ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 15-7-25 04:00:05
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Bán hàng Online mùa dịch

Báo Cà Mau (CMO) Tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp khiến nhu cầu mua hàng trực tuyến của người tiêu dùng tăng cao. Nắm bắt cơ hội đó, nhiều HTX, cơ sở kinh doanh đặc sản trên địa bàn huyện Ngọc Hiển đẩy mạnh bán hàng Online thông qua các website, mạng xã hội để tăng thu nhập, ổn định đầu ra và ngăn ngừa lây nhiễm dịch bệnh.

Trước đây, HTX Tân Phát Lợi, xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển thường bán hàng theo phương thức truyền thống, lượng khách đến lấy hàng trực tiếp khá đông. Từ khi dịch Covid-19 bùng phát trở lại, HTX tăng cường bán hàng qua website cập nhật các sản phẩm của HTX với giá cả, nhãn mác, nguồn gốc rõ ràng nên thu hút được nhiều khách hàng đặt mua, doanh thu từ bán hàng Online cũng tăng hơn so với trước.

Giám đốc HTX Tân Phát Lợi Bùi Văn Chương cho biết, hiện nay HTX đã đăng bán các mặt hàng trên website của HTX như: tôm khô, muối tôm, bánh phồng tôm, chà bông tôm… Khách hàng chỉ việc lựa chọn các mặt hàng cần mua trên website thông qua đặt hàng hoặc gọi điện trực tiếp sẽ được HTX tư vấn, chọn mua sản phẩm rồi được giao đến tận nhà, tiết kiệm chi phí, thời gian của người mua, hạn chế đi lại và tập trung đông người trong mùa dịch Covid-19.

HTX Tân Phát Lợi, xã Tân Ân Tây , huyện Ngọc Hiển, thực hiện công đoạn cắt bánh phồng tôm chuẩn bị giao khách hàng ngoài tỉnh.

Theo ông Chương, giá bán mặt hàng trên website hay qua hệ thống mạng Zalo, Facebook nếu khách sỉ, người mua hàng sẽ nhận ưu đãi giá gốc như mua tại HTX. Còn khách lẻ HTX sẽ cộng thêm phí nếu những nơi không có đại lý phân phối, theo đó mỗi sản phẩm chịu phí từ 10.000-30.000 đồng tuỳ vào địa điểm xa - gần.

Với ưu thế bán hàng Online hiện nay rất tiện ích, bởi nhiều người dùng điện thoại thông minh họ sẽ trực tiếp tìm kiếm sản phẩm, nếu ưng ý họ sẽ chọn mua. Do vậy, sản phẩm kinh doanh thời Covid-19 vẫn không sụt giảm. Ban đầu lượng bán hàng ít, nhưng dần dần người tiêu dùng biết đến nên họ chọn mua các mặt hàng nhiều hơn, số lượng cũng tăng lên. "HTX Tân Phát Lợi mỗi ngày bán ra thị trường các sản phẩm bánh phồng tôm, tôm khô, chà bông tôm từ 100-200 kg, vẫn giữ mức ổn định như trước đây, có lúc tăng lên 300 kg. Trong thời gian khó khăn, đòi hỏi người kinh doanh phải có hướng đi phù hợp để đảm bảo doanh thu và tạo nguồn thu nhập cho lao động địa phương", ông Chương cho hay.

Gắn bó với việc bán hàng Online nhiều năm qua, cơ sở kinh doanh ba khía muối - Ðặc sản rừng đước của chị Nguyễn Hồng Ðạm, Khóm 8, thị trấn Rạch Gốc ngày càng được nhiều người biết đến thông qua các mạng xã hội như Facebook, Zalo. Chị Ðạm đăng tải thường xuyên các mặt hàng đặc sản có sẵn để khách hàng thuận tiện lựa chọn sản phẩm cần dùng. Ðặc biệt trong mùa dịch Covid-19, chị Ðạm đẩy mạnh bán hàng Online, đăng bán nhiều sản phẩm để khách hàng có thể "đi chợ" trên mạng và giao hàng tận nơi khi khách hàng có nhu cầu. Với chị Ðạm việc bán hàng Online vừa giúp chị phòng, chống dịch Covid-19, vừa bán được hàng mang lại thu nhập cho cơ sở.

Chị Nguyễn Hồng Ðạm chia sẻ: "Ban đầu tôi bán ba khía muối qua Facebook, Zalo, nhưng ngày bán được vài keo ba khía. Qua hơn 6 tháng, cơ sở tôi bán rất chạy, những lúc hút hàng không đủ bán. Hầu hết khách hàng mua ba khía ở khắp các tỉnh, thành phố Việt Nam. Khách chỉ inbox sản phẩm, chốt đơn hàng là tôi giao tới nơi. Khách nhận hàng rồi thanh toán cho mình. Có lúc khách thanh toán trước rồi mới chuyển hàng".

Kinh doanh Online rất tiện lợi, chị Ðạm cho biết thêm: "Bán Online cũng giống như một siêu thị nhỏ, mình có sản phẩm gì thì cứ đăng, khách hàng thấy ưng ý là chọn mua. Bán Online uy tín đặt lên hàng đầu, một người mua nếu sản phẩm ngon sẽ giới thiệu, truyền tai nhau nên chúng tôi sẽ kinh doanh ổn định. Việc bán hàng Online tôi thấy rất thích hợp với giai đoạn hiện nay và sau này".

Bán hàng Online ngày càng phát triển, nhất là trong thời điểm dịch bệnh như hiện nay. Ðây được xem là giải pháp để tháo gỡ khó khăn về kinh tế cho các cơ sở kinh doanh, HTX, vừa là biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả, an toàn./.

 

Chí Hiểu - Hồng My

 

Liên kết hữu ích

Về xã Hồng Dân vấn vương hương bánh tráng

Một ngày đầu tháng 7, bon bon trên đường bê-tông ở ấp Thống Nhất, xã Hồng Dân, tạo ấn tượng trước mắt chúng tôi là những liếp bánh tráng trắng tinh vừa được người dân tráng xong, đem phơi để đón tia nắng sớm đầu ngày. Những tia nắng vàng ươm rọi xuống, cho những chiếc bánh khô, vừa độ dẻo, ngon, mang hương vị đặc trưng của làng nghề truyền thống hàng trăm năm tuổi.

Sinh kế trên đất rừng U Minh Hạ

Có truyền thống gắn bó lâu đời trên đất rừng, nay ở cơ chế mới, cùng với tinh thần lao động cần mẫn, đời sống người dân lâm phần rừng tràm U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau càng được cải thiện. Mô hình sản xuất xen canh trên đất rừng song hành phát triển du lịch là hướng đi đúng cần được nghiên cứu và nhân rộng.

Cà Mau quyết liệt tháo gỡ điểm nghẽn, thúc đẩy giải ngân đầu tư công

“Dù đã có sự chỉ đạo quyết liệt, thường xuyên đôn đốc, nhưng đến nay, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu và nếu không có sự đột phá thì cuối năm các chủ đầu tư sẽ không hoàn thành nhiệm vụ”, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thành Ngại nêu thực trạng tại Hội nghị thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công sau hợp nhất, chiều 11/7.

Gắn 5 sao OCOP cho con tôm, cua Cà Mau

Cà Mau, tỉnh cực Nam Tổ quốc, nổi tiếng với các đặc sản như tôm, cua, muối và nhiều loại nông sản khác. Với diện tích và sản lượng tôm lớn nhất cả nước, tỉnh đã chế biến ra nhiều sản phẩm đa dạng từ tôm. Nhiều sản phẩm đã được công nhận OCOP 3 sao, 4 sao. Hiện địa phương đang tập trung phát triển các mặt hàng chủ lực như tôm, cua thành sản phẩm OCOP đạt chuẩn quốc gia 5 sao, nhằm nâng cao giá trị nông sản và tăng thu nhập cho nông dân.

Khẩn trương tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn năm 2025

Cuộc Tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhằm thu thập thông tin cơ bản về nông thôn, nông nghiệp và nông dân để phục vụ việc hoạch định, điều chỉnh chính sách, chiến lược và kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững trong giai đoạn mới.

Bệ phóng cho Cà Mau phát triển

Sau khi hợp nhất, trên cơ sở tính toán tiềm năng và năng lực hiện có, Cà Mau đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 đạt 8,5%.

Nông dân Cà Mau lo lắng trước “bão giá” vật tư nông nghiệp

Hiện nay, nông dân tỉnh Cà Mau đang gặp nhiều khó khăn trong vụ lúa hè thu khi chi phí sản xuất không ngừng tăng do giá phân bón, thuốc bảo vệ thực vật leo thang, trong khi giá lúa đầu ra lại thiếu ổn định.

Đòn bẩy thúc đẩy sinh kế bền vững

Thời gian qua, bên cạnh nguồn vốn từ ngân sách Trung ương thì nguồn vốn từ ngân sách địa phương được uỷ thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đang ngày càng phát huy vai trò quan trọng trong hỗ trợ người dân. Việc sử dụng đúng mục đích, hiệu quả nguồn vốn này không chỉ giúp người dân có thêm điều kiện ổn định kinh tế gia đình, tạo việc làm, mà còn góp phần thúc đẩy sinh kế bền vững, từng bước nâng cao chất lượng đời sống.

Già chăm già, đưa xã hội đi lên

Suốt thời gian qua, các cấp hội người cao tuổi tỉnh Cà Mau luôn nêu cao tinh thần “Tuổi cao-gương sáng”, là chỗ dựa vững chắc, tạo động lực góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội phồn vinh, phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương. Nhiều tấm gương sáng, đi đầu trong các phong trào, hoạt động của người cao tuổi tại địa phương, điển hình như bà Đặng Thị Lan, sinh năm 1952, Chi hội trưởng Chi hội Người cao tuổi, Chủ nhiệm Câu lạc bộ (CLB) Liên thế hệ tự giúp nhau ở ấp 5, xã Tân Lộc, vừa được nhận bằng khen của Trung ương.

Cà Mau “xanh hoá” để thích ứng

Với ba mặt giáp biển và hệ sinh thái rừng ngập mặn đặc thù, tỉnh Cà Mau là một trong những địa phương chịu tác động nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu (BĐKH). Những năm qua, tỉnh đã có nhiều bước đi chiến lược, tăng cường hợp tác quốc tế, vận động viện trợ và triển khai các mô hình thích ứng, hướng tới mục tiêu phát triển xanh và bền vững.