ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 6-9-24 13:15:02
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Khá giả nhờ cách làm mới

Báo Cà Mau Dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn thử nghiệm nhiều mô hình kinh tế, nhiều hộ dân có nguồn thu nhập tốt, cải thiện đáng kể đời sống.

Nuôi chồn hương thu tiền tỷ

Ðam mê nghề chăn nuôi, từng nuôi qua cá, heo rừng, nhưng tất cả đều không phù hợp, sau đó “bén duyên” với nghề nuôi chồn hương; sau 7 năm gầy đàn, giờ đây anh Huỳnh Thanh Hùng, Ấp 3, xã Tân Thành, TP Cà Mau, đã trở thành tỷ phú với trang trại chồn hương rộng hơn 300 m2, có trên 100 con chồn cái giống sinh sản và nhiều chồn thịt.

Trang trại của anh Huỳnh Thanh Hùng hiện có gần 200 con chồn giống và chồn thịt, mang về nguồn thu nhập tiền tỷ mỗi năm.

Là "tay ngang" nuôi chồn, nhưng nhờ không ngừng học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm nên anh Hùng rất “mát tay”, số lượng chồn ngày càng được nhân lên. Chồn sinh sản nhiều, anh đầu tư hơn nửa tỷ đồng để xây dựng và mở rộng chuồng trại. Anh thiết kế chuồng theo kiểu nhà sàn, ở dưới các chuồng là ao nuôi cá. Với cách làm này vừa giúp hạn chế được mùi hôi từ phân và nước thải của chồn, vừa tận dụng phân chồn làm thức ăn nuôi cá. Và khi cá lớn thì bắt làm thức ăn cho chồn.

Từ mô hình này, mỗi năm anh bán chồn giống và chồn thịt mang về nguồn thu hàng tỷ đồng.

Nuôi cua thương phẩm hiệu quả

Xã Phú Hưng, huyện Cái Nước được biết đến là điểm sáng về xây dựng, phát triển mạnh các mô hình nuôi tôm, cua, sò huyết và đa canh trên vùng đất mặn lợ. Từ những người nông dân chịu thương, chịu khó, dám nghĩ, dám làm đã và đang góp phần làm giàu cho gia đình và xứ sở. Ðiển hình như ông Lê Văn Thặng ở ấp Cái Sắn A, thành công với mô hình nuôi cua thương phẩm trên 1 ha.

Mô hình nuôi cua thương phẩm của ông Lê Văn Thặng đem về nguồn thu nhập khá cho gia đình.

Ông Thặng cho biết, hằng năm gia đình thu hoạch các đợt nuôi cua trúng từ nửa tấn đến 1 tấn, dự đoán năm nay được 1 tấn.

"Trước khi thả cua phải cải tạo đất, diệt cá. Thức ăn chủ yếu của cua là cá phi, 1 tuần cho ăn 2 lần vào buổi chiều hoặc buổi sáng nên cua chắc thịt", ông Thặng chia sẻ.

Ðể bán được giá tốt, ông Thặng bắt cua bán theo thời điểm thị trường có nhu cầu cao như dịp nghỉ lễ 30/4, Tết (có khi bán được giá đến 1 triệu đồng/kg), số lượng khoảng 40-70 kg/đợt. Hằng năm, gia đình thu về vài trăm triệu đồng từ mô hình nuôi cua thương phẩm.

Tiên phong cải tiến cách nuôi tôm

Sau khi tham quan học hỏi mô hình tại tỉnh Bạc Liêu, nhận thấy nuôi tôm theo quy trình tuần hoàn nước có nhiều ưu điểm, đặc biệt là quản lý tốt nguồn nước ao nuôi, hạn chế được các loại bệnh, anh Nguyễn Văn Tới, ấp Kiến Vàng A, xã Việt Thắng, huyện Phú Tân, đã áp dụng, tự rút kinh nghiệm trong quá trình sản xuất. Anh duy trì thực hiện mô hình này 2 năm nay.

Mô hình nuôi tôm tuần hoàn nước trong ao lót bạt của anh Nguyễn Văn Tới (bìa trái).

Anh Tới chia sẻ: “Cách làm là xây bể dài, chia ra khoảng 8-10 ô. Mỗi ô khoảng 3 m2, đặt ống từ dưới đáy lên 30 cm và dùng lưới giăng ngang làm lưới lọc. Khi nước trong đầm bị hụt, nước sẽ tự bơm ngược lại xuyên suốt trong quá trình nuôi... Nước trong bể chảy tuần hoàn đến hết đợt nuôi".

Theo anh Tới, cách nuôi này không tốn chi phí nhiều, mà con tôm cũng không bị bệnh trong suốt quá trình nuôi. Còn phân và vỏ tôm, 2-3 ngày anh vệ sinh 1 lần.

Anh Tới là người đầu tiên thực hiện mô hình này tại xã Việt Thắng. Hiện nay anh đang nuôi 2 đầm tôm, mỗi đầm 2.000 m2. Sau quá trình cải tạo hệ thống ao đầm, anh bắt đầu thả giống với số lượng mỗi ao từ 1.200-1.900 con. “Ðầu tiên bơm nước ngoài sông vào ao lắng để xử lý, sau đó chuyển nước vô ao nuôi. Quá trình nuôi, kết nối với bể lọc, tạo sự tuần hoàn nước. Nuôi tôm theo mô hình này nhẹ chi phí, đỡ tốn tiền thuốc xử lý ao. Hiện giá tôm loại 30 con bán được từ 140-150 ngàn đồng/kg, năm rồi lợi nhuận mỗi đầm trên 250 triệu đồng”, anh Tới cho biết thêm.

Vượt khó khởi nghiệp

Từng khó khăn, nhiều năm liền vợ chồng anh Huỳnh Văn Út, ấp Bùng Binh, xã Hoà Thành, TP Cà Mau, phải đi làm thuê nhiều nghề để kiếm tiền trang trải cuộc sống, nhưng cũng chẳng khá hơn. Quyết tâm vươn lên, vợ chồng anh chọn cơm cháy chà bông làm sản phẩm khởi nghiệp để thoát nghèo. Bên cạnh đó, vợ chồng anh còn làm thêm sản phẩm đậu phộng rang bơ.

Kiên trì, chịu khó, vợ chồng anh Huỳnh Văn Út thành công với sản phẩm cơm cháy chà bông và đậu phộng rang bơ, được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh biết đến.

Ðến nay, 2 sản phẩm cơm cháy chà bông và đậu phộng rang bơ do cơ sở gia đình anh Út làm ra được đông đảo khách hàng ưa chuộng. Nhờ đó, cuộc sống gia đình anh cải thiện tốt hơn.

Anh Út chia sẻ: “Qua tìm hiểu trên sách báo, cũng có mua về ăn thử, chúng tôi quyết định chọn nghề làm cơm cháy chà bông. Lúc đầu nhiều mẻ bị hư, cũng rất nản. Song, chúng tôi quyết tâm làm đến cùng, từ đó chỉn chu từng công đoạn, dần dần thành công... Cơ sở cũng nhận một số người hoàn cảnh khó khăn vào làm, giúp họ có thêm thu nhập trang trải cuộc sống gia đình”./.

 

Hoàng Vũ

 

Triển khai giai đoạn 2 dự án trồng lúa kết hợp nuôi trồng thuỷ sản có trách nhiệm

Từ thành công của Dự án “Trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản có trách nhiệm ở đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2021-2022, gọi tắt là DFCD giai đoạn 1", Công ty TNHH Xã hội tôm chứng nhận Minh Phú tiếp tục phối hợp với Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên WWF, địa phương và các bên triển khai dự án giai đoạn 2 (mở rộng) năm 2023-2024 tại xã Trí Lực, huyện Thới Bình. Sau 1 năm thực hiện, sáng nay (28/8), các đơn vị đã tổng kết dự án.

Ứng dụng thành công kỹ thuật nuôi cua 2 da

Qua 9 tháng triển khai thực hiện, Dự án “Ứng dụng kỹ thuật lọc tuần hoàn nuôi cua biển 2 da trong hộp nhựa” tại hộ bà Nguyễn Thị Quyên, ấp Tân Tạo, xã Tân Hưng Ðông, đã mang lại kết quả hết sức khả quan. Theo đó, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết hợp với Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Cái Nước tổ chức hội thảo tổng kết và nhân rộng mô hình.

Chậm tiến độ cấy lấp vụ lúa - tôm

Bước vào vụ lúa trên đất nuôi tôm, nông dân trên địa bàn huyện U Minh gặp nhiều thuận lợi, thời tiết thường xuyên có mưa lớn kéo dài giúp nông dân cải tạo đất, gieo mạ và rửa mặn đạt hiệu quả. Tuy nhiên, thời gian gần đây xuất hiện nắng hạn cục bộ, làm cho việc cấy lấp vụ lúa trên đất nuôi tôm chậm hơn so với yêu cầu.

Cải thiện thu nhập từ năn bộp

Từng là loại cỏ mọc hoang dại không ai chú ý nhưng những năm gần đây, năn bộp trở thành loại rau sạch được khách hàng ưa chuộng, nhu cầu thị trường cao. Hiện nay, một số hộ dân trên địa bàn xã Tân Thành chuyển từ trồng lúa sang năn bộp mang lại hiệu quả kinh tế khá.

Khánh An vào mùa thu hoạch bồn bồn

Mặc dù xuất hiện muộn hơn so với các vùng khác trong tỉnh, thế nhưng, nghề trồng bồn bồn trên địa bàn xã Khánh An, huyện U Minh, hiện đem lại nguồn thu nhập khá cho người dân và bồn bồn trở thành cây trồng chủ lực tại đây.

Thành lập HTX Nông nghiệp - Dịch vụ Tiến Bộ, thị trấn U Minh

Ngày 17/8, Ban sáng lập hợp tác xã (HTX) tổ chức Hội nghị thành lập HTX Nông nghiệp - Dịch vụ Tiến Bộ, thị trấn U Minh, huyện U Minh. HTX được thành lập với 115 thành viên, trong đó có 79 thành viên chính thức, vốn điều lệ ban đầu hơn 250 triệu đồng.

Nuôi tôm sạch, an toàn

Ðể sản xuất thích ứng với thời tiết, thổ nhưỡng, người nuôi tôm không ngừng cải tiến hình thức nuôi. Tại xã Tạ An Khương Nam, huyện Ðầm Dơi, nhiều hộ triển khai phương thức nuôi tôm sạch, an toàn khi sử dụng vi sinh trong quá trình nuôi, mang lại hiệu quả cao.

Khẳng định thế mạnh tôm sinh thái

Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện Ngọc Hiển, việc tập trung nuôi tôm sinh thái được xác định là một trong những ngành nghề chủ lực và mang lại hiệu quả tích cực, tạo ra hướng phát triển mới cho huyện.

Vươn lên khá, giàu nhờ nuôi cá

Thời gian qua, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện U Minh đã duy trì và phát triển mô hình nuôi cá bống tượng, nhờ thực hiện mô hình này mà nhiều hộ vươn lên khá, giàu. Hiện nay, giá cá bống tượng tiếp tục tăng cao nên người nuôi rất phấn khởi, tích cực duy trì và nhân rộng mô hình, nhất là trong hội viên cựu chiến binh (CCB).

IoT tạo bước tiến cho ngành nông nghiệp

Trong bối cảnh toàn cầu hoá và công nghệ phát triển nhanh chóng, ngành nông nghiệp đang đối mặt với nhiều thách thức, cơ hội mới. Tại tỉnh Cà Mau, việc áp dụng công nghệ Internet of Things (IoT) trong nuôi thuỷ sản và công nghệ số trong quản lý, giám sát chất lượng sản phẩm nông nghiệp đã tạo ra những bước tiến vượt bậc, mang lại hiệu quả, sự đổi mới tích cực cho ngành.