ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 18-1-25 13:52:15
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Biến kiến thức khoa học thành sản phẩm hữu ích

Báo Cà Mau Trên nền tảng kiến thức khoa học - công nghệ có được, nhóm học sinh Trường THPT Tắc Vân (TP Cà Mau) làm ra chế phẩm sinh học phòng trừ sâu hại từ rau má lá sen. Mô hình này đoạt giải Nhất Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh lần thứ VII (2023-2024) và giải Nhất Cuộc thi Mời gọi vốn của CamaUP’24.

Nhóm tác giả gồm các em: Hứa Nguyễn Duy, Nguyễn Thiện Phúc và Phan Thiện Nhân, Lớp 11C1, Trường THPT Tắc Vân. Ðiểm chung kết nối nhóm bạn trẻ chính là xuất phát điểm thành tích học tập xuất sắc trong đội tuyển học sinh giỏi Sinh học của tỉnh, với những giải thưởng khá cao. Thêm vào đó là nền tảng khoa học - kỹ thuật tốt và đam mê tìm tòi khám phá, cộng với mong muốn tìm ra cái mới có ích cho cuộc sống, cho quê hương.

Mô hình khởi động nghiên cứu khi các bạn nhìn thấy sự phát triển tươi tốt của giống rau má lá sen trong khuôn viên trường mà không bị sâu làm hại. Những cậu học trò nhỏ tò mò và suy nghĩ rằng những vùng đất trống, vùng sản xuất kém hiệu quả hẳn đang cần một loại chế phẩm diệt trừ sâu bọ an toàn thay cho các loại thuốc hoá học độc hại cho sức khoẻ và môi trường. Thế là cả nhóm quyết tâm và cùng đồng lòng tìm tòi để chế ra công thức sản phẩm.

Từ những cây rau má lá sen có sẵn trong trường đã mang lại nhiều cảm hứng sáng tạo cho các bạn trẻ.

Từ những cây rau má lá sen có sẵn trong trường đã mang lại nhiều cảm hứng sáng tạo cho các bạn trẻ.

Bạn Hứa Nguyễn Duy tâm sự: “Cà Mau có nhiều diện tích đất nhiễm phèn, mặn, người dân nuôi tôm khá nhiều nên phần đất canh tác không thể trồng và sản xuất nông nghiệp. Thấy được điều này, chúng em cảm thấy rau má lá sen phát triển tốt trong điều kiện đó và có thể cạnh tranh sinh trưởng với các loài khác, nên chúng ta có thể tận dụng lẫn chủ động trồng, tạo nên nguồn nguyên liệu. Thêm nữa, việc sản xuất nông sản của người dân đạt hiệu quả chưa cao, chúng em muốn tạo ra sản phẩm phải đáp ứng được hai yếu tố, vừa bảo vệ môi trường, vừa kích thích sinh trưởng, để nông dân có thể bảo vệ mùa màng khỏi sâu bệnh hiệu quả”.

Mô hình Chế phẩm sinh học RM-EM phòng trừ sâu hại, kích thích sinh trưởng cho cây trồng từ rau má lá sen, là sản phẩm của dự án nghiên cứu khoa học. Ban đầu, nhóm bạn trẻ dự định tham gia cuộc thi sáng tạo công nghệ do Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức. Thế nhưng, sau cuộc thi này, nhận thấy tiềm năng phát triển và bán được sản phẩm trên thị trường, các bạn đã quyết định bước tiếp con đường khởi nghiệp. Kiến thức của cô lẫn trò còn hạn chế, may mắn là tham gia Cuộc thi Khởi nghiệp của tỉnh, cô trò nhận được sự hỗ trợ kiến thức đào tạo về kinh doanh, thực chiến..., nhờ đó, các bạn trẻ có được định hướng và bước đi vững hơn cho khởi nghiệp.

Bạn Nguyễn Thiện Phúc trải lòng: “Thuận lợi của chúng em khi làm sản phẩm là nguồn nguyên liệu dồi dào, do rau má lá sen có sẵn trong trường. Ngoài ra, các nguyên liệu để chế biến thêm cũng dễ tìm. Nhưng khó khăn cũng không ít, nhất là trong quá trình chế tạo phải cần liều lượng và thứ tự thích hợp, nên cần nghiên cứu đo đạc đúng với công thức và làm nhiều lần mới ra một sản phẩm. Ðây là khâu mà chúng em dễ nản nhất”.

Phải mất 2 năm, nhóm bạn trẻ mới cho ra đời sản phẩm hoàn chỉnh. Lần đầu tiên làm ra sản phẩm lại bị hỏng, bị thối. Ðến lần thứ hai và thứ ba cũng không giải quyết được vấn đề này, khi phun lên cây không có tác dụng. Sau 5 lần kế tiếp và mất đúng một năm, chế phẩm mới ổn.

Bạn Phan Thiện Nhân cho biết: “Chúng em và cô giáo lẫn anh chị hướng dẫn không có khái niệm bỏ cuộc. Sau đó, chúng em nghiên cứu tiếp và tìm ra được công thức tối ưu. Công dụng chính là khi sản phẩm phun lên cây phòng ngừa sâu lại vô cùng tốt so với việc dùng thuốc hoá học. Chế phẩm của chúng em được chế tạo từ những nguyên liệu rất thân thiện với môi trường và dễ tìm. Trong nguồn nguyên liệu của chế phẩm cũng không có bất cứ thành phần độc hại nào nên sẽ có tác dụng giúp cây trồng sinh trưởng nhưng không gây bất cứ một tác hại nào cho môi trường sống”.

Hứa Nguyễn Duy, Nguyễn Thiện Phúc và Phan Thiện Nhân đã mày mò ra Chế phẩm sinh học RM-EM phòng trừ sâu hại, kích thích sinh trưởng cho cây trồng từ rau má lá sen và tham gia dự thi ở nhiều cuộc thi lớn.

Hứa Nguyễn Duy, Nguyễn Thiện Phúc và Phan Thiện Nhân đã mày mò ra Chế phẩm sinh học RM-EM phòng trừ sâu hại, kích thích sinh trưởng cho cây trồng từ rau má lá sen và tham gia dự thi ở nhiều cuộc thi lớn.

Nắm trong tay mô hình hoàn chỉnh, định hướng phát triển trong tương lai của nhóm là mong muốn chế tạo chế phẩm này dưới dạng bột, với ưu điểm bảo quản được lâu hơn và dễ dàng vận chuyển lẫn sử dụng.

Bạn Hứa Nguyễn Duy hào hứng cho biết: “Chúng em bám vào năng lực chuyên môn, sáng tạo trên nền tảng kiến thức đã học. Về cơ bản, chúng em đã phát triển sản phẩm hoàn chỉnh. Chúng em đang có ý tưởng phát triển thêm các sản phẩm mới. Về kinh doanh, chúng em chưa đủ tuổi, nhiệm vụ học tập vẫn đặt lên hàng đầu. Qua sự sáng tạo chế phẩm, chúng em nhận thấy kiến thức khoa học là nền tảng quan trọng nhất để có được những ứng dụng sáng kiến vào thực tế. Chúng em muốn phát triển theo hướng hợp tác kinh doanh. Chúng em chịu trách nhiệm công thức sản phẩm, chất xám, trí tuệ là chính. Còn về thị trường, sản xuất, quản lý nguồn tiền... sẽ do doanh nghiệp có kinh nghiệm thực chiến muốn hợp tác với nhóm đảm nhận”.

Học phải đi đôi với hành và nền tảng tri thức tại các trường đã truyền thụ cho học sinh đã thu hoạch được quả ngọt, khi tạo điều kiện sáng tạo và phát triển hợp lý. Các bạn trẻ ngày nay đã có ý thức hơn trong phát triển kiến thức đã học thành sản phẩm khoa học giúp ích cho quê hương./.

 

Lam Khánh

 

Phụ nữ tự tin khởi nghiệp, tham gia chương trình "Mỗi xã một sản phẩm"

Sự kiện truyền thông “Phụ nữ Cà Mau tự tin khởi nghiệp, tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP)” nằm trong chuỗi các hoạt động hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ; đồng thời tạo điều kiện cho chị em phụ nữ giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, kết nối giao thương các sản phẩm OCOP với nhau.

Ðiểm tựa giúp thanh niên lập nghiệp

Những năm qua, nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn khởi nghiệp cũng như mở rộng quy mô sản xuất của thanh niên, Huyện đoàn Phú Tân đã làm tốt công tác uỷ thác với Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH). Qua đó, giúp đoàn viên, thanh niên (ÐVTN) trên địa bàn huyện có điều kiện vay vốn ưu đãi để phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu.

Làn gió khởi nghiệp trẻ

Xác định công tác đồng hành cùng thanh niên trên con đường khởi nghiệp, lập nghiệp là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức Ðoàn - Hội, thời gian qua, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam các xã trong tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy, khuyến khích, hỗ trợ, tiếp lửa cho đoàn viên, thanh niên trên con đường khởi nghiệp, lập nghiệp, phát triển kinh tế; nhiều thủ lĩnh Ðoàn đã tiên phong trong công tác này và gặt hái nhiều thành công, có thể nhân rộng trong cộng đồng khởi nghiệp trẻ.

Biến kiến thức khoa học thành sản phẩm hữu ích

Trên nền tảng kiến thức khoa học - công nghệ có được, nhóm học sinh Trường THPT Tắc Vân (TP Cà Mau) làm ra chế phẩm sinh học phòng trừ sâu hại từ rau má lá sen. Mô hình này đoạt giải Nhất Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh lần thứ VII (2023-2024) và giải Nhất Cuộc thi Mời gọi vốn của CamaUP’24.

Nhiều tiềm năng, cơ hội khởi nghiệp

Cuộc thi kêu gọi vốn đầu tư cho các dự án khởi nghiệp lần đầu tiên được tổ chức tại tỉnh Cà Mau đã tạo bầu không khí sôi động và đầy nhiệt huyết của các nhà sáng lập trẻ. Sự kiện không chỉ là nơi để kết nối các nhà đầu tư với những dự án tiềm năng, mà còn mở ra cơ hội để các dự án được phát triển, mở rộng quy mô và sẵn sàng vươn ra thị trường.

Thiết lập mạng lưới chuyển đổi xanh

Diễn đàn khởi nghiệp ĐBSCL lần thứ II năm nay vừa được tổ chức tại tỉnh Đồng Tháp với chủ đề: “Kinh tế xanh - Động lực mới cho sự phát triển”. Mục tiêu của diễn đàn hướng tới thiết lập mạng lưới chuyển đổi xanh cho vùng ĐBSCL trong tương lai.

Khởi nghiệp tại quê nhà

Nếu nhiều thanh niên nông thôn có xu hướng rời địa phương lên thành phố tìm kiếm việc làm, thì anh Trần Hoài Thư, ấp Phú Thạnh, xã Phú Hưng, quyết định ở lại quê nhà khởi nghiệp với mô hình nuôi ếch giống sinh sản, mang về nguồn thu nhập khá.

“Ước mơ xanh” của Kỹ sư Tấn

"Thùng rác thông minh" và "Robot vớt rác tự hành trên sông" là 2 mô hình anh Huỳnh Công Tấn, Khóm 1, phường Tân Thành, TP Cà Mau, hỗ trợ nhóm sinh viên Trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc Cà Mau thực hiện, đã lọt vào Top 10 Cuộc thi Sáng tạo khởi nghiệp tỉnh năm 2024 (CamaUP’24) và chuẩn bị tranh giải vào đầu tháng 11 tới đây.

Ấn tượng những dự án khởi nghiệp trẻ

Nhiều mô hình khởi nghiệp gắn liền với nông nghiệp và bảo vệ môi trường đã được các bạn trẻ tại Cà Mau mày mò, tìm tòi và nỗ lực hoàn thiện để tranh tài tại Cuộc thi Khởi nghiệp, trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp tỉnh Cà Mau 2024 (CamaUP’24).

Biến pallet xanh thành chìa khoá mở cánh cửa toàn cầu

Giữa làn sóng khởi nghiệp của thế hệ trẻ Việt, hành trình của Bùi Phương Thảo, cô gái đến từ Phường 8, TP Cà Mau, như ngọn đuốc sáng dẫn đường. Ðảm nhận vai trò Giám đốc Phát triển chiến lược tại AirX Carbon và chiến thắng Startup Wheel 2024, Thảo không chỉ thành công nhờ bản lĩnh mà còn bởi tầm nhìn vượt trội, khởi tạo niềm tin về một Việt Nam xanh hơn, bền vững hơn.