ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 21-11-24 20:37:40
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Những nông dân đột phá làm giàu

Báo Cà Mau (CMO) Ngược xuôi Cái Nước nhiều bận, tôi cũng đinh ninh như nhiều người là xứ này không có thế mạnh gì nổi trội ngoài vị trí chiến lược án ngữ trung tâm nội địa tỉnh Cà Mau. Cái Nước dù không tiếp giáp biển, nhưng lại là nơi hầu khắp các tuyến huyết mạch giao thông thuỷ lẫn bộ hội tụ, giao thoa, rồi lan toả. Và một đặc sản khó có thể quên khi về đất này, bồn bồn Cái Nước. Nhưng cũng ở nơi tưởng chừng quen thuộc này, tôi lại tìm thấy nhiều điều lạ lẫm, thú vị từ những người nông dân nghĩ khác.

"Nghèo, giàu do mình"

Một trưa nắng đứng gió, chúng tôi đến thăm nhà anh Mai Phước Toàn, ấp Sở Tại, xã Thạnh Phú. Cán bộ khuyến nông xã Thạnh Phú là anh Lưu Anh Pháp giới thiệu ngắn gọn: “Ở xóm này, anh Toàn giỏi nhứt”. Tôi ngó người đàn ông đen nhẻm, bộ quần áo còn mướt mồ hôi, hỏi ngay: “Nhà anh được nhiêu đất? Mô hình sản xuất là gì?”. Vị chủ gia cười tươi, không vội nói, mời khách dĩa dưa hấu đỏ lự, hối: “Ðây, mấy anh ăn thử miếng dưa coi sao”. Tụi tôi thử một miếng, rồi bắt đầu ăn nhiệt tình, dưa ngon quá.

Không đợi khách hỏi thêm, anh Toàn kể: “Tôi có 5 công rưỡi đất. Như mọi người thôi, tôi từng đi làm đủ nghề, đi khắp chốn vì nghĩ bấy nhiêu đất đó dù giỏi giang cỡ nào cũng không ngóc đầu lên nổi”. Nhưng rồi cái cảnh bôn ba, kiếm đồng tiền đổ mồ hôi, xót con mắt lại còn bị lệ thuộc khiến anh Toàn quyết định: “Ờ, thì dù sao cũng là đất của mình, nhà của mình, giàu nghèo gì cũng do mình”.

Tính tới, tính lui, với khoảnh đất đó, không thể trông đợi vào con tôm thả "hên xui", anh Toàn bắt đầu tìm hướng mới. Chợt nhớ tới lời ông bà xưa dạy: “Một công rẫy bằng bảy công ruộng”, anh Toàn thấy phấn chấn: “Thì chắc một công rẫy cũng bằng bảy công vuông chớ sao”. Nhưng làm rẫy trên đất vuông mặn cực trăm bề, cũng xấp 7 lần so với làm rẫy vùng ngọt. Rồi trên những bờ vuông, anh gieo hy vọng từ những hột dưa hấu giống năn nỉ người ta mới mua được.

Hơn 20 năm qua, 3 vụ dưa hấu quanh năm, xen kẽ vụ màu, vụ lúa, cộng thêm tôm, cua, anh Toàn không chỉ có nguồn thu nhập ổn định mà còn tích luỹ được biết bao kinh nghiệm quý giá trong lao động sản xuất. Là người trồng dưa, anh Toàn trăn trở mãi, phải làm sao trồng được trái dưa ngon, dưa sạch, dưa bổ thì mới bền. Nghe người khác chỉ, phân cá, tôm ủ bón lót cho dưa tốt, anh bắt tay làm liền. Nhưng sau mấy ngày, chỗ ủ cá, tôm thúi rùm trời, thêm chó mèo hàng xóm qua phá phách, chây bừa khắp chỗ, anh Toàn chết điếng.

Không chịu bó tay, anh Toàn lặn lội lên hỏi cán bộ khuyến nông xã, rồi tìm đọc thêm trên mạng, thì vỡ lẽ: “Người ta phải trộn thêm men vi sinh mới ủ phân cá tôm, hèn gì”. Kể từ đó, dưa hấu, rau màu nhà anh Toàn trồng tuyệt không đụng đến phân hoá học, thuốc trừ sâu. Anh Toàn chia sẻ: “Ðất trồng dưa 3 vụ nói dễ chớ khó ăn lắm. Mình phải xen kẽ vụ dưa, vụ đậu đũa hay loại khác, cứ nối miết là không có dưa ăn chớ đừng nói tới bán”.

Anh Mai Phước Toàn bên vụ dưa hấu trái vụ sắp thu hoạch.

 

Ðang trái vụ, nhưng ra thăm ruộng dưa hấu nhà anh Toàn thấy như sắp Tết. Tôi hỏi: “Anh cắt một lượt hay bán lai rai?”. Anh cười: “Như vụ Tết chính, dưa đẹp, nhiều, mà bán bị ép giá lắm. Anh tính khác...”. Với anh Toàn, dưa nối vụ thì bán quanh năm và không bán đồng loạt. Dưa được giá, thu nhập đều đều, hoá ra lại là cách mà anh Toàn không bao giờ phải lo toan cho chi phí thường nhật. Trái nào tới lứa bán trước. Nghịch mùa, dưa hơi xấu mã, nhưng giá cả thì lúc nào cũng khá.

Khoe đống lúa sau nhà, anh Toàn nói: “Ai bỏ lúa, chớ anh thì không. Mỗi năm trên dưới trăm giạ đều bân”.

 Với anh Mai Phước Toàn, ngoài 3 vụ dưa hấu quanh năm, thu nhập từ tôm cua, rau màu xen canh thì vụ lúa hàng năm cũng thu về trên dưới 100 giạ.

Con tôm, con cua dưới vuông anh Toàn cũng chăm bẵm kỹ lưỡng. Với anh Toàn: “Làm nghề nông mà không tính thì đất lớn, đất nhỏ cũng như nhau. Làm siêng thì ai cũng làm được rồi, nhưng không có khoa học kỹ thuật, kiến thức, kinh nghiệm, sáng kiến thì siêng cũng không ăn thua gì”. Chưa hết, nói như anh Toàn, người nông dân làm ra cái gì cũng phải coi mùa, coi vụ, coi giá. Người dám nghĩ khác đi một chút, chấp nhận mạo hiểm một chút và có niềm tin, có cơ sở để tin vào việc mình làm thì may ra mới khá lên được.

Nghĩ mới, làm khác

Còn lão nông Lê Văn Thạnh, ấp Cái Rắn A, xã Phú Hưng, cho chúng tôi tận mắt thấy thế nào là trúng mùa cua. Cách nuôi cua của ông Thạnh không mới, nhưng lại vô cùng kết quả.

Theo ông Thạnh, hơn 4 ha đất, ông đều ban dỡ liếp đất tạo bãi, lấy mặt đầm. Bên dưới đầm ông chuẩn bị nhiều ụ chà cho cua trú ngụ. Trước mỗi vụ thả, ông cải tạo vuông cẩn thận, chọn mua cua giống chất lượng. Khi nhiều nông dân rầu rĩ vì giá tôm giảm, nguồn thu từ cua thịt của nhà ông Thạnh hàng ngày vẫn rủng rỉnh. Mỗi năm, sản lượng cua thịt thu hoạch của gia đình trên dưới 1 tấn. Và cái cách đón vụ thả giống, bán cua của ông Thạnh mới là điều thú vị.

Lão nông Lê Văn Thạnh trúng đậm vụ cua giữa năm, trong khi nhiều bà con nông dân còn rầu rĩ vì giá tôm xuống thấp.

 Kinh nghiệm của vị lão nông từ thực tế cho thấy, mỗi năm, cua biển sẽ có những điểm “khét” giá như lúc cận Tết, Trung thu, lễ 30/4, Quốc khánh... Cứ đón bắt cua bán trúng thời điểm ấy thì nông dân sẽ ấm lòng. Ngặt nỗi, đa phần bà con nông dân lúc cua giá cao thì không có cua mà bán. Còn với ông Thạnh, lúc ấy mới là lúc ông dốc đám “cua chiến” của mình ra để thâu bạc.

Tâm tình trong câu chuyện, ông Thạnh bộc bạch: “Mình cũng phải nghiên cứu thêm cách thức cho cua ăn dặm, dùng các loại men vi sinh xử lý môi trường nước, theo dõi sự phát triển của cua. Nói chung nuôi con gì bây giờ cũng vậy, phải có kiến thức mới được, chớ hên xui là tiêu liền”.

Cũng từ ông Thạnh, chúng tôi lại nghe được mong mỏi của người nông dân với tài sản lớn nhất đời mình là miếng vuông, đau đáu: “Chưa cần phải tính toán cao siêu gì lắm đâu. Chỉ cần làm sao để giá cả con cua, con tôm ổn định, có vậy bà con mình mừng lắm rồi”.

Ðúng! Ða phần bà con nông dân Cà Mau mình lấy con cua, con tôm làm vui - buồn và hy vọng. Nhiều người rời bỏ quê hương vì chê bai nghề làm vuông khó mà khấm khá. Nhưng cũng có những người chọn ở lại, chọn cách dám nghĩ, dám làm và nghĩ mới, làm khác như anh Toàn, ông Thạnh. Ðể chứng minh rằng, nghề làm vuông cũng có thể đạt được những thành tựu đáng ước mơ./.

 

Hải Nguyên - Hoàng Vũ

 

Chậm cổ phần hoá các công ty lâm nghiệp

Kết quả theo dõi diễn biến rừng năm 2023, diện tích rừng hiện có 92.760 ha (trong đó, rừng đặc dụng 18.711 ha, rừng phòng hộ 20.582 ha, rừng sản xuất 53.467 ha), với độ che phủ rừng đạt 17,59%. Riêng tại 2 công ty lâm nghiệp (U Minh Hạ và Ngọc Hiển), tổng diện tích quản lý trên 44.269 ha, với diện tích có rừng trên 27.314 ha (chiếm 61,7%), diện tích đất chưa có rừng hơn 16.164 ha.

Khoa học - công nghệ nền tảng cho sản xuất và đời sống

Khoa học và công nghệ (KH&CN) được xác định là nhân tố quan trọng trong sản xuất, chế biến và cả tiêu thụ sản phẩm. Theo đó, KH&CN không chỉ góp phần nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm mà còn là nền tảng để tiến tới nền kinh tế tuần hoàn và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Phương kế giảm nghèo bền vững

Thời gian qua, các ngành, các địa phương trên địa bàn huyện Năm Căn có nhiều cách làm hay, sáng tạo, đặc biệt là thực hiện nhiều mô hình sinh kế phù hợp để phát triển kinh tế bền vững, từ đó góp phần quan trọng vào công tác giảm nghèo ở địa phương.

Thiết lập mạng lưới chuyển đổi xanh

Diễn đàn khởi nghiệp ĐBSCL lần thứ II năm nay vừa được tổ chức tại tỉnh Đồng Tháp với chủ đề: “Kinh tế xanh - Động lực mới cho sự phát triển”. Mục tiêu của diễn đàn hướng tới thiết lập mạng lưới chuyển đổi xanh cho vùng ĐBSCL trong tương lai.

Tìm giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh

Phát biểu khai mạc Hội nghị kết nối xúc tiến thương mại sản phẩm nông, thuỷ sản và các sản phẩm OCOP tỉnh Cà Mau năm 2024, tổ chức ngày 15/11, bà Phan Thị Thắng, Thứ trưởng Bộ Công Thương, khẳng định: Hội nghị là cơ hội để các doanh nghiệp kinh doanh nông, thuỷ sản xuất khẩu tỉnh Cà Mau khám phá tiềm năng và dư địa của các nước trong khu vực và trên thế giới, là dịp để các doanh nghiệp, nắm bắt thông tin về các tiêu chuẩn, quy định thị trường nhập khẩu, từ đó tìm ra giải pháp cụ thể để thúc đẩy hoạt động kinh doanh. Đồng thời, doanh nghiệp nước ngoài cũng sẽ được tiếp cận, đánh giá năng lực sản xuất và cung ứng của các doanh nghiệp tỉnh Cà Mau cũng như tiềm năng và lợi thế của tỉnh”.

Phụ nữ Khánh Hải giảm nghèo

Tại xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời, các phong trào thi đua được Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã triển khai sâu rộng đến từng chi, tổ hội và từng đối tượng phụ nữ với nhiều nội dung, hoạt động ý nghĩa, thiết thực, mang lại hiệu quả cao, thu hút đông đảo cán bộ, hội viên phụ nữ tham gia.

Hiệu quả tín dụng nước sạch và vệ sinh môi trường

Nước sạch và vệ sinh môi trường là những vấn đề thiết yếu trong cuộc sống, song không phải hộ dân nào cũng đủ điều kiện để đầu tư và cải thiện điều kiện thiết yếu này. Ðáp ứng nhu cầu cấp thiết, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 10/2024/QÐ-TTg (Quyết định 10) về tín dụng cho chương trình cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (NS&VSMTNT), có hiệu lực từ ngày 2/9/2024. Quyết định này được đông đảo người dân đón nhận với sự phấn khởi, bởi nó tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay để cải thiện chất lượng sống.

Kiến nghị tăng nguồn vốn uỷ thác địa phương

Đến ngày 30/9, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh đã tiếp nhận, quản lý và sử dụng nguồn vốn uỷ thác là 297 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn cấp tỉnh là 256 tỷ đồng; nguồn vốn ủy thác cấp huyện, thành phố là 38 tỷ đồng; Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh 3 tỷ đồng.

Ðồng hành vì mục tiêu chung

Ðối mặt tình hình kinh tế khó khăn, song nhiều doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh vẫn luôn cố gắng, nỗ lực, vượt qua thách thức, linh hoạt, sáng tạo sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả, đóng góp tích cực vào ngân sách Nhà nước, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh.

Chia sẻ mô hình tôm sú - lúa đạt chứng nhận ASC GROUP

Nằm trong các hoạt động kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc (1954-2024), chiều 12/11, UBND huyện Thới Bình phối hợp với Công ty TNHH Xã hội Tôm chứng nhận Minh Phú tổ chức Hội nghị tổng kết và chia sẻ mô hình tôm - lúa gắn với Lễ công bố trao chứng nhận ASC GROUP và trao giấy chứng nhận sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện Thới Bình.