- Bí thư Tỉnh uỷ khảo sát mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh an toàn sinh học
- Nuôi tôm siêu thâm canh quy trình mới
- Tháo gỡ khó khăn trong mời gọi đầu tư nuôi tôm siêu thâm canh
Nhằm tìm hướng đi mới cho hộ nuôi tôm siêu thâm canh, vừa tiết giảm chi phí, tạo ra sản phẩm sạch, hiệu quả lâu dài, vừa gắn với bảo vệ môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Cà Mau phối hợp với Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản II, Trường Ðại học Cần Thơ nghiên cứu, thực hiện một số dự án nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm siêu thâm canh 3 giai đoạn bằng công nghệ tuần hoàn ít thay nước, an toàn sinh học. Dự án ứng dụng quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh trong hệ thống tuần hoàn kết hợp đa loài... tạo ra tôm sạch, hiệu quả, tiết giảm chi phí.
Các mô hình thực nghiệm đang được thực hiện tại xã Hoà Tân (TP Cà Mau), xã Khánh An (huyện U Minh), xã Hưng Mỹ (huyện Cái Nước) và xã Ngọc Chánh (huyện Ðầm Dơi). Ðến nay, các mô hình phát triển tốt và có mô hình đã thu hoạch, đạt hiệu quả. Theo đánh giá bước đầu cho thấy giảm được khoảng 20% chi phí, tạo ra sản phẩm sạch, chất lượng, quá trình nuôi thân thiện môi trường hơn so với phương pháp nuôi trước đây.
Bể chứa giá thể lọc sinh học.
Vụ thu hoạch hiệu quả thứ 5 với tôm thẻ chân trắng thương phẩm siêu thâm canh 3 giai đoạn, bằng công nghệ tuần hoàn ít thay nước và an toàn sinh học, tại hộ ông Huỳnh Thái Nguyên, ấp Rau Dừa B, xã Hưng Mỹ.
Thu hoạch tôm siêu thâm canh tuần hoàn kết hợp đa loài tại hộ ông Phùng Văn Vĩnh.
Ðây là vụ thử nghiệm thành công đầu tiên với hệ thống tôm tuần hoàn kết hợp đa loài của ông Phùng Văn Vĩnh.
Tôm thẻ sau 94 ngày nuôi đạt trọng lượng 36 con/kg của hộ ông Phùng Văn Vĩnh.
Loan Phương thực hiện