ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 27-7-24 07:45:29
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðồng hành cùng phụ nữ khởi nghiệp

Báo Cà Mau Thời gian qua, các cơ sở hội phụ nữ huyện Phú Tân đã đa dạng hoá các hình thức hỗ trợ hội viên khởi nghiệp, phát triển kinh tế gắn với những mô hình cụ thể. Nhờ đó, giúp nhiều chị em vươn lên có cuộc sống ổn định, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Từ hoạt động đan, vá lưới riêng lẻ của nhóm chị em phụ nữ trước đây, Hội LHPN xã Rạch Chèo đã xây dựng kế hoạch, vận động chị em thành lập tổ hợp tác để tương trợ nhau trong quá trình lao động. Tổ hợp tác gia công đan, vá lưới ấp Rạch Chèo được thành lập với 13 thành viên. Chị em hỗ trợ nhau về vốn, kinh nghiệm đan, vá lưới và đầu ra sản phẩm.

Chị em tổ viên đến điểm tập trung để làm công việc đan, vá lưới.

Trước kia, chị em tự tìm kiếm mối vá lưới riêng lẻ, công việc không thường xuyên, thu nhập không đảm bảo. Từ khi tham gia vào tổ hợp tác đến nay, chị em được tổ trưởng làm đầu mối liên hệ với các chủ lưới, nhận và phân chia công việc đều đặn cho các thành viên, vì thế, các chị có thu nhập mỗi ngày.

Chị Bùi Thị Dung, Tổ trưởng Tổ hợp tác gia công đan, vá lưới, thông tin: “Khi thành lập tổ, chị em tập hợp lại đông hơn, tương trợ lẫn nhau về mọi mặt, nhờ vậy mà công việc được ổn định. Hiện tại, mỗi chị có thu nhập trên 200 ngàn đồng/ngày từ đan, vá lưới, giúp trang trải cuộc sống gia đình tốt hơn”.

Tổ hợp tác gia công đan, vá lưới ấp Rạch Chèo sinh hoạt trao đổi về tình hình hoạt động của tổ.

Năm 2023, tổ được Hội LHPN tỉnh xét hỗ trợ 65 triệu đồng từ nguồn dự án hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp của Trung ương, để trang bị thêm máy móc, thiết bị phục vụ cho công việc đan, vá lưới. Chị Trần Hồng Nua, Chủ tịch Hội LHPN xã Rạch Chèo, cho biết: “Nhờ có trang thiết bị, máy móc, tổ đã mở rộng mô hình, nhận về nhiều sản phẩm hơn, từ đó tạo được việc làm thường xuyên cho chị em trong tổ”.

Từ phong trào đồng hành cùng chị em hội viên phụ nữ phát triển kinh tế gia đình, đến nay các cơ sở hội phụ nữ trên địa bàn huyện đã thành lập được 2 hợp tác xã, 10 tổ hợp tác và xây dựng nhiều mô hình sản xuất hiệu quả. Tổng nguồn vốn nội lực tương trợ nhau của các cơ sở hội trên 11 tỷ đồng.

Chị Ký Bé Lài, Phó chủ tịch Hội LHPN huyện, cho biết: “Thông qua các mô hình phát triển kinh tế tại địa phương, đã giải quyết việc làm thường xuyên cho hơn 5 ngàn lao động nữ, giúp chị em có nguồn thu nhập ổn định chăm lo cho gia đình, hạn chế tình trạng chị em rời quê đi làm ăn xa. Từ đó, góp phần duy trì tỷ lệ hội viên phụ nữ tại địa phương và giúp chị em gần gũi, chăm sóc, giữ lửa hạnh phúc gia đình”./.

 

Thuý Nga

 

Khởi nghiệp tại quê nhà

Tận dụng diện tích trong nhà, anh Trần Minh Ðăng (Ấp 2, xã Tân Lộc, huyện Thới Bình) khởi nghiệp thành công với mô hình nuôi rắn ri tượng. Không chỉ mở ra hướng đi mới cho gia đình, đây cũng là nguồn thu nhập giúp anh Ðăng vươn lên trong cuộc sống.

"Bệ phóng vàng" cho khởi nghiệp đột phá

Trong kỷ nguyên công nghệ hiện đại, sự phát triển kinh tế số đã tạo ra môi trường đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp (DN) khởi nghiệp. Từ việc tiếp cận nguồn tài chính dễ dàng hơn, đến khả năng mở rộng thị trường, tiếp cận khách hàng toàn cầu, kinh tế số đã thay đổi cách các DN trẻ phát triển và cạnh tranh.

Thêm cơ hội thành công cho startup, doanh nghiệp

Hiện nay, phong trào khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở Cà Mau đang được lan toả tích cực. Mới đây, Câu lạc bộ Khởi nghiệp tỉnh Cà Mau (CSC) và Trung tâm Ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao (AHBI) đã ký kết ghi nhớ hợp tác, đánh dấu sự bắt tay hợp tác mạnh mẽ và tầm nhìn đồng lòng giữa hai bên; đồng thời, tạo cầu nối giúp phát triển hoạt động hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại AHBI và CSC.

Ðồng hành cùng phụ nữ khởi nghiệp

Thời gian qua, các cơ sở hội phụ nữ huyện Phú Tân đã đa dạng hoá các hình thức hỗ trợ hội viên khởi nghiệp, phát triển kinh tế gắn với những mô hình cụ thể. Nhờ đó, giúp nhiều chị em vươn lên có cuộc sống ổn định, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Trao cơ hội khởi nghiệp

Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Tân Phú, huyện Thới Bình, tranh thủ các nguồn vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội để hội viên phụ nữ được tiếp cận vay vốn ưu đãi, từ đó mạnh dạn khởi nghiệp, vươn lên phát triển kinh tế.

Khởi nghiệp từ đam mê làm bánh ngọt

Vì hoàn cảnh gia đình đơn chiếc, chị Nguyễn Thị Bích Liễu (ấp Kinh 5B, xã Tân Phú, huyện Thới Bình) từ bỏ công việc giáo viên. Về nhà, chị khởi nghiệp với việc làm và kinh doanh các loại bánh ngọt. Niềm đam mê và tâm huyết với nghề đã mang lại cho chị thành công nhất định.

Về quê làm giàu

“Khởi nghiệp giờ đây không còn là phong trào nữa mà đi vào thực chất. Thực tế đã chứng minh và kiểm nghiệm qua sự phát triển bền vững của các thành viên trong cộng đồng khởi nghiệp, đặc biệt là các bạn trẻ mạnh dạn khởi nghiệp tại quê nhà.

Cầu nối khởi nghiệp hiệu quả

Phát huy vai trò cầu nối, thời gian qua, Xã đoàn Tân Dân, huyện Ðầm Dơi, hỗ trợ đoàn viên, thanh niên (ÐVTN) khởi nghiệp thông qua nhiều hoạt động như: định hướng, tư vấn, giới thiệu việc làm, hỗ trợ vốn... Qua đó, giúp nhiều ÐVTN nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế.

Ðể khởi nghiệp thành công

“97% dự án khởi nghiệp thất bại, chỉ có 3% là thành công, nhưng các bạn hãy tin rằng, thành công luôn đến bên mình nếu như chúng ta nỗ lực mỗi ngày, lao động mỗi ngày, sáng tạo mỗi ngày”, đó là những lời sẻ chia, động viên, khích lệ tinh thần của ông Hoàng Nam Tiến, Phó chủ tịch Hội đồng Trường Ðại học FPT, gửi gắm các bạn trẻ Cà Mau trên con đường khởi nghiệp.

Lão nông đam mê phát triển nông sản

Gần tuổi 60, thế nhưng ông Mai Lam Phương (ngụ khóm Ngọc Tuấn, thị trấn Cái Nước, huyện Cái Nước) vẫn hăng say phát triển kinh tế theo mô hình đa cây, đa con trên cùng diện tích. Bằng tình yêu lao động, tinh thần sáng tạo, ông đã khởi nghiệp từ chính những nông sản sạch tự trồng và tạo ra những sản phẩm mang thương hiệu.