ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 5-12-23 18:08:57

Khảo sát, đầu tư cảng biển tại Cà Mau

Báo Cà Mau (CMO) Chiều ngày 21/5, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Quân cùng Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử chủ trì buổi làm việc với Công ty TNHH Hào Hưng về đầu tư cảng biển khu vực Gành Hào (địa bàn xã Tân Thuận, huyện Đầm Dơi).

Sau khi khảo sát thực tế, đánh giá Gành Hào có tiềm năng phát triển kinh tế, Công ty TNHH Hào Hưng đặt vấn đề muốn đầu tư xây dựng cảng biển khu vực Gành Hào với quy mô từ 50.000-70.000 tấn, quy mô 13 bến. Cảng tập trung tổng hợp các lĩnh vực vật liệu xây dựng, xăng dầu, nông lâm thuỷ sản,….Theo nhà đầu tư, dự kiến riêng bến dầu mỗi tháng nhập khoảng 100.000 tấn dầu. Theo đó, nộp ngân sách tỉnh hàng năm trên 5.000 tỷ đồng. Đồng thời, phục vụ vận chuyển hàng nông lâm thuỷ sản của địa phương.

Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Quân, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử cùng trao đổi với nhà đầu tư về dự án cảng biển

Về vị trí khảo sát chọn xây dựng cảng, nhà đầu tư chọn phương án lấn biển để xây dựng, vừa không phải giải phóng mặt bằng vừa thuận tiện để phục vụ chống sạt lở cho địa phương.

Bày tỏ tình cảm trước sự quan tâm của nhà đầu tư đối với tỉnh Cà Mau, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Quân đặt 3 vấn đề về tính khả thi của dự án: Nhà đầu tư trong nước cam kết không yếu tố nước ngoài; năng lực nhà đầu tư; hiệu quả đầu tư cảng và việc kết nối khu vực.

Đồng thời, gợi mở 2 vị trí để nhà đầu tư có thể nghiên cứu lựa chọn thêm. Một là cảng Năm Căn - đây là khu kinh tế của Cà Mau được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Hiện nay, tỉnh đầu tư kết cấu tầng tại đây, thuận tiện luồng lạch đường thủy, quy hoạch đường bộ, quy hoạch cảng. Vị trí thứ 2 là cửa biển Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời ở biển Tây, hiện trục đường đường Đông - Tây đã được đấu nối thuận tiện, nơi đây có nhiều nhà đầu tư đang quan tâm nghiên cứu để đầu tư.

Sau khi được Chủ tịch UBND tỉnh Lê Quân gợi mở vị trí đầu tư mới tại cửa biển Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời), nhà đầu tư tiếp tục đi khảo sát để có thể đưa ra kết luận sau cùng về vị trí đầu tư

Cảm ơn sự quan tâm của Công ty TNHH Hào Hưng đã tìm hiểu đầu tư tại Cà Mau, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Quân đồng ý chủ trương để nhà đầu tư khảo sát thêm một số vị trí xây dựng cảng biển như đề xuất. 

Song song đó, quan điểm của tỉnh sẽ tập trung mọi nguồn lực quyết tâm triển khai cảng Hòn Khoai, đây là cảng tiềm lực được đưa vào Nghị quyết Đảng bộ tỉnh và mang tầm vị thế quốc gia, gắn với an ninh quốc phòng.

Ngoài ra, Chủ tịch UBND tỉnh cũng mong muốn, trước mắt nhà đầu tư nhanh chóng xúc tiến xây dựng nhà máy chế biến lâm sản với công nghệ hiện đại, công suất 150.000 - 160.000 tấn tại huyện Thới Bình như đã ký kết trước đó. Tỉnh cam kết ủng hộ tối đa vị trí mặt bằng, nhưng phải đảm bảo không ảnh hưởng môi trường. Huyện Thới Bình sẽ nhanh chóng bổ sung quy hoạch, hỗ trợ nhà đầu tư xúc tiến triển khai sớm theo kế hoạch./.

Hồng Nhung

 

 

Cà Mau sẵn sàng đón khách đến với Festival Tôm

Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) năm 2023 là sự kiện có quy mô cấp khu vực, sẽ được diễn ra từ ngày 10-13/12 và đúng vào cao điểm của du lịch tết Giáp Thìn 2024. Theo dự báo của ngành du lịch, lượng khách đến Cà Mau sẽ tăng khá mạnh, các dịch vụ sẽ phải hoạt động hết công suất.

Nông trại rau sạch công nghệ cao

Những năm gần đây, mô hình trồng rau sạch công nghệ cao bằng phương pháp thuỷ canh đã được áp dụng ở Cà Mau nhưng với quy mô nhỏ, chủ yếu là để sử dụng trong gia đình. Riêng anh Phạm Văn Biển (sinh năm 1973, ở Ấp 2, xã An Xuyên, TP Cà Mau) chọn đầu tư mô hình này với quy mô lớn theo chuẩn VietGAP OCOP 3 sao, cung cấp độc quyền cho hệ thống siêu thị ở Cà Mau mỗi tháng trên 2 tấn các loại rau sạch.

Điểm tựa cho phụ nữ nghèo khuyết tật

Chị Lê Thị Hồng Phương (sinh năm 1967, là Chi uỷ viên chi bộ, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ, kiêm Chủ nhiệm Câu lạc bộ Phụ nữ khuyết tật ấp Nguyễn Huế, xã Tân Bằng, huyện Thới Bình) là người phụ nữ đầu tiên và duy nhất trong tỉnh Cà Mau làm tình nguyện viên hỗ trợ người khuyết tật. Bằng tình thương và trách nhiệm của một đảng viên, chị đã tiên phong, sáng tạo, tập hợp các chị em phụ nữ khuyết tật ở địa phương, tạo công ăn việc làm để các chị em có thu nhập, tự tin hoà nhập với cộng đồng, góp phần vào công tác giảm nghèo bền vững của địa phương.

Rau thuỷ canh trên đất mặn

Đầm Dơi là vùng nuôi trồng thuỷ sản nên đất nông nghiệp địa phương này ngày càng thu hẹp. Thêm vào đó, tình trạng đất bị nhiễm mặn nên khó canh tác, nhất là trồng màu. Tuy nhiên, thời gian gần đây trên địa bàn xuất hiện nhiều mô hình trồng rau sạch, đặc biệt là rau thuỷ canh theo hướng an toàn, phục vụ người dân địa phương. Ðây là cách trồng rau không cần đất, cây được trồng trên giá thể và trực tiếp hấp thu dinh dưỡng thuỷ canh để sinh trưởng và phát triển.

Tăng giá trị tôm - rừng

Vùng nuôi tôm sinh thái dưới tán rừng đạt tiêu chuẩn quốc tế về tôm sạch ở Cà Mau đã mang lại nhiều tiện ích cho người dân. Mô hình này vừa nâng cao giá trị sản phẩm, tạo được chuỗi liên kết và cải thiện đời sống cho người nuôi tôm.

Ra mắt Câu lạc bộ “Nông dân tỷ phú” xã Hòa Tân

Ngày 29/11, Hội Nông dân TP Cà Mau tổ chức lễ ra mắt Câu lạc bộ “Nông dân tỷ phú” xã Hòa Tân. Đây là Câu lạc bộ “Nông dân tỷ phú” thứ 2 của thành phố.

Truyền hình trực tiếp khai mạc Festival Tôm Cà Mau trên sóng VTV1 vào 20h10 ngày 10 tháng 12

Chiều 29/11, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân cùng lãnh đạo các sở, ngành có buổi làm việc với Đài Truyền hình Việt Nam khu vực Tây Nam Bộ và đơn vị thực hiện sự kiện, để trao đổi một số nội dung liên quan đến kịch bản khai mạc Festival Tôm 2023.

Nỗ lực duy trì nghề truyền thống

Ngoài làng nghề sản xuất muối ở ấp Lưu Hoa Thanh, xã Tân Thuận, huyện Ðầm Dơi còn có một số nghề truyền thống khác như nghề dệt chiếu, nghề rèn... nhưng đang đứng trước nguy cơ mai một. Một số người dân đã và đang nỗ lực để duy trì, bảo tồn nghề.

Chủ động kiểm soát dịch bệnh trên tôm

Từ đầu năm đến nay, nhiều nơi trên địa bàn tỉnh xảy ra dịch bệnh trên tôm nuôi thâm canh, siêu thâm canh, gây thiệt hại lớn cho người nuôi, với diện tích thiệt hại 105,6 ha. Ngành nông nghiệp đã và đang nỗ lực phòng dịch, giảm thiệt hại nhưng nguy cơ mầm bệnh vẫn diễn biến phức tạp, khó kiểm soát.

Ðảm bảo hàng hoá phục vụ thị trường Tết

Sắp bước vào cao điểm mua sắm tết Nguyên đán, để đảm bảo chất lượng hàng hoá, quyền lợi và sức khoẻ người tiêu dùng, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh đã bắt đầu ra quân kiểm tra, kiểm soát thị trường, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thương mại phục vụ Tết Giáp Thìn 2024.