ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 27-7-24 11:10:16
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Hài hoà quản lý, khai thác và sinh kế

Báo Cà Mau Những khó khăn, bất cập trong quản lý, kiểm soát hoạt động khai thác thuỷ sản đang từng bước được tháo gỡ bằng những nỗ lực, sáng kiến trong quá trình triển khai thực hiện, từng bước đưa hoạt động nghề cá đi vào nền nếp, có trách nhiệm. Tuy nhiên, để vừa quản lý tốt nghề khai thác, vừa đảm bảo sinh kế cho ngư dân, đang là bài toán rất khó, nhất là đối với các phương tiện khai thác nhỏ ven bờ.

Khai thác biển là một lĩnh vực kinh tế quan trọng của tỉnh, cũng là ngành mà công tác quản lý gặp không ít khó khăn; từ khó khăn do cơ sở hạ tầng phục vụ nghề khai thác chưa được đầu tư đồng bộ, chưa đáp ứng nhu cầu, đến những bất cập trong cơ chế, chính sách.

Bến cá, khu neo đậu tránh trú bão Khánh Hội đã được đầu tư cơ bản.

Cà Mau là một trong những tỉnh có đội tàu khai thác lớn, với trên 4.070 phương tiện đang hoạt động, trong đó có 1.518 tàu cá có chiều dài từ 15 m trở lên. Sản lượng khai thác thuỷ sản hằng năm của tỉnh khoảng 230 ngàn tấn. Thế nhưng, toàn tỉnh chỉ mới đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động được 5 cảng cá. Không chỉ vậy, trong số này chỉ có 2 cảng đạt loại II (Sông Ðốc và Rạch Gốc) được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố danh sách cảng cá chỉ định phục vụ xác nhận, chứng nhận nguồn gốc thuỷ sản.

Ðể tháo gỡ vướng mắc này, chung tay cùng cả nước đẩy nhanh việc tháo gỡ “thẻ vàng” của EC đối với thuỷ sản Việt Nam, cũng như chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), tiến tới nghề biển bền vững, có trách nhiệm, ông Nguyễn Việt Triều, Phó chi cục trưởng phụ trách Chi cục Kiểm ngư, cho biết, tỉnh đã ứng dụng bảng dữ liệu Excel Online trên nền tảng Google Sheets để các địa phương báo cáo, lưu trữ dữ liệu về tàu cá nguy cơ cao vi phạm IUU, cũng như thống kê sản lượng thuỷ sản khai thác... Từ đó, tạo được cơ sở dữ liệu để Ban Chỉ đạo IUU tỉnh, huyện kiểm tra, chỉ đạo khắc phục kịp thời các hạn chế phát sinh, nhất là đối với tàu "3 không" (không đăng ký, không đăng kiểm, không giấy phép khai thác) trên địa bàn tỉnh; đảm bảo dễ quản lý, truy xuất khi cần báo cáo hoặc cung cấp thông tin theo yêu cầu.

Các phương tiện khai thác tại cửa biển Cái Ðôi Vàm được kiểm soát chặt chẽ trong quá trình ra vào cửa.

Nhờ ứng dụng phần mềm này, sản lượng thuỷ sản được thống kê, theo dõi nâng lên đáng kể so với trước. Từ đầu năm đến nay, đã có hơn 17.100 tấn thuỷ sản khai thác được thống kê, theo dõi. Qua đó, cấp 21 giấy xác nhận nguyên liệu thuỷ sản khai thác, với 633 tấn và cấp 5 giấy chứng nhận nguồn gốc thuỷ sản khai thác, với 105 tấn.

Ðặc biệt, tỉnh đã triển khai phần mềm quản lý liên thông kiểm soát tàu cá, đảm bảo khi tàu cá ra vào cửa biển phải có sự kiểm soát của cảng, Văn phòng IUU và trạm kiểm soát biên phòng. Ông Triều cho biết, hiện nay, phần mềm này đang được đánh giá mang lại hiệu quả cao trong quản lý tàu cá.

Thực hiện các biện pháp chống khai thác IUU, các cơ quan, chính quyền địa phương đã triển khai nhiều giải pháp quyết liệt và mạnh mẽ. Từ đầu năm đến nay, tỉnh đã xử lý 37 vụ vi phạm về khai thác IUU, trong đó có đến 20 vụ liên quan đến vấn đề thiết bị giám sát hành trình mất kết nối.

Những nỗ lực của tỉnh đã tạo chuyển biến tích cực trong quản lý khai thác IUU. Ðơn cử, 100% tàu cá có chiều dài từ 15 m trở lên hoạt động khai thác thuỷ sản trên biển được lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, từ đó quản lý chặt, không để phát sinh tàu cá không đăng ký, đăng kiểm, cấp giấy phép khai thác thuỷ sản. 100% tàu cá cập, rời cảng cá chỉ định được Văn phòng IUU kiểm tra, kiểm soát, cũng như việc kiểm soát sản lượng thuỷ sản bốc dỡ qua cảng, truy xuất nguồn gốc thuỷ sản khai thác...

Hiện nay, công tác quản lý tàu cá nói riêng và nghề khai thác biển nói chung đang có sự vào cuộc, phối hợp chặt chẽ của nhiều cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh. Ông Triều dẫn chứng, thời gian qua, tỉnh đã triển khai quy chế phối hợp với các tỉnh bạn như: Bình Thuận, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Kiên Giang, đã tạo điều kiện thuận lợi trong quản lý đối với các hoạt động khai thác thuỷ sản trên biển, nhằm tiến tới ngăn chặn tình trạng tàu cá khai thác vi phạm vùng biển nước ngoài.

Hiện nay, việc quản lý, thống kê sản lượng khai thác được tiến hành cả tại các bến của tư nhân, điểm thu mua. 

Hay như tới đây, Chi cục Kiểm ngư sẽ có kế hoạch phối hợp với Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhằm khắc phục những hạn chế liên quan đến thẩm quyền xử phạt của Chi cục Kiểm ngư. Cụ thể, Chi cục Kiểm ngư có chức năng tuần tra, kiểm soát và được cấp phương tiện để thực hiện chức năng này, tuy nhiên không có chức năng xử phạt hành chính. Do đó, trong quá trình tuần tra kiểm soát, sẽ phối hợp chặt chẽ với Thanh tra Sở để Thanh tra Sở tiến hành xử phạt vi phạm theo thẩm quyền đã quy định.

Vùng biển Cà Mau với đặc điểm ngư trường lớn, bờ biển dài với nhiều cửa sông thông ra biển, phương tiện khai thác nhỏ, lớn nhiều cỡ, từ đó, để quản lý khai thác không vi phạm các quy định nhưng lại bảo đảm cho ngư dân duy trì sinh kế là bài toán khó và vô cùng cấp thiết./.

 

Nguyễn Phú

 

Nâng giá trị con cá phi

Từ chỗ không có nhiều giá trị kinh tế, hiện nay, cá phi được chế biến thành đặc sản, món ngon không thể bỏ qua khi đến Cà Mau. Ðể nâng tầm sản vật, Hợp tác xã (HTX) khô - mắm Minh Quách (ấp Bờ Ðập, xã Trần Phán, huyện Ðầm Dơi) sản xuất nhiều sản phẩm giá trị gia tăng từ cá phi. Sau nhiều nỗ lực, đến nay, các sản phẩm của HTX không chỉ mở rộng thị trường cũng như sản lượng tiêu thụ, mà còn sẵn sàng gia nhập vào sân chơi OCOP.

Khá giả nhờ cách làm mới

Dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn thử nghiệm nhiều mô hình kinh tế, nhiều hộ dân có nguồn thu nhập tốt, cải thiện đáng kể đời sống.

Nông sản sạch luôn có đầu ra

Nhằm liên kết, đa dạng hoá các sản phẩm nông sản sạch và ổn định đầu ra, ấp Thị Tường, xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước đã thành lập tổ hợp tác (THT) xây dựng mô hình trồng màu. Việc thực hiện mô hình này vừa hạn chế cỏ dại, vừa có nguồn thực phẩm cải thiện bữa ăn hằng ngày và mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân.

Nhiều chương trình, dự án đem lại lợi ích cho nông dân

Thực hiện nhiệm vụ công tác Hội và phong trào nông dân, 6 tháng đầu năm 2024, các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, cuộc vận động “Quỹ hỗ trợ Nông dân” trong tỉnh tiếp tục được triển khai sâu rộng và mang lại kết quả tích cực, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh ở địa phương.

Tổng sản phẩm khu vực ngư - nông - lâm nghiệp tăng 3,24%

Đó là kết quả nổi bật của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 6 tháng đầu năm 2024, được báo cáo tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch 6 tháng cuối năm 2024 do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức chiều 8/7.

Bảo vệ cá non, chống khai thác tận diệt

Hiện đã vào mùa mưa, là thời kỳ sinh trưởng của các loài thuỷ sản nước ngọt, trong đó có cá đồng tự nhiên. Vì thế, huyện Trần Văn Thời chỉ đạo các ngành liên quan, các xã, thị trấn tăng cường công tác bảo vệ cá non, gắn với chống khai thác thuỷ sản theo kiểu huỷ diệt và tận diệt.

Thu nhập cao từ nuôi dúi

Là loài gặm nhấm, dễ nuôi, dễ chăm sóc, cho thu nhập ổn định, thời gian gần đây, mô hình nuôi dúi bắt đầu phát triển trên địa bàn tỉnh. Anh Phạm Ga Băng, ấp Công Ðiền, xã Phong Ðiền, huyện Trần Văn Thời, đã và đang thành công với mô hình này.

Nuôi tôm bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu

Nêu lên hàng loạt những khó khăn thách thức ảnh hưởng đến nghề nuôi tôm tại địa phương và khu vực ĐBSCL, như: quy hoạch phát triển ngành tôm còn chậm, hạ tầng vùng nuôi chưa đáp ứng nhu cầu; môi trường ngày càng suy thoái, ô nhiễm…, tại Diễn đàn Khuyến nông và Nông nghiệp với chủ đề “Phát triển nuôi tôm bền vững giảm phát thải, thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL” do Trung tâm Khuyến nông quốc gia tổ chức tại Cà Mau vào sáng 28/6, ông Châu Công Bằng, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Cà Mau, cho rằng chính những tồn tại trên đã dẫn đến khả năng cạnh tranh của ngành tôm thấp; hiệu quả sản xuất, kinh doanh chưa cao, thiếu bền vững.

Trên 150 cán bộ, hội viên nông dân tham gia diễn đàn “Nông dân khởi nghiệp, sáng tạo trong thời kỳ chuyển đổi số”

Chiều 27/2, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh tổ chức diễn đàn “Nông dân khởi nghiệp, sáng tạo trong thời kỳ chuyển đổi số” nhằm áp dụng công nghệ thông tin, công nghệ số thay đổi cách điều hành trong sản xuất và chế biến, tiêu thụ nông sản cho cán bộ hội viên nông dân, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ sản xuất kinh doanh giỏi.

Ðồng bộ giải pháp bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản

Huyện U Minh được thiên nhiên ưu đãi “rừng vàng, biển bạc”, nhưng những năm gần đây, do sự phát triển quá nhanh của các phương tiện đánh bắt, khai thác quá mức, làm cho nguồn lợi thuỷ sản cả vùng biển và vùng ngọt giảm sút nghiêm trọng. Chính vì vậy, công tác bảo tồn và phát triển nguồn lợi thuỷ sản được địa phương đặc biệt quan tâm.