ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 2-5-25 21:59:52
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Làm giàu từ con tôm

Báo Cà Mau Hiện nay, huyện Ðầm Dơi có 299 ha, với 492 hộ nuôi tôm thâm canh; hơn 1.500 ha, với hơn 1.900 hộ nuôi nuôi tôm siêu thâm canh. So với trước đây, diện tích nuôi tôm siêu thâm canh phát triển khá nhanh, vì hiệu quả kinh tế đem lại khá cao, bình quân đạt 30-40 tấn/ha/vụ.

Ông Hà Văn Dương, ấp Tân Thành B, xã Tạ An Khương Nam, thực hiện mô hình nuôi tôm thâm canh nhiều năm và chuyển sang nuôi siêu thâm canh từ năm 2020. Với gần 2 ha đất sản xuất, ông cải tạo để nuôi tôm siêu thâm canh, chi phí hơn 6 tỷ đồng. Trong đó, ông đào 5 ao nuôi với diện tích mỗi ao 5.100 m2, 1 ao dèo và nhiều ao xử lý. Mỗi năm ông thả nuôi 3 vụ tôm thẻ chân trắng, mỗi vụ 2 triệu con giống, mật độ nuôi khoảng 500 con/m2. Chỉ tính riêng trong năm 2023, ông Dương thu hoạch hơn 63 tấn tôm, khoảng 24 con/kg, giá bán 144 ngàn đồng/kg, sau khi trừ chi phí lãi gần 800 triệu đồng.

Ông Hà Văn Dương, ấp Tân Thành B, xã Tạ An Khương Nam, kiểm tra tôm nuôi của gia đình.

Ông Dương chia sẻ kinh nghiệm: “Ðể đảm bảo nuôi hiệu quả, cần phải đầu tư bài bản, đầy đủ từ điện đến quạt, oxy... Bên cạnh đó, cần chọn con giống tốt và kiểm tra cẩn thận chất lượng nước”.

Ngoài nuôi tôm siêu thâm canh, nông dân trong huyện còn thực hiện nhiều mô hình nuôi tôm có sự cải tiến về kỹ thuật như: nuôi tôm quảng canh cải tiến năng suất cao, nuôi tôm ít thay nước... đem lại hiệu quả kinh tế khá cao.

Sau thời gian nuôi tôm truyền thống không hiệu quả, hơn 2 năm nay, bà Nguyễn Thị Liễu, ấp Tân Trung, xã Tân Duyệt, thực hiện mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến 2 giai đoạn. Với 2 ha, mỗi tháng, bà Liễu thả tôm giống một lần, từ 20-40 ngàn con. Sau khoảng 10 ngày dèo, bà tiến hành thả vào vuông nuôi, tỷ lệ tôm đạt hơn 90% so với cách nuôi truyền thống. Mỗi tháng bà đặt lú bắt tôm 2 con nước, được khoảng 20 kg tôm, trọng lượng từ 27 con đến gần 22 con/kg. Hiện nay, chủ yếu bà bán tôm sú sống nên có giá tầm 280 ngàn đồng/kg/22 con, trừ chi phí lãi còn gần 10 triệu đồng. Khi nước cạn, bà châm thêm nước mặt.

 Bà Nguyễn Thị Liễu, ấp Tân Trung, xã Tân Duyệt, đang bắt tôm nuôi theo mô hình quảng canh cải tiến của gia đình.

“Nuôi tôm theo kiểu truyền thống hiệu quả không cao nên gia đình đã áp dụng nuôi quảng canh cải tiến 2 giai đoạn, bước đầu cho thấy hiệu quả. Tôi sẽ tiếp tục duy trì mô hình này để phát triển kinh tế thời gian tới”, bà Liễu chia sẻ.

Với sự mạnh dạn, chủ động áp dụng kỹ thuật trong sản xuất, tin rằng diện tích nuôi tôm siêu thâm canh và quảng canh cải tiến trên địa bàn huyện Ðầm Dơi thời gian tới sẽ phát triển hơn, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, khẳng định vị trí là vùng nuôi thuỷ sản trọng điểm của tỉnh./.

 

Thuỳ Mỵ

 

Mua thùng phuy siêu bền, chịu nhiệt cao

Ứng dụng quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh trong hệ thống tuần hoàn kết hợp đa loài

Sáng 25/4, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ tổ chức Hội thảo tổng kết Dự án "Ứng dụng quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) siêu thâm canh trong hệ thống tuần hoàn kết hợp đa loài tại tỉnh Cà Mau".

Trời yên biển lặng, cá tôm về

Hằng năm, cứ vào khoảng tháng 3 đến tháng 4 âm lịch, thời điểm trời yên biển lặng, mưa thuận gió hoà, ngư dân tranh thủ đánh bắt thuỷ sản, kiếm thêm thu nhập bù cho những ngày tàu nằm bờ. Tàu về cá đầy khoang, mang niềm vui đến cho ngư dân xứ biển.

Gắn kết chặt chẽ giữa chính quyền - doanh nghiệp - hiệp hội

Lần đầu tiên được công bố bởi Bộ Công thương, bảng xếp hạng FTA Index (Chỉ số đánh giá kết quả thực thi FTA) năm 2024 đã ghi nhận Cà Mau là địa phương dẫn đầu cả nước. Thành tích này cho thấy những nỗ lực mạnh mẽ của tỉnh trong việc tận dụng hiệu quả các hiệp định thương mại tự do để thúc đẩy phát triển kinh tế. Phóng viên Báo Cà Mau có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Chí Thiện, Giám đốc Sở Công thương, nhằm làm rõ thêm chiến lược hội nhập của tỉnh và những yếu tố tạo nên kết quả ấn tượng này.

Nguồn vốn nhỏ, thay đổi lớn

Thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW (Chỉ thị số 39-CT/TW) ngày 30/10/2024 của Ban Bí thư Trung ương Ðảng về nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội giai đoạn mới, tỉnh Cà Mau ghi nhận chuyển biến rõ nét trong tổ chức thực hiện, huy động nguồn lực và phát huy hiệu quả dòng vốn chính sách. Từ những khoản vay không lớn, dòng vốn chính sách đang từng ngày thay đổi đời sống người dân, đặc biệt là các hộ nghèo, cận nghèo, vùng sâu, vùng xa, đúng với tinh thần nhân văn “không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Tận dụng tiềm năng phát triển thuỷ sản

Ngày 15/3/2021, Ban Chấp hành Ðảng bộ huyện Ðầm Dơi ban hành nghị quyết về phát triển thuỷ sản trên địa bàn huyện, giai đoạn 2021-2025. Với sự hỗ trợ tích cực từ các ngành chức năng của tỉnh, sự lãnh đạo sâu sát của Huyện uỷ, quyết tâm thực hiện của UBND huyện, cùng nỗ lực của các ngành, các cấp, đã tạo sự đồng thuận trong Nhân dân, phát triển thuỷ sản đạt kết quả tích cực.

Áp dụng kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sản xuất

Thực hiện theo lời Bác dạy, đó là muốn nông nghiệp tiến bộ thì phải biết học hỏi và áp dụng khoa học - kỹ thuật mới vào sản xuất, ông Quách Văn Sển, ấp Rau Dừa, xã Hưng Mỹ, đã phát triển kinh tế gia đình với mô hình đa cây, đa con trên cùng diện tích, thu nhập hơn 500 triệu đồng/năm, trở thành nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp tỉnh.

Tiến sĩ Nguyễn Việt Bắc sống trọn đam mê với cua Cà Mau

Hơn 1 năm đồng hành cùng Tiến sĩ Nguyễn Việt Bắc (38 tuổi, giảng viên Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau), tôi được tham gia một số chuyến đi: dẫn đoàn sinh viên đi thực tế tại hộ ông Nguyễn Hữu Ánh (Bảy Ánh), xã Tân Thành, TP Cà Mau; tham quan thực tế mô hình nuôi cua trong hộp nhựa ở huyện Cái Nước; hướng dẫn sinh viên thực hành trên cua tại cơ sở 2 phường Tân Xuyên; tham quan trại ương tại gia đình anh với các quy trình đã vào nền nếp, các bể nuôi đã đầy cua gạch, cua cốm, cua mít... Tôi cảm nhận ở Tiến sĩ Nguyễn Việt Bắc niềm đam mê, tâm huyết dành cho con cua Cà Mau.

Trao 50 bộ giải pháp TOMOTA S3+ cho người nuôi tôm Cà Mau

 Chiều 20/4, Sở Nông nghiệp và Môi trường phối hợp với Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú trao sản phẩm và hướng dẫn cách sử dụng bộ giải pháp TOMATA S3+ cho các hộ dân nuôi tôm trên địa bàn tỉnh. Tổng trị giá khoảng 400 triệu đồng.

Đưa sản vật quê hương vươn tầm thế giới

Xuôi theo những con đường bê tông nối liền, chúng tôi tìm đến ấp Cái Bát, xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước. Nơi đây hiển hiện những vuông tôm quảng canh xen lẫn những đầm nuôi công nghiệp, tạo nên một bức tranh sinh động của vùng đất chuyên canh thuỷ sản.

Tạo điều kiện để đồng bào phát triển đời sống tốt hơn

Cùng với sự quan tâm, hỗ trợ của cấp trên, thời gian qua, các cấp uỷ đảng, chính quyền huyện Trần Văn Thời dành sự quan tâm đặc biệt chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn, cũng như tạo điều kiện cho đồng bào giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp và làm đa dạng, phong phú bản sắc văn hoá các dân tộc anh em.