ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 16-5-24 11:01:28
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

“Thuận thiên” để sản xuất bền vững

Báo Cà Mau Trong 13 tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL), Cà Mau là địa phương chịu sự tác động nghiêm trọng nhất của biến đổi khí hậu; trong năm, bất kể mùa nào cũng bị ảnh hưởng nặng nề từ thiên tai. Vì thế, để ổn định và phát triển, không còn cách nào khác hơn là phải “thuận thiên”, dựa vào những biến đổi của tự nhiên. Từ đó, địa phương đã hình thành nhiều giải pháp công trình, mô hình sản xuất phù hợp với thực tiễn.

Trước hết, rõ nhất là mô hình kinh tế dưới tán rừng; đặc biệt là nuôi tôm dưới tán rừng tại các huyện: Ngọc Hiển, Năm Căn và Ðầm Dơi, được xem là hình thức sản xuất ổn định, hiệu quả và phát triển gần gũi với tự nhiên, bảo vệ môi trường, ứng phó tác động của biến đổi khí hậu, tạo sinh kế bền vững. Không dừng lại chỉ ở con tôm và cây rừng, hiện nay người dân còn nuôi kết hợp con sò, con cua dưới tán rừng, phù hợp với hệ sinh thái, nhằm tạo ra những sản phẩm đặc trưng, trứ danh, giảm thiểu rủi ro sản xuất độc canh, gia tăng thu nhập.

“Giữ được rừng, không chỉ để có môi trường trong lành, ứng phó thiên tai, mà ở đó là sự phát triển kinh tế ổn định và bền vững. Ðây là sự lựa chọn tuyệt vời, các địa phương có rừng đước tiếp tục phát huy hiệu quả”, ông Trần Hoàng Lạc, Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hiển, địa phương có diện tích nuôi trồng thuỷ sản dưới tán rừng lớn nhất tỉnh, thể hiện quyết tâm.

Ðại diện các tổ chức nước ngoài thích thú với con tôm sú Cà Mau được nuôi dưới tán rừng đước nhân dịp về Cà Mau dự Hội nghị quốc gia huy động nguồn lực thực hiện các giải pháp nông nghiệp thuận thiên, tháng 3/2024.

Một mô hình khác có hiệu quả không thua kém, đó là lúa - tôm. Trước sự xâm nhập mặn sâu nội đồng, khi hạ tầng thuỷ lợi chưa đảm bảo, mô hình lúa - tôm ra đời như là điều tất nhiên trong sản xuất nhằm thích ứng điều kiện thực tế.

Cái hay của mô hình này, theo như phân tích của ông Lê Văn Sử, Phó chủ tịch UBND tỉnh, đó là phù hợp với đặc trưng 2 mùa mưa - nắng của miền Nam, đặc biệt khi Cà Mau hoàn toàn dựa vào nguồn nước ngọt ở mùa mưa để sản xuất theo hệ sinh thái. Mùa mưa thì làm lúa, đến mùa hạn là nuôi tôm. Càng bất ngờ hơn khi có sự cộng sinh của 2 hệ sinh thái này để phát triển tốt. “Ðây là mô hình điển hình nhất trước tác động của biến đổi khí hậu, không riêng Cà Mau mà có mặt tại hầu hết các tỉnh ven biển khu vực ÐBSCL”, ông Lê Văn Sử thông tin.

Tại hội nghị mới đây do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức ở tỉnh Cà Mau, ông Christopher Howe, Giám đốc Cảnh quan ÐBSCL (WWF - Việt Nam - Tổ chức Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam), cho biết, một trong những thành công lớn của tổ chức này trong thực hiện các giải pháp dựa vào tự nhiên là mô hình thí điểm trồng lúa - tôm luân canh tại Cà Mau, khi mô hình đã đạt được Chứng chỉ ASC đầu tiên cho nhóm hộ sản xuất lúa - tôm tại Việt Nam vào tháng 10/2022.  

“Phương pháp canh tác này không chỉ mang đến cho người dân thu nhập gấp 3 lần so với các hộ không tham gia dự án, mà còn giúp tăng mức bồi đắp trầm tích ở các khu vực dự án từ 10-40% so với các địa điểm thông thường khác”, ông Christopher Howe chia sẻ.

Trong sản xuất “thuận thiên”, qua quá trình nghiên cứu, mới đây ở Cà Mau xuất hiện hình thức nuôi tôm siêu thâm canh lót bạt tuần hoàn. Ðây được xem là mô hình sản xuất tôm siêu thâm canh khép kín thông qua áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ. Cái được lớn nhất là bảo vệ hệ sinh thái vùng nuôi, đặc biệt là môi trường nước, mở ra hướng đi mới cho nghề nuôi tôm công nghệ cao vốn đã “tai tiếng” về gây ô nhiễm môi trường lâu nay. 

Tìm ra mô hình “thuận thiên” đã khó, duy trì và mở rộng càng khó hơn. Theo đó, cần có sự đầu tư về hạ tầng giao thông, thuỷ lợi nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu thụ hàng hoá hiệu quả, nâng cao giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm, góp phần xây dựng nông thôn mới, từ đó việc nhân rộng mô hình sẽ lan toả rộng khắp.

Tận dụng đất dưới các tuyến kênh bị khô hạn và nguồn nước còn sót lại, người dân ấp Cơi 4, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, trồng hoa màu, có nguồn thu nhập trong những tháng hạn hán.

Theo đó, giai đoạn 2021-2025, tổng nguồn vốn ngân sách hỗ trợ các dự án ngành nông nghiệp là 2.507 tỷ đồng. Riêng trong năm 2023, đã hỗ trợ 994 tỷ đồng. Ngoài ra, các nguồn huy động hợp pháp khác cũng phát huy hiệu quả, điển hình như Dự án nuôi thuỷ sản công nghệ cao có tổng mức đầu tư 200 tỷ đồng, được thực hiện bởi Công ty Cổ phần Thuỷ sản Cà Mau.

Qua kinh nghiệm thực tế, để duy trì sản xuất “thuận thiên” và tạo ra quy mô sản xuất lớn, dưới góc độ quản lý, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử cho rằng, cần mở rộng không gian kinh tế mang tính liên kết vùng, tạo thành chuỗi ngành hàng. Theo đó, cần đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học phục vụ sản xuất “thuận thiên”, xác định chính xác mô hình sản xuất phù hợp thực tiễn tại các địa phương, tạo lập cơ chế liên kết; và các nội dung này cần được định hướng xuyên suốt...

Với những thành công bước đầu, cùng với sự đồng thuận cao của người dân và quyết tâm lớn của chính quyền, cho thấy, khát vọng sản xuất “thuận thiên” được Cà Mau lựa chọn là hướng đi xuyên suốt trong quá trình phát triển thích ứng.


“Chúng ta sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu, có áp dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ mới, không làm tổn hại đến môi trường; đang có những bước chân tích cực và hiệu quả trên con đường “thuận thiên” để phát triển bền vững, và Cà Mau đang rất quyết tâm theo đuổi hướng đi này”, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử chia sẻ.


 

Trần Nguyên

 

Thành công từ nuôi tôm "thuận thiên"

Hộ ông Hồ Minh Anh, ấp Công Trung, xã Trần Thới, là một trong những nông dân đi đầu áp dụng mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến (QCCT) và QCCT 2 giai đoạn ở địa phương, mang lại hiệu quả kinh tế cao ngay trong thời điểm nắng hạn gay gắt.

Ngăn chặn khai thác vi phạm từ nhận thức

Thời gian qua, xã Khánh Tiến rất quan tâm thực hiện công tác phòng, chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), nhất là ngăn chặn tình trạng tàu khai thác vi phạm vùng biển nước ngoài.

Mua giống trôi nổi, nông dân thiệt đủ bề

Cây giống là nguyên liệu đầu vào, có vai trò quyết định đến năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất. Tuy nhiên, tại huyện U Minh, thời gian qua cây giống kém chất lượng, nhất là keo lai giống, vẫn len lỏi ở nhiều nơi. Tin theo lời quảng cáo của người bán và chiêu đánh vào tâm lý muốn mua cây giống giá rẻ để tiết kiệm chi phí sản xuất, đã có nhiều trường hợp mua cây giống trôi nổi, hậu quả là mất tiền, thời gian, công sức và thiệt hại nặng nề về kinh tế.

Làm giàu từ con tôm

Hiện nay, huyện Ðầm Dơi có 299 ha, với 492 hộ nuôi tôm thâm canh; hơn 1.500 ha, với hơn 1.900 hộ nuôi nuôi tôm siêu thâm canh. So với trước đây, diện tích nuôi tôm siêu thâm canh phát triển khá nhanh, vì hiệu quả kinh tế đem lại khá cao, bình quân đạt 30-40 tấn/ha/vụ.

Số hoá quản lý khai thác

Thời gian qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) không ngừng đẩy mạnh số hoá trong quản lý, khai thác thuỷ sản, góp phần nâng cao hiệu quả công tác thống kê, kiểm soát tàu cá, chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Siết chặt quản lý chất lượng tôm giống

Cà Mau có lợi thế và tiềm năng phát triển kinh tế thuỷ sản, đặc biệt là mặt hàng tôm. Với diện tích nuôi và sản lượng lớn, phong phú về chủng loại, phương thức canh tác đa dạng, nên việc quản lý, kiểm dịch chất lượng tôm giống luôn được ngành chức năng tăng cường, nhằm mang lại lợi ích cho người nuôi, giữ vững giá trị cho con tôm Cà Mau trên thị trường.

Chủ động sản xuất vụ lúa hè thu

Theo kế hoạch, vụ lúa hè thu năm nay, huyện Trần Văn Thời xuống giống 28.954 ha. Ðến thời điểm này, nông dân trong huyện đã cày ải phơi đất được hơn 25.070 ha; với gần 3.870 ha còn lại, do mặt đất khô cứng, máy cày không hoạt động được, làm chậm tiến độ cày ải.

Cua nuôi thiệt hại - Nông dân khó khăn

Huyện Ngọc Hiển có hơn 23.100 ha nuôi thuỷ sản. Bên cạnh con tôm, thời gian qua, con cua trở thành đối tượng nuôi chủ lực, hiệu quả kinh tế cao, tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân. Tuy nhiên, gần đây tình trạng cua chết xảy ra ở nhiều địa phương trong huyện, khiến chất lượng và sản lượng cua thương phẩm sụt giảm, nông dân lao đao.

Kỳ vọng nâng giá trị tôm càng xanh

Ðầu tháng 4 vừa qua, Trường Thuỷ sản (Trường Ðại học Cần Thơ) tổ chức Hội thảo, tập huấn về quy trình gây mê tôm càng xanh và chế biến sản phẩm từ tôm càng xanh tại Cà Mau, trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ (KH&CN) cấp tỉnh: “Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ bảo quản, chế biến sau thu hoạch nâng cao giá trị tôm càng xanh tại tỉnh Cà Mau” do PGS.TS Lê Thị Minh Thuỷ làm chủ nhiệm, cơ quan chủ quản là Sở KH&CN tỉnh Cà Mau.

Linh hoạt sản xuất mùa hạn

Trong mùa khô hạn gay gắt như hiện nay, một số hộ tại xã An Xuyên vẫn duy trì canh tác rau màu nhằm cung ứng nông sản cho thị trường.