ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 18-10-24 09:54:37
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nâng giá trị con cá phi

Báo Cà Mau Từ chỗ không có nhiều giá trị kinh tế, hiện nay, cá phi được chế biến thành đặc sản, món ngon không thể bỏ qua khi đến Cà Mau. Ðể nâng tầm sản vật, Hợp tác xã (HTX) khô - mắm Minh Quách (ấp Bờ Ðập, xã Trần Phán, huyện Ðầm Dơi) sản xuất nhiều sản phẩm giá trị gia tăng từ cá phi. Sau nhiều nỗ lực, đến nay, các sản phẩm của HTX không chỉ mở rộng thị trường cũng như sản lượng tiêu thụ, mà còn sẵn sàng gia nhập vào sân chơi OCOP.

Với mong muốn khơi dậy tiềm năng địa phương, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân; từ cơ sở buôn bán nhỏ lẻ, đến nay, anh Quách Minh Xuyên, Chủ tịch Hội đồng Quản trị HTX, đã mạnh dạn đầu tư máy móc, trang thiết bị để quy trình sản xuất bài bản, hiện đại hơn.

“Các sản phẩm chủ lực của HTX gồm: khô cá phi, mắm cá phi và mắm tôm; trung bình mỗi tháng tiêu thụ hơn 1 tấn khô và mắm. Chúng tôi nhập nguyên liệu cá tươi mỗi ngày với số lượng nhiều nên cần nhân công làm cá, tạo việc làm cho người dân địa phương”, anh Xuyên cho biết.

Cá phi được phơi nắng sau khi sơ chế, tẩm ướp gia vị.

Ðể hiện đại hoá quy trình sản xuất, HTX đầu tư các loại máy sấy, máy đánh vảy cá, máy hút chân không.

Khô cá phi lóc nửa xương có giá bán 130 ngàn đồng/kg, loại lóc sạch xương giá 160 ngàn đồng/kg.

Mỗi tháng, HTX Minh Quách sản xuất hàng trăm ký mắm cá phi.

Ðáng chú ý, các sản phẩm của HTX có đầu ra ổn định, không chỉ cung ứng cho thị trường trong tỉnh, mà còn tiêu thụ ở Bình Dương, Ðồng Nai và các tỉnh phía Bắc. Ðể tăng giá trị cho sản phẩm, HTX còn tăng cường quảng bá trên mạng xã hội, mang lại doanh thu khá ổn định trên các sàn thương mại điện tử.

Anh Xuyên chia sẻ: “Hiện nay, khó khăn của HTX là nguồn nguyên liệu cá phi không đủ và cũng cần nguồn vốn để mở rộng nhà xưởng. Chúng tôi đã đăng ký và đang chờ huyện đánh giá 3 sản phẩm: khô cá phi, mắm cá phi và mắm tôm trở thành sản phẩm OCOP 3 sao, nếu được công nhận, đây sẽ là cơ hội lớn để sản phẩm được đi xa hơn”.

 

Hữu Nghĩa thực hiện

 

Phủ xanh đất lâm phần

Màu xanh của hoa kiểng, cây trái trên đất vườn nhà ông Sầm Văn Chùm đã lấn át màu nâu đỏ đặc trưng của vùng đất phèn nặng Ấp 4, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời.

Trí Lực đổi thay nhờ công nghệ

Xã Trí Lực (huyện Thới Bình) nay có nhiều thay đổi về kinh tế, an ninh xã hội ổn định nhờ mạnh dạn áp dụng nhiều phương pháp canh tác và công nghệ số.

Còn sức khoẻ là còn lao động

“Còn sức khoẻ là còn lao động, còn trí tuệ là còn cống hiến”, hội viên người cao tuổi (NCT) trên địa bàn TP Cà Mau vẫn hăng say lao động sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng cuộc sống, đóng góp tích cực cho kinh tế của địa phương. Ðiển hình như một số hội viên NCT ở xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau.

Tận dụng vườn tạp trồng lúa sạch

Thay vì tận dụng bờ bao vuông tôm và phần đất trống quanh nhà trồng rau màu để tăng thu nhập, hiện nhiều hộ tại ấp Trần Ðộ, xã Thạnh Phú có cách làm sáng tạo, đó là chuyển đổi sang trồng lúa sạch 2 vụ/năm, phục vụ nhu cầu đời sống hằng ngày cho gia đình. Mô hình này đang được chính quyền địa phương vận động bà con nông dân nhân rộng.

Diện tích xuống giống vụ lúa - tôm vượt xa so kế hoạch

Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến hết ngày 1/10/2024, bà con vùng sản xuất lúa - tôm đã giống giống đươc  42.936 ha, tăng 15,73% so kế hoach, tăng 9,83% so cùng kỳ. Theo nhận định của ngành chuyên môn, diện tích xuống giống sẽ còn tiếp tục tăng cao trong những ngày tới.

Kỳ vọng vụ lúa - tôm

Vụ lúa trên đất nuôi tôm năm nay, toàn huyện Trần Văn Thời xuống giống được hơn 3.340 ha, vượt chỉ tiêu so với kế hoạch đề ra. Hiện tại, trà lúa đang phát triển tốt, nông dân rất phấn khởi và đặt nhiều kỳ vọng vào vụ mùa.

Giải pháp tái tạo nguồn lợi cá đồng

Theo các lão nông, với địa thế và thiên nhiên ưu đãi, vùng đất rừng U Minh Hạ xưa kia nổi danh nguồn lợi cá đồng. Tuy nhiên, hiện nay nguồn lợi này ngày càng suy giảm mạnh do tác động của con người. Ðể tái tạo nguồn lợi cá đồng, không còn cách nào khác là mở rộng diện tích nuôi, giảm khai thác tự nhiên.

Ngọc Hiển - Nuôi tôm sinh thái gắn ngành hàng chủ lực

Tại tỉnh Cà Mau, mô hình nuôi tôm sinh thái được hình thành và phát triển từ trước năm 2000. Khi chất lượng tôm sinh thái của tỉnh được thị trường đánh giá cao, nhiều doanh nghiệp chế biến thuỷ sản đã phối hợp với các đơn vị quản lý rừng đầu tư, xây dựng vùng nuôi tôm theo chứng nhận sinh thái, hữu cơ quốc tế, phổ biến nhất là hình thức nuôi tôm dưới tán rừng. Hiện, tỉnh có gần 40.000 ha nuôi tôm sinh thái dưới tán rừng, tập trung nhiều nhất ở huyện Ngọc Hiển với gần 23.000 ha; trong đó có khoảng 20.000 ha diện tích tôm được chứng nhận theo các tiêu chuẩn quốc tế.

Nỗi lo dịch bệnh trên cá kèo

Những năm qua, việc tận dụng diện tích các ao, đầm tôm công nghiệp bỏ trống nuôi cá kèo đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân huyện Ðầm Dơi. Thêm nữa, vào cuối năm 2023, nhất là thời điểm tết Nguyên đán, giá cá kèo thương phẩm tăng cao nên bà con mở rộng diện tích nuôi. Tuy nhiên, vụ nuôi cá kèo năm nay gặp nhiều khó khăn, cùng với dịch bệnh gây thất thoát lớn cho hộ nuôi.

Bảo vệ lúa mới gieo sạ

Trước tình hình thời tiết thường xuyên có mưa lớn kéo dài như hiện nay, nông dân vùng sản xuất lúa - tôm trên địa bàn huyện Cái Nước chủ động phòng, chống ngập úng cục bộ, bảo vệ an toàn diện tích lúa mới gieo sạ trên đất nuôi tôm.