ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 27-7-24 10:09:23
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chìa khoá thúc đẩy phát triển nông thôn

Báo Cà Mau Ðể tối ưu hoá quy trình sản xuất và vận chuyển, việc áp dụng mạng lưới logistics (hệ thống tổ chức vận chuyển, giúp dòng chảy sản phẩm đến đúng địa điểm, đúng thời gian và an toàn) ở các vùng nông thôn trở nên cực kỳ quan trọng, mang lại nhiều lợi ích đáng kể và được xem là giải pháp đột phá để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Ông Nguyễn Văn Sang, Ấp 1, xã Trí Phải, huyện Thới Bình, có nghề trồng củ cải. Ông chia sẻ: "Trước đây, việc vận chuyển củ cải của tôi từ huyện ra các tỉnh lân cận để bán rất khó khăn và tốn kém. Tôi phải tự vận chuyển bằng xe tải, thường xuyên gặp tình trạng ùn tắc giao thông và hư hỏng. Nhờ có sự phát triển của mạng lưới logistics, giờ đây tôi có thể dễ dàng kết nối với các công ty vận tải và thương mại điện tử để tiêu thụ sản phẩm. Nhờ vậy, giá bán củ cải cao hơn so với bán cho thương lái, thu nhập cũng tăng lên".

Ông Nguyễn Văn Sang phấn khởi khi giảm được nhiều chi phí và tăng thêm lợi nhuận khi ứng dụng công nghệ logistics.

Ông Lê Quốc Việt, Giám đốc Hợp tác xã Cua Năm Căn, huyện Năm Căn, cho biết: “Hợp tác xã thường xuyên phải vận chuyển cua đến các tỉnh ngoài để bán. Mạng lưới logistics đã giúp tôi tiết kiệm được rất nhiều chi phí và thời gian vận chuyển được rút ngắn. Giờ đây, hợp tác xã của tôi có thể theo dõi hành trình của sản phẩm cua qua điện thoại và đảm bảo rằng chúng được vận chuyển trong điều kiện tốt nhất. Khách hàng cũng có thể dễ dàng đặt hàng trực tuyến và nhận hàng ngay tại cửa hàng”.

Sự phát triển của công nghệ đã mở ra nhiều cơ hội mới cho việc cải thiện mạng lưới logistics ở các vùng nông thôn, vì khi sử dụng phần mềm quản lý vận tải giúp việc quản lý thông tin đơn hàng, theo dõi hành trình vận chuyển, tối ưu hoá tuyến đường và tiết kiệm chi phí. Các phần mềm quản lý vận tải như: Logix, VietMap Logistics, TMS Cloud giúp quản lý đơn hàng, theo dõi vị trí xe, tối ưu hoá lộ trình, lập hoá đơn tự động...

Song song đó, ứng dụng công nghệ IoT giúp theo dõi vị trí và tình trạng hàng hoá trong suốt quá trình vận chuyển, đảm bảo an toàn và chất lượng hàng hoá. Các thiết bị IoT như cảm biến nhiệt độ, cảm biến độ ẩm, camera giám sát giúp theo dõi điều kiện bảo quản hàng hoá trong suốt hành trình, đảm bảo hàng hoá được vận chuyển đúng tiêu chuẩn.

Và không thể bỏ qua việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI). Hệ thống AI có thể dự đoán nhu cầu vận chuyển dựa trên dữ liệu lịch sử, dữ liệu thị trường, dữ liệu thời tiết... giúp doanh nghiệp logistics chủ động sắp xếp nguồn lực và đưa ra các giải pháp vận chuyển phù hợp. Bên cạnh đó, thu thập và phân tích dữ liệu từ các hoạt động logistics có thể cung cấp thông tin quan trọng để tối ưu hoá kế hoạch vận chuyển, dự báo nhu cầu, giúp tăng cường hiệu quả, giảm chi phí.

Công nghệ giúp nâng cao chất lượng dịch vụ logistics, đảm bảo hàng hoá được vận chuyển an toàn, đúng thời gian và địa điểm.

“Tạo kênh bán hàng trực tuyến cho sản phẩm nông nghiệp, giúp người dân dễ dàng tiếp cận thị trường và bán hàng hiệu quả hơn. Các nền tảng thương mại điện tử như: Sendo, Tiki, Lazada, Shopee kết nối người bán với người mua, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ bán hàng như marketing, quảng cáo, vận chuyển, thanh toán... Ngoài ra, nâng cao tính minh bạch và truy xuất nguồn gốc hàng hoá, giúp người tiêu dùng an tâm về chất lượng sản phẩm”, ông Lê Văn Quốc Khánh, Giám đốc Công ty TNHH Nin Sing Logistics chi nhánh Cà Mau, cho hay.

Ðồng thời, công nghệ Blockchain giúp ghi lại thông tin về nguồn gốc, xuất xứ, quy trình sản xuất, vận chuyển, bảo quản hàng hoá, giúp người tiêu dùng truy xuất thông tin sản phẩm một cách dễ dàng và tin cậy.​​​

Bà Châu Mỹ Tân, đại diện Công ty TNHH Han-Be Logistics (Phường 5, TP Cà Mau), cho biết: “Ðể ứng dụng công nghệ hiệu quả vào logistics nông thôn, cần phát triển nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, am hiểu về công nghệ và logistics. Cần có các chương trình đào tạo bài bản về logistics và công nghệ cho người dân tại các vùng nông thôn, giúp họ nâng cao kiến thức và kỹ năng, đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành logistics”.

Việc áp dụng mạng lưới logistics ở nông thôn là giải pháp thiết yếu để thúc đẩy kinh tế - xã hội tại các vùng nông thôn phát triển bền vững. Do đó, cần có sự chung tay góp sức của chính quyền địa phương, doanh nghiệp và sự hưởng ứng của người dân để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng cao đời sống người dân./.

 

Việt Mỹ

 

Nâng giá trị con cá phi

Từ chỗ không có nhiều giá trị kinh tế, hiện nay, cá phi được chế biến thành đặc sản, món ngon không thể bỏ qua khi đến Cà Mau. Ðể nâng tầm sản vật, Hợp tác xã (HTX) khô - mắm Minh Quách (ấp Bờ Ðập, xã Trần Phán, huyện Ðầm Dơi) sản xuất nhiều sản phẩm giá trị gia tăng từ cá phi. Sau nhiều nỗ lực, đến nay, các sản phẩm của HTX không chỉ mở rộng thị trường cũng như sản lượng tiêu thụ, mà còn sẵn sàng gia nhập vào sân chơi OCOP.

Giá gạo ổn định, giá vàng tăng

Thông tin từ Sở Tài chính, từ ngày 17-23/7/2024 giá gạo ổn định trở lại. Theo đó, lúa loại khô được các thương lái thu mua phổ biến ở mức giá 7.000-9.000 đồng/kg tuỳ thuộc vào chủng loại, chất lượng. Giá gạo tẻ thường tại TP Cà Mau là 17.500 đồng/kg, bình quân trong tỉnh là 18.407 đồng/kg.

Khởi nghiệp tại quê nhà

Tận dụng diện tích trong nhà, anh Trần Minh Ðăng (Ấp 2, xã Tân Lộc, huyện Thới Bình) khởi nghiệp thành công với mô hình nuôi rắn ri tượng. Không chỉ mở ra hướng đi mới cho gia đình, đây cũng là nguồn thu nhập giúp anh Ðăng vươn lên trong cuộc sống.

Nhiều diện tích lúa hè thu bị ngập úng do mưa

Hơn một tuần qua, do ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới, trên địa bàn tỉnh Cà Mau nói chung, vùng ngọt hoá huyện Trần Văn Thời nói riêng đã hứng chịu những cơn mưa lớn kéo dài khiến gần 570 ha lúa hè thu bị ngập úng, gây thiệt hại nặng nề cho bà con nông dân.

Khá giả nhờ cách làm mới

Dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn thử nghiệm nhiều mô hình kinh tế, nhiều hộ dân có nguồn thu nhập tốt, cải thiện đáng kể đời sống.

Giá vàng ổn định so với tuần trước

Theo báo cáo của Sở Tài chính, trên địa bàn thành phố Cà Mau, giá bán ra vàng SJC 99,99% ổn định so với tuần trước, vàng SJC 99,99% tại cửa hàng SJC Chi nhánh Cà Mau: 7.698.000 đ/chỉ.

Cầu nối lan toả tín dụng chính sách

Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) là ngân hàng duy nhất thực hiện uỷ thác vốn tín dụng chính sách cho các tổ chức chính trị - xã hội. Nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa ngân hàng và các hội, đoàn thể, đặc biệt là thông qua các tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV), thời gian qua nguồn vốn tín dụng chính sách đến với người dân kịp thời, thuận lợi, hiệu quả.

Phát huy lợi thế ngành nghề nông thôn

"Phát huy tiềm năng của khu vực nông thôn, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, tăng thu nhập người dân, góp phần tôn tạo, giữ gìn, phát huy ngành nghề truyền thống gắn với phát triển kinh tế hiện đại" là một trong những mục tiêu trong Chiến lược phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Cà Mau đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Nông sản sạch luôn có đầu ra

Nhằm liên kết, đa dạng hoá các sản phẩm nông sản sạch và ổn định đầu ra, ấp Thị Tường, xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước đã thành lập tổ hợp tác (THT) xây dựng mô hình trồng màu. Việc thực hiện mô hình này vừa hạn chế cỏ dại, vừa có nguồn thực phẩm cải thiện bữa ăn hằng ngày và mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân.

“Quỹ Tình thương” đồng hành cùng phụ nữ

Thành lập với mục đích hỗ trợ, đồng hành cùng phụ nữ trong đời sống kinh tế, “Quỹ Tình thương” đã tạo động lực cho nhiều chị em xã Biển Bạch Ðông, huyện Thới Bình, mạnh dạn phát triển kinh tế, vươn lên ổn định cuộc sống.