ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 21-6-25 15:18:26
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cựu chiến binh giàu nghị lực

Báo Cà Mau Thời gian qua, huyện Thới Bình xuất hiện nhiều tấm gương cựu chiến binh (CCB) làm kinh tế giỏi, tích cực tham gia các phong trào của hội. Ðiển hình như CCB Huỳnh Văn Thanh ở ấp Cái Sắn Vàm, xã Biển Bạch Ðông.

Ông Huỳnh Văn Thanh sinh năm 1966, tham gia giúp nước bạn Campuchia vào đầu năm 1984, đến cuối năm 1987 hoàn thành nghĩa vụ, xuất ngũ trở về quê hương. Ông lập gia đình và sinh sống tại vùng đất phèn xã Biển Bạch Ðông, lúc bấy giờ cuộc sống thiếu trước hụt sau. Gia đình nằm trong diện cận nghèo, ông luôn ý thức và nỗ lực vượt khó vươn lên từ vài công đất sản xuất. Ngoài chăn nuôi, trồng trọt, ông còn làm thêm những việc khác để tăng thêm thu nhập. Rồi đến khi chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, cùng với sự động viên của Chi hội CCB, ông mạnh dạn triển khai mô hình đa cây đa con, không cần diện tích rộng, chi phí đầu tư thấp. Từ đó, gia đình ông từng bước phát triển, vươn lên thoát nghèo.

Mô hình nuôi ếch cho thu nhập ổn định của ông Huỳnh Văn Thanh.

Nhờ được rèn luyện trong môi trường quân đội, cùng ý chí vươn lên, dù thương tật làm sức khoẻ giảm sút nhưng ông Thanh không ngại khó khăn, khổ cực. Chưa bao giờ ông có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào các chế độ, chính sách của Nhà nước, mà tự phấn đấu để vươn lên. Ông linh hoạt áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nên mô hình nuôi cá rô kết hợp với nuôi ếch, nuôi cá sặt bổi của gia đình đạt năng suất, sản lượng cao. Bên cạnh đó, ông còn tham khảo trên mạng cách nuôi dế, nuôi ruồi lính đen, nuôi sâu để làm mồi cho cá, ếch, rắn mối. Ngoài ra, dế còn bán làm mồi câu cá cho khách khắp nơi. Tranh thủ thời gian rảnh, ông Thanh còn làm thêm công việc hớt tóc và sửa xe đạp.

Nhờ siêng năng, cần cù, chịu khó và chí thú làm ăn, mỗi năm ông thu nhập hơn 150 triệu đồng. Kinh tế ngày một khấm khá, gia đình ông xây được căn nhà khang trang.

Ông Huỳnh Văn Thanh (thứ 2 từ trái sang) giới thiệu mô hình nuôi dế của gia đình.

Là hội viên CCB, ông Thanh luôn gương mẫu, đi đầu trong các phong trào thi đua do hội và địa phương phát động, nhất là phong trào xây dựng nông thôn mới nâng cao. Gia đình thường xuyên chăm sóc, cắt tỉa hàng rào cây xanh, góp phần tạo cảnh quan nông thôn, đồng thời tuyên truyền, vận động mọi người cùng hưởng ứng.

Không chỉ nỗ lực phát triển kinh tế, làm giàu cho bản thân, ông Thanh còn chia sẻ con giống, kỹ thuật chăm sóc cây trồng, vật nuôi với người dân địa phương để nâng cao cuộc sống. Ngoài ra, ông còn cùng với Ban Nhân dân, các đoàn thể ấp vận động người dân thực hiện mô hình dân vận khéo “Xây dựng tuyến đường sáng - xanh - sạch - đẹp” từ lộ Xuyên Á ra tới Sông Trẹm, dài hơn 1.400 m; vận động mạnh thường quân hỗ trợ 26 bóng đèn năng lượng mặt trời để thực hiện mô hình Ánh sáng đường quê, góp phần đảm bảo an ninh trật tự ở địa phương.

Ông Tô Minh Nguyễn, Chi hội trưởng Chi hội CCB ấp Cái Sắn Vàm, xã Biển Bạch Ðông, cho biết: “Ðồng chí Huỳnh Văn Thanh đưa gia đình đi lên làm giàu từ nghèo khó, tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới; gương mẫu xây dựng gia đình tiêu biểu”.

Ông Võ Hoàng Sơn, Chủ tịch Hội CCB huyện Thới Bình, nhận xét: “Ðồng chí Huỳnh Văn Thanh không chỉ tiêu biểu trong phát triển kinh tế mà còn nêu gương trong tham gia xây dựng nông thôn mới cùng với các cấp hội. Ðồng chí vừa được điển hình tiên tiến CCB gương mẫu giai đoạn 2019-2024”.

Với những nỗ lực trong phát triển kinh tế, tích cực tham gia xây dựng quê hương, ông Huỳnh Văn Thanh vinh dự nhận được nhiều bằng khen, giấy khen của các cấp, các ngành./.

 

Thuỳ Linh

 

Tín hiệu tích cực từ dự án khôi phục nguồn lợi cá đồng

Xác định ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất là “chìa khoá” để thực hiện thành công các mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn, những năm gần đây, tỉnh Cà Mau tích cực triển khai nhiều mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp phù hợp điều kiện tự nhiên địa phương. Một trong những điểm sáng là Dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá đồng tại tỉnh Cà Mau”.

Khởi động dự án đồng quản lý bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tại Trần Văn Thời

Sáng 12/6, tại huyện Trần Văn Thời, Hội Thuỷ sản tỉnh Cà Mau phối hợp với Chương trình tài trợ các dự án nhỏ của Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF SGP) - Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tổ chức lễ khởi động Dự án “Xây dựng mô hình đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trên địa bàn xã Khánh Bình Tây và Khánh Bình Tây Bắc”.

Màu xuống ruộng, dân đổi đời

Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Chi bộ Ấp 5, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời triển khai mô hình “Dân vận khéo” đưa hoa màu xuống ruộng sau vụ lúa. Từ những bờ ruộng bỏ trống ngày nào, giờ đây đã phủ màu xanh của vùng sản xuất trù phú, góp phần nâng cao đời sống người dân, tạo diện mạo mới cho nông thôn.

Tận dụng thế mạnh phát triển công nghiệp nông thôn

Thời gian qua, lĩnh vực công nghiệp thực phẩm, chế biến đóng góp quan trọng cho giá trị của ngành công nghiệp tỉnh Cà Mau. Tại huyện Trần Văn Thời, vùng đất có lợi thế với đa dạng hệ sinh thái mặn, ngọt, lợ, tạo ra các sản phẩm đặc sản như: khô cá bổi, chuối khô, các loại thuỷ, hải sản biển, lúa gạo, mật ong, các sản phẩm từ cây, trái địa phương, dược liệu... Nhờ tận dụng lợi thế địa phương và sự đồng hành của hoạt động khuyến công đã tạo động lực thúc đẩy công nghiệp nông thôn phát triển mạnh mẽ.

Hỗ trợ chị em làm kinh tế

Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Ðầm Dơi luôn đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, hướng về cơ sở, triển khai hiệu quả các phong trào thi đua và công tác hội, giúp hội viên phụ nữ phát triển kinh tế thông qua nhiều mô hình sản xuất.

Cánh tay nối dài đưa vốn chính sách đến dân

Những năm qua, các tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) tại tỉnh Cà Mau khẳng định vai trò là cầu nối quan trọng, góp phần đưa nguồn vốn tín dụng chính sách đến tận tay người dân, đặc biệt là hộ nghèo, cận nghèo và đối tượng chính sách khác. Với tổng số 2.644 tổ TK&VV đang hoạt động, mạng lưới này thực sự là “cánh tay nối dài” giúp chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước lan toả sâu rộng đến từng địa bàn, từng hộ dân.

Nâng cao tinh thần trách nhiệm, quyết liệt giải ngân vốn đầu tư công

Đó là nhấn mạnh của Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thành Ngại tại Hội nghị đẩy mạnh giải ngân Kế hoạch đầu tư công năm 2025 vào chiều 10/6. Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân đồng chủ trì hội nghị.

Đề xuất các giải pháp phòng chống dịch bệnh trên tôm, cua

Sáng 10/6, Cục Thuỷ sản và Kiểm ngư phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức hội thảo chuyên đề “Giải pháp phòng, trị bệnh trên tôm nước lợ và cua biển tại đồng bằng sông Cửu Long”.

Dáng dấp tỉnh Cà Mau mới với những bước đột phá

Cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính (ÐVHC) các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp đang chuyển động mạnh mẽ khắp cả nước. Trong bối cảnh đó, việc hợp nhất tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau được quyết liệt triển khai, với nhiều nội dung quan trọng đã được thống nhất. Phấn đấu tỉnh Cà Mau mới đi vào hoạt động trước ngày 15/8/2025.

Hệ sinh thái công nghiệp năng lượng tái tạo

Với mục tiêu hình thành hệ sinh thái công nghiệp năng lượng tổng thể dựa trên năng lượng tái tạo, năng lượng mới, điều chỉnh Quy hoạch điện VIII xác định phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo (không bao gồm thuỷ điện) phục vụ sản xuất điện, đạt khoảng 28-36% vào năm 2030, định hướng đến năm 2050 tỷ lệ năng lượng tái tạo lên đến 74-75%.