ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 27-7-24 10:00:40
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cùng nhau vươn lên

Báo Cà Mau Ðể tạo việc làm, sinh kế cho phụ nữ nông thôn, thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện U Minh có những mô hình hay, hiệu quả, giúp tăng thu nhập, góp phần giảm nghèo.

Năm 2019, chị Dương Thị Nguyên, Ấp 14, xã Khánh An, trồng bồn bồn trên 11 công đất của gia đình. Từ đó đến nay, mô hình mang lại thu nhập khá ổn định.

Mô hình trồng bồn bồn kết hợp nuôi cá đồng còn tạo việc làm cho lao động nam, với việc nhổ bồn bồn, tiền công 40 ngàn đồng/giờ/người.

Chị Nguyên chia sẻ: “Mỗi ngày gia đình thu hoạch trên 300 kg bồn bồn thành phẩm. Trung bình thu hoạch bồn bồn 10 ngày/tháng, trừ chi phí còn trên 10 triệu đồng. Ngoài ra, tôi còn kết hợp nuôi cá lóc, cá trê, cá rô. Tuỳ diện tích ao nuôi, có thể 1 năm hoặc 2 năm thu hoạch 1 lần”.

Mô hình trồng bồn bồn kết hợp nuôi cá đồng còn tạo việc làm cho lao động trong ấp. Chị Nguyễn Thị Luyến, cùng ở Ấp 14, cho biết: “Tôi làm thêm việc tách bồn bồn tươi, thu nhập mỗi ngày từ 100-130 ngàn đồng. Công việc này tương đối nhẹ nhàng và mang lại thu nhập ổn định, nếu làm thêm ca đêm thì thu nhập khoảng 280 ngàn đồng/ngày”.

Mô hình trồng bồn bồn kết hợp nuôi cá đồng ở Ấp 14, xã Khánh An, tạo việc làm thường xuyên cho nhiều phụ nữ nơi đây.

Chị Ðặng Yến Như, Ấp 13, xã Khánh An, cũng là một trong những phụ nữ trẻ khởi nghiệp thành công từ sản vật có sẵn tại địa phương. Mang thương hiệu “Cô Ba Như”, các sản phẩm được chế biến từ chuối xiêm như: chuối khô, chuối chiên giòn, kẹo chuối, có được lượng khách hàng khá đông và ổn định, tạo việc làm cho nhiều phụ nữ cùng xóm.

Chị Như cho biết: “Tôi nghĩ, nếu chuối tươi không bán được thì chuyển sang ép chuối khô để bán. Trừ chi phí, tôi thu nhập từ 40-50 triệu đồng/tháng. Sau thành công, tôi quyết định nhân rộng mô hình ép chuối khô để tạo việc làm, đồng thời giới thiệu, quảng bá đặc sản quê hương mình đến bạn bè cả nước”.

Chị Đặng Yến Như giới thiệu các sản phẩm làm từ chuối đến chị Nguyễn Kiều Lam (bên phải), Phó chủ tịch Hội LHPN huyện U Minh và chị Phạm Thị Lụa, Phó chủ tịch Hội LHPN xã Khánh An.

Chị Phạm Thị Lụa, Phó chủ tịch Hội LHPN xã Khánh An, cho biết: "Hội viên phụ nữ xã có nhiều mô hình phát triển kinh tế như: trồng bồn bồn và nuôi cá đồng, sơ chế cây bồn bồn, trồng chuối lấy lá, chăn nuôi heo, nuôi chồn... đã tạo việc làm, mang lại thu nhập, ổn định cuộc sống. Năm 2023, Hội đã giúp đỡ 13 hộ thoát nghèo và 9 hộ cận nghèo”.

Tương tự, Hội LHPN xã Khánh Tiến duy trì nhiều mô hình phụ nữ đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế: Tổ làm bánh dân gian ở Ấp 10 tạo việc làm cho 10 thành viên, thu nhập trung bình từ 2 triệu đồng/người/tháng; Tổ hợp tác phụ nữ làm chả cá tại Ấp 5 tạo việc làm cho hơn 15 thành viên; Tổ hợp tác phụ nữ vá lưới ở Ấp 6; mô hình chia sẻ yêu thương; mô hình làm tàu hủ tại Ấp 6. Bên cạnh đó, các chi hội còn có nhiều hình thức hỗ trợ nhau như: hùn vốn xoay vòng, hùn tiền mua bảo hiểm y tế...

Chị Lâm Tuyết Măng, Chi hội Phụ nữ Ấp 5, Tổ trưởng Tổ hợp tác làm chả cá, chia sẻ: “Trung bình mỗi ngày tổ làm được 300 kg chả từ cá phi và cá trôi, tạo việc làm cho khoảng 15 lao động nữ, thu nhập từ 250 ngàn đồng/người/ngày”.

 Mô hình làm chả cá của phụ nữ Ấp 5, xã Khánh Tiến hiện đang duy trì hiệu quả.

Bà Nguyễn Kiều Lam, Phó chủ tịch Hội LHPN huyện U Minh, cho biết: “Thời gian qua, phong trào phụ nữ phát triển kinh tế, hỗ trợ nhau tạo việc làm, đã phát triển rộng khắp, mang lại hiệu quả thiết thực. Từ các mô hình đã tạo bước ngoặt giúp nhiều hội viên, phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn vươn lên ổn định cuộc sống, thoát nghèo, động viên nhiều chị em khác cùng vươn lên, ổn định cuộc sống”.

Năm 2023, Hội LHPN huyện U Minh đã giúp trên 160 hội viên giảm nghèo. “Thời gian tới, Hội tiếp tục rà soát hộ nghèo, cận nghèo; tăng cường nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng của hội viên để kịp thời giúp đỡ”, bà Lam cho biết thêm./.

 

Quỳnh Anh - Lê Tuấn

 

Nâng giá trị con cá phi

Từ chỗ không có nhiều giá trị kinh tế, hiện nay, cá phi được chế biến thành đặc sản, món ngon không thể bỏ qua khi đến Cà Mau. Ðể nâng tầm sản vật, Hợp tác xã (HTX) khô - mắm Minh Quách (ấp Bờ Ðập, xã Trần Phán, huyện Ðầm Dơi) sản xuất nhiều sản phẩm giá trị gia tăng từ cá phi. Sau nhiều nỗ lực, đến nay, các sản phẩm của HTX không chỉ mở rộng thị trường cũng như sản lượng tiêu thụ, mà còn sẵn sàng gia nhập vào sân chơi OCOP.

Khá giả nhờ cách làm mới

Dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn thử nghiệm nhiều mô hình kinh tế, nhiều hộ dân có nguồn thu nhập tốt, cải thiện đáng kể đời sống.

Nông sản sạch luôn có đầu ra

Nhằm liên kết, đa dạng hoá các sản phẩm nông sản sạch và ổn định đầu ra, ấp Thị Tường, xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước đã thành lập tổ hợp tác (THT) xây dựng mô hình trồng màu. Việc thực hiện mô hình này vừa hạn chế cỏ dại, vừa có nguồn thực phẩm cải thiện bữa ăn hằng ngày và mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân.

Nhiều chương trình, dự án đem lại lợi ích cho nông dân

Thực hiện nhiệm vụ công tác Hội và phong trào nông dân, 6 tháng đầu năm 2024, các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, cuộc vận động “Quỹ hỗ trợ Nông dân” trong tỉnh tiếp tục được triển khai sâu rộng và mang lại kết quả tích cực, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh ở địa phương.

Tổng sản phẩm khu vực ngư - nông - lâm nghiệp tăng 3,24%

Đó là kết quả nổi bật của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 6 tháng đầu năm 2024, được báo cáo tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch 6 tháng cuối năm 2024 do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức chiều 8/7.

Bảo vệ cá non, chống khai thác tận diệt

Hiện đã vào mùa mưa, là thời kỳ sinh trưởng của các loài thuỷ sản nước ngọt, trong đó có cá đồng tự nhiên. Vì thế, huyện Trần Văn Thời chỉ đạo các ngành liên quan, các xã, thị trấn tăng cường công tác bảo vệ cá non, gắn với chống khai thác thuỷ sản theo kiểu huỷ diệt và tận diệt.

Thu nhập cao từ nuôi dúi

Là loài gặm nhấm, dễ nuôi, dễ chăm sóc, cho thu nhập ổn định, thời gian gần đây, mô hình nuôi dúi bắt đầu phát triển trên địa bàn tỉnh. Anh Phạm Ga Băng, ấp Công Ðiền, xã Phong Ðiền, huyện Trần Văn Thời, đã và đang thành công với mô hình này.

Nuôi tôm bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu

Nêu lên hàng loạt những khó khăn thách thức ảnh hưởng đến nghề nuôi tôm tại địa phương và khu vực ĐBSCL, như: quy hoạch phát triển ngành tôm còn chậm, hạ tầng vùng nuôi chưa đáp ứng nhu cầu; môi trường ngày càng suy thoái, ô nhiễm…, tại Diễn đàn Khuyến nông và Nông nghiệp với chủ đề “Phát triển nuôi tôm bền vững giảm phát thải, thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL” do Trung tâm Khuyến nông quốc gia tổ chức tại Cà Mau vào sáng 28/6, ông Châu Công Bằng, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Cà Mau, cho rằng chính những tồn tại trên đã dẫn đến khả năng cạnh tranh của ngành tôm thấp; hiệu quả sản xuất, kinh doanh chưa cao, thiếu bền vững.

Trên 150 cán bộ, hội viên nông dân tham gia diễn đàn “Nông dân khởi nghiệp, sáng tạo trong thời kỳ chuyển đổi số”

Chiều 27/2, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh tổ chức diễn đàn “Nông dân khởi nghiệp, sáng tạo trong thời kỳ chuyển đổi số” nhằm áp dụng công nghệ thông tin, công nghệ số thay đổi cách điều hành trong sản xuất và chế biến, tiêu thụ nông sản cho cán bộ hội viên nông dân, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ sản xuất kinh doanh giỏi.

Ðồng bộ giải pháp bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản

Huyện U Minh được thiên nhiên ưu đãi “rừng vàng, biển bạc”, nhưng những năm gần đây, do sự phát triển quá nhanh của các phương tiện đánh bắt, khai thác quá mức, làm cho nguồn lợi thuỷ sản cả vùng biển và vùng ngọt giảm sút nghiêm trọng. Chính vì vậy, công tác bảo tồn và phát triển nguồn lợi thuỷ sản được địa phương đặc biệt quan tâm.