịch sử tín dụng xấu trên CIC

Lịch sử tín dụng tích cực không chỉ là chìa khoá mở cửa cho các cơ hội tài chính, mà còn là nền tảng để xây dựng mối quan hệ tin cậy với các tổ chức tài chính. Tuy nhiên, một trong những rủi ro lớn nhất đối với lịch sử tín dụng là sự xuất hiện của nợ xấu.

Mưu sinh theo con nước

Mưu sinh theo con nước

Từ Hậu Giang theo chồng về làm dâu xứ Cà Mau, ấy vậy mà ở vùng đất mới, chị Phạm Thị Bé Ba lại trở thành "cao thủ" đục hàu, mò sò... với hơn 16 năm kinh nghiệm. Không riêng chị, mà đó cũng là công việc quen thuộc của vài chị em có hoàn cảnh khó khăn, ít hoặc không đất canh tác tại ấp Chánh Tài, xã Nguyễn Huân, huyện Ðầm Dơi, nhiều năm qua.

Nói không với khai thác kiểu tận diệt

Nói không với khai thác kiểu tận diệt

8 giờ sáng, anh Sơn Sà Thia, ngụ ấp Xóm Biển, đã có mặt tại Công an xã Viên An, huyện Ngọc Hiển, để giao nộp bộ dụng cụ xung điện trị giá hơn 3 triệu đồng. Anh Thia nói, trước đây gia đình sinh sống chủ yếu từ nghề đẩy te bằng xung điện, việc giao nộp bộ dụng cụ sẽ ảnh hưởng lớn đến kinh tế của gia đình. Tuy nhiên, được chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động, anh thấy được việc khai thác bằng xung điện không chỉ tận diệt nguồn lợi thuỷ sản ven bờ mà còn rất nguy hiểm nên đã tự nguyện giao nộp.

Hiệu quả chính sách giảm nghèo

Hiệu quả chính sách giảm nghèo

Thời gian qua, chính quyền xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn, triển khai hiệu quả các dự án giảm nghèo bền vững, cùng sự nỗ lực, quyết tâm vươn lên thoát nghèo của hộ nghèo, hộ cận nghèo, từ đó công tác giảm nghèo trên địa bàn đạt kết quả tích cực. Hiện nay, xã còn 19 hộ nghèo (chiếm 1,28%) và 41 hộ cận nghèo (chiếm 2,76%).

“Thuận thiên” để sản xuất bền vững

“Thuận thiên” để sản xuất bền vững

Trong 13 tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL), Cà Mau là địa phương chịu sự tác động nghiêm trọng nhất của biến đổi khí hậu; trong năm, bất kể mùa nào cũng bị ảnh hưởng nặng nề từ thiên tai. Vì thế, để ổn định và phát triển, không còn cách nào khác hơn là phải “thuận thiên”, dựa vào những biến đổi của tự nhiên. Từ đó, địa phương đã hình thành nhiều giải pháp công trình, mô hình sản xuất phù hợp với thực tiễn.

Máy thay sức người - Giảm chi phí, tăng hiệu quả

Máy thay sức người - Giảm chi phí, tăng hiệu quả

Ðể tiết kiệm chi phí mướn nhân công trong khâu chăm sóc tôm nuôi siêu thâm canh (STC), Hợp tác xã (HTX) Nuôi tôm năng suất cao Tân Hưng, xã Tân Hưng, huyện Cái Nước, phối hợp với ông Huỳnh Ngọc Tiễn, Khóm 1, phường Tân Thành, TP Cà Mau, nghiên cứu lắp ráp bộ thiết bị điện tử điều khiển từ xa, vận hành hệ thống tạo oxy trong ao và cho tôm ăn. Quy trình này thay thế sức người, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất trong nuôi tôm STC.

Thay đổi để thích ứng và phát triển

Thay đổi để thích ứng và phát triển

Ngày nay, người tiêu dùng không chỉ quan tâm đến chất lượng sản phẩm, mà còn đặc biệt chú ý sản phẩm đó làm ra có sạch, có ảnh hưởng đến môi trường không. Sự thay đổi này là xu thế, buộc việc tổ chức sản xuất cũng phải thay đổi, nếu không muốn bị “bỏ lại phía sau”.

Ðồng loạt xuất hoá đơn từng lần bán xăng dầu

Ðồng loạt xuất hoá đơn từng lần bán xăng dầu

Ðây là ngày thứ 3 chính thức (kể từ ngày 1/4), đồng loạt tất cả các cửa hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh phải thực hiện xuất hoá đơn điện tử (HÐÐT) từng lần bán theo quy định, nếu không sẽ bị kiểm tra và xử phạt.

Hướng đến sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và an toàn

Hướng đến sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và an toàn

Sáng 2/4, Sở Công thương tỉnh Cà Mau tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến chính sách về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và an toàn cho các cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp, hộ nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.