ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 27-7-24 10:42:57
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cựu chiến binh Phan Thanh Sử giỏi làm kinh tế

Báo Cà Mau Những năm qua, trên địa bàn TP Cà Mau xuất hiện nhiều tấm gương cựu chiến binh gương mẫu làm kinh tế giỏi, ông Phan Thanh Sử, 59 tuổi, Chi hội trưởng Chi hội Cựu chiến binh Ấp 5, xã Tân Thành, là một trong những điển hình.

Xuất ngũ trở về địa phương năm 1987, cựu chiến binh Phan Thanh Sử cùng vợ trồng lúa, rau màu để nuôi các con nhưng cũng chỉ đủ ăn.

Chế phẩm sinh học bà con tự ủ là phương pháp phổ biến để xử lý môi trường nước thời điểm giao mùa.

Xã Tân Thành vốn là thủ phủ của nghề nuôi cá bống tượng, như nhiều hộ gia đình, ông Sử cũng chuyển sang nuôi cá bống tượng và nhờ đó cuộc sống khấm khá.

Ông Sử cho biết: “Tôi có 2,4 ha đất sản xuất nông nghiệp của gia đình và thuê của người dân trong vùng. Năm 2000, tôi bắt đầu cải tạo vài ao, thả nuôi cá bống tượng. Sau 1 năm chăm sóc, thu hoạch lãi cả trăm triệu đồng. Sau đó, tôi đầu tư cải tạo mở rộng diện tích nuôi lên gần 0,8 ha, chia thành 7 ao nuôi. Trừ chi phí, mỗi năm lãi từ cá bống tượng hơn 400 triệu đồng”.

Với phương châm không để đất trống, ngoài nuôi cá bống tượng, ông Sử còn đầu tư trồng hơn 200 gốc mai vàng trên đất bờ bao, mỗi gốc mai của ông hiện thương lái mua với giá ít nhất 2 triệu đồng. Bên cạnh đó, ông Sử còn nuôi ếch giúp tăng thêm nguồn thu nhập.

Mô hình nuôi ếch giúp ông Phan Thanh Sử (bìa trái) có thêm nguồn thu nhập.

Ông Nguyễn Văn Lem, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Tân Thành, nhận định: “Ông Phan Thanh Sử là một trong những cựu chiến binh tích cực đóng góp vào hoạt động của hội và giúp cải thiện đời sống kinh tế cho hội viên ấp rất tốt. Về phía gia đình, ông là người chồng, người cha mẫu mực, khiêm tốn, tích cực lao động sản xuất, dám nghĩ, dám làm, vượt khó vươn lên khá giả. Với những đóng góp trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, ông Phan Thanh Sử đã được chính quyền địa phương và Hội Cựu chiến binh xã ghi nhận, đánh giá cao, trở thành tấm gương để mọi người cùng học tập”./.

 

Mỹ Lệ

 

Nâng giá trị con cá phi

Từ chỗ không có nhiều giá trị kinh tế, hiện nay, cá phi được chế biến thành đặc sản, món ngon không thể bỏ qua khi đến Cà Mau. Ðể nâng tầm sản vật, Hợp tác xã (HTX) khô - mắm Minh Quách (ấp Bờ Ðập, xã Trần Phán, huyện Ðầm Dơi) sản xuất nhiều sản phẩm giá trị gia tăng từ cá phi. Sau nhiều nỗ lực, đến nay, các sản phẩm của HTX không chỉ mở rộng thị trường cũng như sản lượng tiêu thụ, mà còn sẵn sàng gia nhập vào sân chơi OCOP.

Khá giả nhờ cách làm mới

Dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn thử nghiệm nhiều mô hình kinh tế, nhiều hộ dân có nguồn thu nhập tốt, cải thiện đáng kể đời sống.

Nông sản sạch luôn có đầu ra

Nhằm liên kết, đa dạng hoá các sản phẩm nông sản sạch và ổn định đầu ra, ấp Thị Tường, xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước đã thành lập tổ hợp tác (THT) xây dựng mô hình trồng màu. Việc thực hiện mô hình này vừa hạn chế cỏ dại, vừa có nguồn thực phẩm cải thiện bữa ăn hằng ngày và mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân.

Nhiều chương trình, dự án đem lại lợi ích cho nông dân

Thực hiện nhiệm vụ công tác Hội và phong trào nông dân, 6 tháng đầu năm 2024, các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, cuộc vận động “Quỹ hỗ trợ Nông dân” trong tỉnh tiếp tục được triển khai sâu rộng và mang lại kết quả tích cực, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh ở địa phương.

Tổng sản phẩm khu vực ngư - nông - lâm nghiệp tăng 3,24%

Đó là kết quả nổi bật của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 6 tháng đầu năm 2024, được báo cáo tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch 6 tháng cuối năm 2024 do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức chiều 8/7.

Bảo vệ cá non, chống khai thác tận diệt

Hiện đã vào mùa mưa, là thời kỳ sinh trưởng của các loài thuỷ sản nước ngọt, trong đó có cá đồng tự nhiên. Vì thế, huyện Trần Văn Thời chỉ đạo các ngành liên quan, các xã, thị trấn tăng cường công tác bảo vệ cá non, gắn với chống khai thác thuỷ sản theo kiểu huỷ diệt và tận diệt.

Thu nhập cao từ nuôi dúi

Là loài gặm nhấm, dễ nuôi, dễ chăm sóc, cho thu nhập ổn định, thời gian gần đây, mô hình nuôi dúi bắt đầu phát triển trên địa bàn tỉnh. Anh Phạm Ga Băng, ấp Công Ðiền, xã Phong Ðiền, huyện Trần Văn Thời, đã và đang thành công với mô hình này.

Nuôi tôm bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu

Nêu lên hàng loạt những khó khăn thách thức ảnh hưởng đến nghề nuôi tôm tại địa phương và khu vực ĐBSCL, như: quy hoạch phát triển ngành tôm còn chậm, hạ tầng vùng nuôi chưa đáp ứng nhu cầu; môi trường ngày càng suy thoái, ô nhiễm…, tại Diễn đàn Khuyến nông và Nông nghiệp với chủ đề “Phát triển nuôi tôm bền vững giảm phát thải, thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL” do Trung tâm Khuyến nông quốc gia tổ chức tại Cà Mau vào sáng 28/6, ông Châu Công Bằng, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Cà Mau, cho rằng chính những tồn tại trên đã dẫn đến khả năng cạnh tranh của ngành tôm thấp; hiệu quả sản xuất, kinh doanh chưa cao, thiếu bền vững.

Trên 150 cán bộ, hội viên nông dân tham gia diễn đàn “Nông dân khởi nghiệp, sáng tạo trong thời kỳ chuyển đổi số”

Chiều 27/2, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh tổ chức diễn đàn “Nông dân khởi nghiệp, sáng tạo trong thời kỳ chuyển đổi số” nhằm áp dụng công nghệ thông tin, công nghệ số thay đổi cách điều hành trong sản xuất và chế biến, tiêu thụ nông sản cho cán bộ hội viên nông dân, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ sản xuất kinh doanh giỏi.

Ðồng bộ giải pháp bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản

Huyện U Minh được thiên nhiên ưu đãi “rừng vàng, biển bạc”, nhưng những năm gần đây, do sự phát triển quá nhanh của các phương tiện đánh bắt, khai thác quá mức, làm cho nguồn lợi thuỷ sản cả vùng biển và vùng ngọt giảm sút nghiêm trọng. Chính vì vậy, công tác bảo tồn và phát triển nguồn lợi thuỷ sản được địa phương đặc biệt quan tâm.