ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 11-7-25 22:24:05
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Kỳ vọng nâng giá trị tôm càng xanh

Báo Cà Mau Ðầu tháng 4 vừa qua, Trường Thuỷ sản (Trường Ðại học Cần Thơ) tổ chức Hội thảo, tập huấn về quy trình gây mê tôm càng xanh và chế biến sản phẩm từ tôm càng xanh tại Cà Mau, trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ (KH&CN) cấp tỉnh: “Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ bảo quản, chế biến sau thu hoạch nâng cao giá trị tôm càng xanh tại tỉnh Cà Mau” do PGS.TS Lê Thị Minh Thuỷ làm chủ nhiệm, cơ quan chủ quản là Sở KH&CN tỉnh Cà Mau.

Hội thảo đã chia sẻ, tập huấn về quy trình gây mê tôm càng xanh và chế biến sản phẩm từ tôm càng xanh cho đại diện lãnh đạo, cán bộ các đơn vị: Chi cục Thuỷ sản tỉnh; Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện: Thới Bình, Trần Văn Thời, U Minh; Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học công nghệ Cà Mau; Trung tâm Phân tích, kiểm nghiệm Cà Mau; Trung tâm Khuyến nông tỉnh; Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh; các hợp tác xã (HTX) nuôi tôm ở huyện Thới Bình (Trí Lực, Dân Phát, Ðoàn Phát...) và Liên minh HTX nông nghiệp tỉnh. Qua đây, các đơn vị tiếp thu, đóng góp, trao đổi để hoàn thiện quy trình kỹ thuật nhằm duy trì cho tôm ở trạng thái còn sống từ nơi thu hoạch đến nơi tiêu thụ, đảm bảo chất lượng tôm sau thu hoạch và nâng cao giá trị tôm càng xanh, đồng nghĩa với việc giúp người nuôi tôm càng xanh nâng cao thu nhập.

Hiện nay, các thương lái cũng đã tổ chức thu mua tôm càng oxy, với giá cao hơn tôm càng dập đá khoảng 50 ngàn đồng/ký. Người nuôi kỳ vọng, có phương pháp gây mê tôm ở trạng thái khô, dễ đóng thùng, tiết giảm chi phí vận chuyển và có thể gửi đi xa được.

Theo đó, đề tài đã xây dựng quy trình gây mê cho tôm càng xanh (kích cỡ 8-12 và 12-15 con/kg) bằng thuốc gây mê sinh học, kết hợp chạy oxy. Phương pháp này giúp tôm duy trì trạng thái còn sống trong khoảng 8 giờ. Khi đến nơi tiêu thụ, tiếp tục dùng kỹ thuật đánh thức, thì chúng có thể sống lại và duy trì sống thêm 3-4 ngày. Bên cạnh đó, đối với nguồn tôm càng xanh cỡ nhỏ (16-20 con/kg), được chế biến 2 sản phẩm giá trị gia tăng là đồ hộp tôm càng kho gia vị và tôm càng xanh tẩm gia vị sấy khô. Với các phương pháp này, sẽ góp phần đa dạng hoá các sản phẩm từ tôm càng xanh và giúp sản phẩm của địa phương vươn xa hơn trong thời gian tới.

Tôm càng sống được gây mê thử nghiệm, tại hội thảo diễn ra ngày 5/4.

Ông Lê Văn Mưa, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Giám đốc HTX Dịch vụ sản xuất lúa - tôm Trí Lực, huyện Thới Bình, cho biết, HTX hiện có 17 thành viên, với tổng diện tích 800 ha, riêng tôm càng xanh đạt năng suất bình quân hằng năm 250 kg/ha, giá thương lái thu mua dao động từ 80-150 ngàn đồng/kg. Thời gian qua, các thành viên HTX nói riêng và người dân nuôi tôm càng xanh trong tỉnh nói chung luôn mong muốn đưa con tôm càng tươi sống đi xa khắp cả nước, vừa góp phần quảng bá thương hiệu tôm càng Thới Bình, vừa nâng cao thu nhập cho bà con.

"Tiếp cận với kỹ thuật gây mê tôm càng tại hội thảo lần này, chúng tôi tiếp thu được kiến thức cần thiết để tính đến phát triển đường dài và nâng cao chất lượng sản phẩm tôm càng trong thời gian tới. Tuy nhiên, phương pháp này vướng phải một số khó khăn như: tôm gây mê trong môi trường nước, sử dụng thuốc gây mê sinh học kết hợp chạy oxy, như vậy sẽ tăng thêm chi phí vận chuyển, phí mua thuốc gây mê, hạn chế số lượng lớn khi vận chuyển đi xa... Do đó, chúng tôi kỳ vọng sẽ có phương pháp gây mê tôm ở trạng thái khô, đóng thùng nhỏ gọn, vận chuyển dễ dàng và giảm được giá thành trong khâu vận chuyển, nâng cao lợi nhuận cho người nuôi tôm. Bởi, tâm lý người nuôi tôm hiện nay là làm sao tiết giảm được các chi phí đầu vào, nâng giá trị đầu ra để nâng cao thu nhập", ông Mưa chia sẻ.

Giữ tôm càng sống, sản phẩm sẽ ngon hơn khi đến tay người dùng.

Ông Thái Trường Giang, Phó giám đốc Sở KH&CN, cho biết, tỉnh Cà Mau có tiềm năng rất lớn về nuôi tôm càng xanh, diện tích nuôi hiện nay khoảng 18.000 ha, quy hoạch đến năm 2025 đạt 20.000 ha, sản lượng từ 7-10 ngàn tấn/năm. Ðặc biệt, vùng Bắc Cà Mau có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi để phát triển nuôi tôm càng xanh, tập trung nhiều ở các huyện: Thới Bình, U Minh và Trần Văn Thời. Nếu như năm 2014 toàn tỉnh chỉ có 559 ha thì hiện nay có trên 18.000 ha nuôi tôm càng xanh xen canh trong ruộng lúa. Mô hình này đã được nghiên cứu, ứng dụng, nhân rộng hiệu quả trong thời gian qua.

"Nhằm góp phần giữ hệ sinh thái lúa - tôm bền vững và mang lại hiệu quả thiết thực, nâng cao thu nhập cho nông dân, Sở KH&CN phối hợp với Trường Thuỷ sản thực hiện đề tài khoa học này, giới thiệu quy trình công nghệ bảo quản tươi sống, nâng cao giá trị tôm càng xanh. Qua hội thảo, tập huấn, chủ nhiệm đề tài sẽ tiếp thu, ghi nhận thêm những góp ý từ các ngành chức năng, các HTX, các đơn vị liên quan và người trực tiếp nuôi tôm, để có giải pháp thiết thực, phù hợp, hiệu quả lâu dài", ông Giang chia sẻ.

Ông Thái Trường Giang cùng đại biểu kiểm tra tôm càng được đánh thức sau 8 giờ gây mê (gây mê thử nghiệm tại hội thảo diễn ra ngày 5/4).

Ðặc biệt, dịp này Trường Thuỷ sản còn giới thiệu một số sản phẩm chế biến từ tôm càng, Công ty Camimex Cà Mau là đơn vị tiếp nhận công nghệ chế biến tôm càng kho gia vị để các địa phương, HTX có cơ hội tiếp cận làm việc, xúc tiến kết nối trong thời gian tới.

PGS.TS Lê Thị Minh Thuỷ, Trường Thuỷ sản, chủ nhiệm đề tài, thông tin, tỉnh Cà Mau tuy có tiềm năng rất lớn về nuôi tôm càng xanh, song bà con nuôi tôm gặp phải những khó khăn nhất định như: trúng mùa - rớt giá, sản phẩm làm ra phụ thuộc vào thương lái và thị trường trong nội địa, giá trị gia tăng còn thấp... Trước yêu cầu đó, ngành KH&CN tỉnh kết nối nhà trường thực hiện đề tài khoa học này, với mong muốn tìm kiếm giải pháp, công nghệ, không chỉ nâng cao năng suất, chất lượng tôm càng xanh mà còn ứng dụng các quy trình công nghệ bảo quản sau thu hoạch, chế biến sâu nhằm gia tăng giá trị sản phẩm tôm càng xanh, góp phần ổn định nghề nuôi.

Ðề tài “Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ bảo quản, chế biến sau thu hoạch nâng cao giá trị tôm càng xanh tại tỉnh Cà Mau” được thực hiện từ năm 2022, đến tháng 7/2024 sẽ nghiệm thu. Sau khi kết thúc đề tài, các địa phương trong tỉnh quan tâm nhân rộng mô hình, Sở KH&CN sẽ tuyên truyền phổ biến, chuyển giao kỹ thuật giúp bà con và doanh nghiệp ứng dụng hiệu quả trong quá trình vận chuyển, đưa tôm thương phẩm vươn xa thị trường ngoài tỉnh./.

 

Loan Phương

 

XSMN t2 trực tiếpMua tôm giống giá rẻ Thùng phi nhựa giá rẻ, chính hãngTham khảo An tâm vững vàng

Cà Mau “xanh hoá” để thích ứng

Với ba mặt giáp biển và hệ sinh thái rừng ngập mặn đặc thù, tỉnh Cà Mau là một trong những địa phương chịu tác động nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu (BĐKH). Những năm qua, tỉnh đã có nhiều bước đi chiến lược, tăng cường hợp tác quốc tế, vận động viện trợ và triển khai các mô hình thích ứng, hướng tới mục tiêu phát triển xanh và bền vững.

Nhân rộng giống lúa BL9 trên đất nuôi tôm 

Thực hiện chủ trương cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, ngành nông nghiệp tỉnh đã “Xây dựng mô hình thí điểm và nhân rộng trồng giống lúa BL9 trên đất nuôi tôm” ở các hợp tác xã (HTX). Mô hình này đạt hiệu quả khá cao, vì vậy ngành nông nghiệp khuyến khích nhân rộng và từng bước xây dựng thương hiệu cho giống lúa, gạo BL9. 

Gia tăng tình trạng chuột cắn phá lúa hè thu

Hiện nay, trà lúa hè thu ở các xã vùng ngọt của tỉnh Cà Mau đang trong giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng. Đây là giai đoạn quan trọng quyết định đến năng suất cả vụ. Tuy nhiên, tại một số địa phương, tình trạng chuột cắn phá có chiều hướng gia tăng, khiến nông dân gặp nhiều khó khăn trong khâu chăm sóc, bảo vệ mùa màng.

Hướng tới nông nghiệp xanh

Tỉnh Cà Mau tích cực triển khai thực hiện Ðề án "Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” (Ðề án) trên địa bàn, với mục tiêu góp phần cùng toàn vùng xây dựng nền nông nghiệp xanh, bền vững và thịnh vượng.

Cua Cà Mau lên sàn thương mại điện tử

Con cua là đặc sản nổi tiếng của Cà Mau với chất lượng ngon nhất nước, có mặt ở nhiều tỉnh, thành và xuất khẩu sang nước ngoài. Thời gian gần đây, cua Cà Mau còn được đi xa hơn qua hình thức bán hàng trực tuyến trên sàn thương mại điện tử.

Ðổi mới để sản xuất hiệu quả

Ðầm Dơi là huyện có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất tỉnh, với hơn 62.000 ha, tuy nhiên, nhiều yếu tố tác động đã ảnh hưởng đến sản xuất của người dân. Vì vậy, thời gian qua, nông dân trên địa bàn huyện tích cực đổi mới để sản xuất đạt hiệu quả. Từ đó, xuất hiện nhiều mô hình mới, cách làm hay, đã và đang được huyện nhân rộng, góp phần phát triển kinh tế, giảm nghèo tại địa phương.

Ðồng hành cùng nông thôn

Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) đã và đang tạo nên những đổi thay mạnh mẽ, tích cực ở nhiều địa phương. Để đạt được những thành tựu đó, bên cạnh sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng của người dân, có vai trò quan trọng của báo chí trong tuyên truyền, góp phần thúc đẩy quá trình xây dựng NTM đi đúng hướng và đạt hiệu quả tích cực.

Lồng ghép bảo tồn đa dạng sinh học để giảm thiểu áp lực

Thảo luận về việc lồng ghép giảm thiểu tác động đối với đa dạng sinh học trong thực hiện các giải pháp quản lý và các tiêu chuẩn quốc tế đã áp dụng trong mô hình; đề xuất, khuyến nghị các giải pháp quản lý có liên quan, các tiêu chuẩn quốc tế phù hợp với mô hình tôm - rừng Việt Nam” là những nội dung quan trọng trong khuôn khổ Hội thảo “Khuyến nghị giải pháp thúc đẩy chuỗi tôm - rừng bền vững tại Cà Mau theo hướng chứng nhận quốc tế và bảo tồn đa dạng sinh học”, diễn ra vào ngày 19/6. Hội thảo do Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Cà Mau phối hợp với Cục Thuỷ sản và Kiểm ngư tổ chức. 

Niềm tin về nông nghiệp sạch

Tham quan mô hình trồng rau an toàn của nhiều hộ dân ở xã Trí Lực, huyện Thới Bình, những luống rau xanh mướt đang phát triển, ít ai biết rằng, để có được sự thay đổi tích cực ấy là cả hành trình đổi mới cách nghĩ, cách làm của nông dân, chuyển từ tập quán canh tác truyền thống sang mạnh dạn áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất.

Màu xuống ruộng, dân đổi đời

Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Chi bộ Ấp 5, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời triển khai mô hình “Dân vận khéo” đưa hoa màu xuống ruộng sau vụ lúa. Từ những bờ ruộng bỏ trống ngày nào, giờ đây đã phủ màu xanh của vùng sản xuất trù phú, góp phần nâng cao đời sống người dân, tạo diện mạo mới cho nông thôn.