ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 6-7-25 05:00:08
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Niềm vui của diêm dân Tân Thuận

Báo Cà Mau Thời điểm này, diêm dân làng muối Tân Thuận, huyện Ðầm Dơi, bận rộn chăm sóc ruộng muối. Dù vất vả nhưng mọi người phấn khởi, vì từ cuối năm 2021, sản phẩm “Muối trắng Tân Thuận - Ðầm Dơi” đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ, đây là công cụ pháp lý quan trọng giúp bảo vệ danh tiếng sản phẩm, góp phần nâng cao giá trị hạt muối, để đời sống diêm dân được ổn định.

Ông Huỳnh Văn Lai, người có thâm niên làm muối ở ấp Lưu Hoa Thanh, xã Tân Thuận, cho biết: "Vụ muối vừa qua, giá muối tăng hơn so với mọi năm. Với 4 ha, gia đình thu hoạch được 180 tấn muối, giá 1.300 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, còn lời khoảng 200 triệu đồng".

Diêm dân xã Tân Thuận thu hoạch muối.

Ông Lai kỳ vọng, sản phẩm muối sau khi được bảo hộ nhãn hiệu, diêm dân sẽ được hỗ trợ thêm về dụng cụ làm muối để nâng cao chất lượng hạt muối, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Niên vụ sản xuất muối thường từ tháng 11 đến tháng 4 âm lịch. Toàn xã Tân Thuận có 55 hộ làm muối, với trên 135 ha. Sản lượng muối đạt hơn 8 ngàn tấn/năm. Ðặc biệt, việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu “Muối trắng Tân Thuận - Ðầm Dơi” là cơ hội thuận lợi để phát triển ngành muối tỉnh Cà Mau, đúng thời điểm triển khai thực hiện Ðề án phát triển ngành muối giai đoạn 2021-2030.

Ông Trần Minh Lợi (bìa trái), ấp Lưu Hoa Thanh, xã Tân Thuận, kiểm tra mô hình muối trải bạt vừa được đầu tư của gia đình.

“Việc được xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu “Muối trắng Tân Thuận - Ðầm Dơi” là tín hiệu vui đối với diêm dân nơi đây, vì giá trị hạt muối sẽ được nâng lên, muối trắng Tân Thuận sẽ được biết đến nhiều hơn. Xã sẽ triển khai nhiều giải pháp, cũng như phối hợp với các ngành chức năng có liên quan để nghề muối ngày càng phát triển hơn”, ông Trần Quốc Khải, Phó chủ tịch UBND xã Tân Thuận, cho biết./.

 

Thành Quốc

 

Khát vọng làm giàu từ biển

Với nhiều công trình, dự án, giải pháp đã và đang được triển khai nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế từ biển, mục tiêu xây dựng Cà Mau trở thành trung tâm kinh tế biển bền vững trong vùng và của cả nước vào năm 2030 dần trở thành hiện thực.

Nhân đôi thế mạnh

Nhìn tổng thể, bức tranh kinh tế của Bạc Liêu có sự tương đồng với Cà Mau về tiềm năng, thế mạnh, đặc biệt là lĩnh vực nuôi trồng, chế biến thuỷ sản và phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Vì thế, việc hợp nhất 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau mở ra nhiều kỳ vọng phát triển bứt phá cho vùng đất cuối trời Tổ quốc, khi nguồn lực được tập trung, khai thác và phát huy.

Thuỷ sản tiếp tục là ngành kinh tế mũi nhọn

Với vị trí địa lý đặc thù là vùng đất cực Nam của Tổ quốc, Cà Mau sở hữu bờ biển dài, nhiều cửa sông lớn thông ra biển, mở ra tiềm năng to lớn cho nghề khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản xuất khẩu. Ðặc biệt, sau hợp nhất giữa 2 tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu sẽ tạo không gian phát triển kinh tế thuỷ sản rộng lớn.

Quyết tâm đạt tăng trưởng GRDP sau hợp nhất tỉnh

“Đây là một nhiệm vụ rất khó, phải tập trung hết sức lực để tạo khí thế mới, niềm tin mới sau hợp nhất tỉnh. Việc thực hiện nhiệm vụ tăng trưởng là tiêu chí đánh giá cán bộ năm 2025, đặc biệt là người đứng đầu”. Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Hồ Hải đã nhấn mạnh tại Hội nghị sơ kết phong trào thi đua “Phấn đấu tăng trưởng GRDP tỉnh Cà Mau năm 2025 đạt 8% trở lên”, diễn ra vào sáng 27/6.

Lực lượng xung kích trong truyền thông chính sách

Trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền, phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an sinh cho người dân, truyền thông chính sách giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Trong đó, báo chí chính là lực lượng xung kích, không chỉ làm nhiệm vụ tuyên truyền mà còn đồng hành, phản biện và giám sát quá trình thực thi chính sách, pháp luật. Tại tỉnh Cà Mau, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng và báo chí địa phương đã minh chứng rõ nét cho vai trò này.

Tập trung mọi nguồn lực để tăng trưởng

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 15/1/2019 của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế; hiệu quả quản lý và sử dụng các nguồn lực của nền kinh tế tỉnh Cà Mau đã chuyển biến tích cực, góp phần đưa nền kinh tế tỉnh vượt qua được những khó khăn, thách thức trước những biến động chưa từng có của bối cảnh trong nước và quốc tế.

Ðổi mới để sản xuất hiệu quả

Ðầm Dơi là huyện có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất tỉnh, với hơn 62.000 ha, tuy nhiên, nhiều yếu tố tác động đã ảnh hưởng đến sản xuất của người dân. Vì vậy, thời gian qua, nông dân trên địa bàn huyện tích cực đổi mới để sản xuất đạt hiệu quả. Từ đó, xuất hiện nhiều mô hình mới, cách làm hay, đã và đang được huyện nhân rộng, góp phần phát triển kinh tế, giảm nghèo tại địa phương.

Người bạn tin cậy phát triển

 “Báo chí là một kênh quảng bá, giới thiệu uy tín, tin cậy, có sức lan toả lớn đối với doanh nghiệp (DN). Báo chí trở thành diễn đàn, cầu nối để cộng đồng DN gởi gắm tâm tư, tình cảm, kiến nghị, đề xuất cho sự ổn định, phát triển. Báo chí góp phần xây dựng một môi trường kinh doanh trong sạch, lành mạnh, tạo ra sự liên kết, cơ hội hợp tác, mở rộng thị trường, góp phần xây dựng một cộng đồng DN Cà Mau ngày càng lớn mạnh”, ông Lê Hoàng Phước, Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh, khẳng định.

Để hoạt động hợp tác xã đúng và tốt hơn

Sáng 23/6, Liên minh HTX tỉnh kết hợp với Trường Trung cấp nghề và Đào tạo cán bộ hợp tác xã (HTX) miền Nam tổ chức tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ kinh tế tập thể, HTX năm 2025.

Ðồng hành cùng nông thôn

Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) đã và đang tạo nên những đổi thay mạnh mẽ, tích cực ở nhiều địa phương. Để đạt được những thành tựu đó, bên cạnh sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng của người dân, có vai trò quan trọng của báo chí trong tuyên truyền, góp phần thúc đẩy quá trình xây dựng NTM đi đúng hướng và đạt hiệu quả tích cực.