ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 18-12-24 08:52:54
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Hiệu quả chính sách giảm nghèo

Báo Cà Mau Thời gian qua, chính quyền xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn, triển khai hiệu quả các dự án giảm nghèo bền vững, cùng sự nỗ lực, quyết tâm vươn lên thoát nghèo của hộ nghèo, hộ cận nghèo, từ đó công tác giảm nghèo trên địa bàn đạt kết quả tích cực. Hiện nay, xã còn 19 hộ nghèo (chiếm 1,28%) và 41 hộ cận nghèo (chiếm 2,76%).

Ông Lê Bé, Phó chủ tịch UBND xã, cho biết, địa phương được sự quan tâm và chỉ đạo của cấp trên trong việc hỗ trợ thực hiện các dự án đào tạo nghề, giải quyết việc làm và đa dạng hoá sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo để bà con cải thiện cuộc sống, vươn lên thoát nghèo, thoát cận nghèo bền vững. Mặt khác, xã phân công cán bộ xuống tận từng hộ nghèo, cận nghèo nắm bắt tâm tư, nguyện vọng cũng như hoàn cảnh để tạo điều kiện hỗ trợ cụ thể giúp họ thoát nghèo. Theo đó, đối với các hộ nghèo có đất sản xuất thì xã hướng dẫn những mô hình như nuôi cua, nuôi tôm, nuôi heo, hỗ trợ vốn, con giống. Với những hộ không đất sản xuất, sẽ hỗ trợ cất nhà, phương tiện để họ yên tâm lao động, sản xuất.

Hiện trên địa bàn xã đang triển khai thực hiện mô hình nuôi sò huyết thương phẩm, 9 hộ tham gia; nuôi heo thương phẩm, với 7 hộ. Nguồn vốn từ Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023, với tổng số tiền 489 triệu đồng.

Hộ anh Nguyễn Văn Tờ, ấp Kinh Tắc, là một trong những hộ khó khăn ở địa phương. Gia đình không đất sản xuất, chỉ có được căn nhà để che mưa nắng, anh làm đủ nghề, từ mò sò huyết đến sửa máy, thợ hồ... nhưng mỗi ngày chỉ kiếm được khoảng 300 ngàn đồng; còn vợ anh ở nhà nội trợ và đưa rước 2 con đi học. Cuộc sống khó khăn nên gia đình anh rơi vào hộ cận nghèo năm 2020.

Mô hình nuôi sò huyết giúp anh Nguyễn Văn Tờ vươn lên thoát nghèo.

Anh Tờ chia sẻ: “Ðầu năm nay, khi được địa phương hỗ trợ giống và vật tư với số tiền 30 triệu đồng, tôi mượn mẹ 0,2 ha đất, tiến hành thả hơn 100 kg sò huyết giống, loại từ 500-700 con/kg. Ðến nay, sò huyết phát triển khoẻ mạnh, nếu thuận lợi, tới thu hoạch thì tôi cũng lời hơn 30 triệu đồng. Ngay sau khi nhận được sự hỗ trợ của địa phương, gia đình tôi đã đăng ký thoát cận nghèo. Bản thân sẽ nỗ lực hơn nữa để vươn lên trong cuộc sống”.

Ðược địa phương hỗ trợ 6 con heo giống để chăn nuôi, anh Quách Tuyền, người dân tộc Khmer, ấp Cái Nai, phấn khởi: “Khi mới nhận, heo chỉ nặng khoảng 10 kg, sau khi nuôi khoảng 3 tháng thì heo đã nặng hơn 50 kg và đang phát triển rất khoẻ mạnh. Sau khi chúng đạt trọng lượng, tôi sẽ xuất chuồng 4 con, chừa lại 2 con để gây giống tiếp tục chăn nuôi. Rất cảm ơn địa phương đã tạo điều kiện cho tôi có cơ hội để chăn nuôi, phát triển kinh tế, tôi sẽ quyết tâm lao động để thoát nghèo bền vững”.

Anh Quách Tuyền được địa phương hỗ trợ heo giống để chăn nuôi thoát nghèo.

Vợ chồng anh Tuyền có 3 con, hằng ngày anh đi làm thuê để trang trải cuộc sống gia đình. Năm 2019, gia đình anh rơi vào hộ nghèo, năm 2022 thì cận nghèo, và khi được hỗ trợ chăn nuôi, anh đã đăng ký thoát nghèo.

Có cuộc sống ổn định, kinh tế phát triển sắm sửa tiện nghi cho gia đình là góp phần trong công tác giảm nghèo của địa phương.

Bên cạnh công tác hỗ trợ vốn, con giống, vật tư để người dân chăn nuôi, sản xuất vươn lên thoát nghèo, UBND xã còn mở 1 lớp đào tạo nghề nuôi tôm 2 giai đoạn tại ấp Chống Mỹ B, có 30 học viên và 1 lớp tại ấp Cái Nai, với 30 học viên; 1 lớp chăn nuôi gà, có 30 học viên.

Tuy nhiên, công tác giảm nghèo ở xã Hàm Rồng vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Trong đó, phần lớn hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo chủ yếu làm thuê nên việc đi học nghề còn hạn chế, không có thời gian để tham gia các lớp đào tạo nghề; nguy cơ tái nghèo cao; một số hộ nghèo có nhà ở vẫn chưa đảm bảo theo tiêu chí của Bộ Xây dựng. Một số ít hộ nghèo có tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, cộng đồng, chưa có ý thức vươn lên thoát nghèo hoặc không muốn thoát nghèo. Việc làm chưa ổn định, thu nhập của các hộ nghèo thấp so với giá cả thị trường hiện nay.

“Thời gian tới, UBND xã tập trung thực hiện tốt các chương trình, dự án giảm nghèo, chống tái nghèo, quan tâm đặc biệt đến việc hỗ trợ phát triển sản xuất và đời sống các gia đình chính sách, đồng bào dân tộc; phát huy và nhân rộng các dự án, mô hình sản xuất hiệu quả. Thường xuyên kiểm tra việc quản lý các nguồn vốn đầu tư cho các dự án giải quyết việc làm, giảm nghèo, đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đích, đầu tư đúng đối tượng và phát huy hiệu quả. Ðồng thời, thực hiện tốt công tác chăm lo, giúp đỡ, hỗ trợ điều kiện sinh hoạt cho hộ nghèo. Ðẩy mạnh công tác đền ơn đáp nghĩa, xây dựng mới, sửa chữa nhà cho đối tượng người có công; chính sách nhà ở cho người nghèo, người dân tộc”, ông Lê Bé chia sẻ./.

 

Hoàng Vũ - Quách Nguyên

 

Tiềm năng phát triển bất động sản vùng ven

Trong vài năm trở lại đây, thị trường bất động sản (BÐS) tại các khu vực ngoại thành đã trở thành tâm điểm chú ý của giới đầu tư và người dân. Từ những khu vực từng được xem là ít giá trị, nay vùng ven đô dần nổi lên như một “vùng đất hứa” nhờ sự phát triển mạnh mẽ của hạ tầng giao thông, các dự án quy hoạch đô thị và sự dịch chuyển dân cư. Tuy nhiên, đi cùng với cơ hội là không ít thách thức cần giải quyết để biến tiềm năng thành hiện thực.

Cách nào giữ được cây tràm?

Mỗi khi có chuyến về huyện U Minh công tác, lòng tôi chợt bồi hồi mỗi khi xe lăn bánh trên những cung đường quen thuộc, bởi không còn cảm nhận được mùi hương quen thuộc của bông tràm - giống cây đặc trưng của vùng đất U Minh. Giờ đây, chiếm ưu thế ở xứ này là cây keo lai, bởi cho giá trị kinh tế cao theo nhu cầu thị trường. Diện tích trồng tràm vì thế dần bị thu hẹp, cây tràm sẽ về đâu đang là nỗi băn khoăn của nhiều người.

Bài cuối: “Chìa khóa” đưa Cà Mau vươn xa

Cà Mau là tỉnh duy nhất của nước ta có 3 mặt giáp biển với chiều dài bờ biển 254 km; gần 300.000 ha nuôi thuỷ sản; diện tích tự nhiên chiếm 13,15% và rừng ngập mặn chiếm 77% diện tích vùng ĐBSCL... Với tiềm năng, lợi thế đặc biệt này, nếu được phát huy tối đa sẽ là “chìa khoá” mở cánh cửa đưa Cà Mau vươn nhanh và xa hơn trong tương lai.

Ðổi mới, sáng tạo - động lực đột phá

Phát triển khoa học - công nghệ (KH-CN) và đổi mới sáng tạo là động lực chính để thúc đẩy tăng trưởng, tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả. Theo đó, trên địa bàn tỉnh Cà Mau những năm qua, KH-CN và đổi mới sáng tạo không ngừng phát triển trên tất cả các lĩnh vực, nhất là đối với tôm nuôi, mặt hàng chủ lực của tỉnh.

Làng nghề khô cá cơm Sông Ðốc

Nghề làm khô cá cơm ở Sông Ðốc có từ rất lâu đời, nhưng chỉ phát triển mạnh những năm gần đây. Nhiều cơ sở quy mô lớn với hàng trăm lao động, cơ sở vật chất được đầu tư mới, hiện đại, mỗi năm xuất ra thị trường hàng ngàn tấn, doanh thu hàng trăm tỷ đồng, góp phần tăng ngân sách và giải quyết việc làm cho lao động nhàn rỗi ở địa phương.

Ðổi thay trên vùng kinh tế mới

Trải qua nhiều thăng trầm, vùng đất Nông trường Quốc doanh Sông Ðốc (huyện Trần Văn Thời) ngày nào nay đã thay da đổi thịt. Người dân khai phá vùng kinh tế mới nay có cuộc sống sung túc.

Bài 2: Khởi nghiệp xanh

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Cà Mau có nhiều mô hình sản xuất áp dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến mang lại hiệu quả kinh tế cao. Chủ nhân của các mô hình có thể là doanh nghiệp, cán bộ hưu trí, cựu chiến binh, tri thức hay nông dân chân đất… Tất cả đã bắt nhịp được xu hướng khởi nghiệp xanh - hướng phát triển bền vững trong tương lai.

Thoát nghèo nhờ vốn chính sách

Thời gian qua, trên địa bàn huyện Đầm Dơi có hàng ngàn lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn tín dụng chính sách xã hội, với tổng vốn vay hàng trăm tỷ đồng, từ đó có điều kiện vươn lên phát triển kinh tế, cải thiện cuộc sống.

Phát triển kinh tế xanh: Hướng đi chắc bền cho người dân Cà Mau

Nhờ được thiên nhiên ưu đãi về rừng, về biển, tỉnh Cà Mau là địa phương có nhiều tiềm năng, lợi thế để triển khai các mô hình kinh tế xanh. Thời gian qua, các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh đã và đang đồng hành cùng người dân và doanh nghiệp thực hiện “cuộc cách mạng” phát triển kinh tế xanh, như: năng lượng tái tạo; khuyến khích các mô hình sản xuất nông nghiệp giảm phát thải, thân thiện với môi trường như mô hình tôm - lúa, tôm rừng… bước đầu đã mang lại hiệu quả.

Thu ngân sách ước vượt chỉ tiêu trên 500 tỷ đồng

Dù đối mặt với tình hình kinh tế biến động, nhiều khó khăn, thách thức, song, với sự chỉ đạo kỳ quyết của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, lãnh đạo tỉnh và sự nỗ lực của ngành thuế, đến thời điểm này, ngành thuế tỉnh đã về đích thu ngân sách Nhà nước (NSNN), dự kiến cả năm vượt khá cao so với dự toán được giao.