ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 18-1-25 12:48:25
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðồng lòng thực hiện Chỉ thị 17

Báo Cà Mau Huyện Phú Tân đã quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 17-CT/TU của Tỉnh uỷ (Chỉ thị 17) về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền đối với việc khai thác nguồn lợi thuỷ sản có tính huỷ diệt trên địa bàn tỉnh, qua đó nâng cao ý thức của cán bộ và Nhân dân.

Huyện Phú Tân vừa tổ chức lễ phát động giao nộp các thiết bị, vật liệu, dụng cụ, ngư cụ khai thác thuỷ sản có tính chất huỷ diệt, tận diệt, tại xã Tân Hải. Ðây là đơn vị chỉ đạo điểm của huyện Phú Tân về bài trừ việc dùng xung điện, kích điện trong khai thác thuỷ sản, góp phần bảo vệ và khôi phục nguồn lợi thuỷ sản đang ngày càng suy kiệt.

Ông Trần Văn Quý, ấp Kết Nghĩa (thứ 2 từ phải sang) và ông Nguyễn Văn Út, ấp Thanh Đạm, tự giác giao nộp các dụng cụ, bộ kích điện.

Với ý thức tự giác, hăng hái tham gia phong trào "nói không với khai thác thuỷ sản theo kiểu tận diệt, huỷ diệt", trong buổi lễ phát động, có 2 hộ dân trên địa bàn xã Tân Hải đã tự giác giao nộp các dụng cụ, bộ kích điện cho chính quyền và lực lượng chức năng địa phương.

Các hộ dân sống ven biển xã Tân Hải ký cam kết không vi phạm trong khai thác.

Ông Nguyễn Văn Út, ấp Thanh Ðạm, chia sẻ: “Ðược chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động, tôi đã nhận thức việc làm của mình sai với quy định, hiểu được tác hại đến nguồn lợi thuỷ sản, từ đó tôi tình nguyện giao nộp bộ kích điện”.

Xã Phú Mỹ là địa phương thực hiện khá tốt phong trào này. Qua thống kê sơ bộ, trên địa bàn xã còn 3 hộ sử dụng phương tiện khai thác thuỷ sản có tính huỷ diệt. Sau khi quán triệt Chỉ thị 17 và các văn bản chỉ đạo của Huyện uỷ, Ðảng uỷ xã đã chỉ đạo các ngành, chi bộ trực thuộc, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội xã triển khai sâu rộng đến cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và Nhân dân.

Bên cạnh đó, UBND xã chỉ đạo rà soát những trường hợp sử dụng kích điện để thu hoạch tôm nuôi công nghiệp trên địa bàn, thông báo cho người sử dụng thực hiện đăng ký với cơ quan chức năng đúng theo quy định. Chủ tịch UBND xã ra lời kêu gọi toàn dân thực hiện cuộc vận động giao nộp công cụ, phương tiện khai thác nguồn lợi thuỷ sản có tính huỷ diệt.

Qua công tác tuyên truyền, vận động, hộ ông Tô Văn Hây và ông Tô Văn Múa, ấp Lung Môn đã nhận thức được tác hại, hậu quả của việc khai thác thuỷ sản có tính huỷ diệt, đã tự giác giao nộp 2 bộ kích điện và cam kết chuyển đổi nghề khác.

Ông Tô Văn Múa tự giác giao nộp bộ kích điện và cam kết chuyển đổi sang nghề khác.

Thực hiện Chỉ thị 17, các ngành và các xã, thị trấn trong huyện đã tích cực tuyên truyền cho người dân trên địa bàn huyện được 73 cuộc với 721 lượt người tham dự. Cho 551 người ký cam kết không vi phạm trong khai thác huỷ diệt. Ðến thời điểm hiện tại, có 12 hộ tự giác giao nộp 12 bộ xung điện, kích điện mang tính khai thác huỷ diệt, tận diệt nguồn lợi thuỷ sản cho đơn vị chuyên môn quản lý (thị trấn Cái Ðôi Vàm 5 hộ, Tân Hải 2 hộ, Phú Thuận 2 hộ, Phú Mỹ 2 hộ, Việt Thắng 1 hộ).

Các ngành chức năng kết hợp các xã, thị trấn tăng cường tổ chức các đợt tuần tra, kiểm soát, xử lý các hành vi khai thác thuỷ sản không đúng quy định; đã phát hiện, xử lý 24 trường hợp vi phạm dùng xung điện đánh bắt và đóng đáy trái phép, xử phạt hành chính 74 triệu đồng.

Ông Nguyễn Văn Sơn, Phó chủ tịch UBND huyện, nhấn mạnh: “Cán bộ, đảng viên phải tiên phong, gương mẫu, đi đầu trong thực hiện. Ðối với tất cả ngư dân và những người nông dân sản xuất, tuyệt đối không tàng trữ, mua bán, sử dụng xung điện, chất độc, chất nổ để khai thác thuỷ sản. Mạnh dạn tố giác với cơ quan chức năng về hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán, sử dụng xung điện, chất độc, chất nổ để khai thác thuỷ sản. Khuyến khích tinh thần tự giác giao nộp các dụng cụ nêu trên. Bên cạnh đó, thường xuyên duy trì thả bổ sung các loài thuỷ sản vào các vùng ven biển, sông rạch, ao hồ... để tái tạo nguồn lợi thuỷ sản”./.

 

Anh Phan

 

Ðiển hình nông dân làm theo lời Bác

Thấm nhuần lời dạy của Bác: “Nông dân ta giàu thì nước ta giàu”, thời gian qua, một trong những cách làm thiết thực của nông dân trong huyện là lấy việc nâng cao hiệu quả sản xuất để làm mô hình cụ thể học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Cách làm này góp phần khích lệ nông dân khắc phục khó khăn, vươn lên thoát nghèo, đổi mới tư duy, làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương. Nông dân Ðinh Văn Khởi, 48 tuổi, ấp Phú Thành, xã Phú Mỹ, là một điển hình.

Ứng dụng kỹ thuật, tăng giá trị cua nuôi

Thực hiện Ðề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thông qua chuyển giao khoa học - kỹ thuật, nông dân huyện Cái Nước đa dạng đối tượng nuôi, nhân rộng mô hình sản xuất hiệu quả đối với các mặt hàng chủ lực ở địa phương, trong đó có cua nuôi.

Hứa hẹn bội thu vụ màu Tết

Thời gian qua, nông dân huyện U Minh tích cực cải tạo đất, xuống giống vụ hoa màu phục vụ thị trường Tết. Ðến nay, các diện tích hoa màu phát triển tốt, hứa hẹn bội thu.

Chủ động khung lịch mùa vụ

Năm 2024, ngành nông nghiệp tỉnh tiếp tục đạt nhiều kết quả tích cực trên lĩnh vực sản xuất lúa gạo, chăn nuôi, đặc biệt là lĩnh vực thuỷ sản.

Mùa vui giáp Tết

Những ngày này, trên các cánh đồng lúa - tôm ở khu vực phường Tân Xuyên, TP Cà Mau, nông dân bắt đầu thu hoạch tôm càng trên ruộng lúa. Ða phần bà con thu hoạch theo cách truyền thống, nhưng một số hộ lại dùng phương pháp thuốc tôm bằng dây thuốc cá, mục đích vừa thu hoạch tôm, cá vừa cải tạo ao đầm, chuẩn bị cho vụ mùa mới.

“Bình minh” ở xứ rừng

Băng qua những cánh rừng tràm bạt ngàn dọc theo tuyến T29, xã Nguyễn Phích, xuôi về thị trấn U Minh, qua miệt Sông Trẹm, thuộc địa bàn xã Khánh Thuận, huyện U Minh; càng đi sâu vào xóm, ấp, chúng tôi càng cảm nhận rõ sức sống mới tràn đầy và “bình minh” đã hiện hữu trên từng thửa ruộng, liếp tràm.

Vận hội mới cho kinh tế tập thể

Ðể thúc đẩy kinh tế tập thể (KTTT) phát triển nhanh, bền vững, Chủ tịch UBND tỉnh vừa có Quyết định số 2406/QÐ-UBND ban hành Ðề án Phát triển KTTT trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2025-2030 (Ðề án). Với những mục tiêu, giải pháp đề ra, Ðề án được kỳ vọng sẽ mở ra vận hội mới cho KTTT của tỉnh đột phá trong thời gian tới.

Tăng thu nhập từ chuối cau hương

Mô hình trồng chuối cau hương được hội viên Chi hội Phụ nữ ấp Tân Hiệp, xã Tân Ðức, huyện Ðầm Dơi, trồng thử nghiệm cách đây 1 năm, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Sản phẩm chuối có chất lượng ngon, dễ tiêu thụ. Hiện tại, lượng chuối thu hoạch không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường.

Ðẹp duyên lúa thơm, tôm sạch

Mỗi mùa lúa trên đất nuôi tôm về, xã Trí Lực, huyện Thới Bình, như khoác chiếc áo mới, vừa duyên dáng, vừa căng tràn nhựa sống. Không ai ngờ, xứ đồng đất lung phèn vất vả ngày nào, nay lại là nơi gặp gỡ hợp duyên của cả con tôm và cây lúa. Quả ngọt của nhân duyên ấy bừng lên những mùa vui của người nông dân.

Liên kết để linh hoạt, chủ động trong sản xuất

Trên địa bàn huyện Thới Bình hiện có 1 liên hiệp hợp tác xã (HTX) với 4 thành viên và 36 HTX với hơn 600 thành viên. Theo đánh giá của UBND huyện, hoạt động kinh tế tập thể (KTTT), trong đó có các HTX, tạo được sự đoàn kết, tính năng động, chủ động trong sản xuất, kinh doanh, mang lại lợi ích chung cho các thành viên. Qua đó, tạo sự bình đẳng, công bằng trong mối quan hệ, thúc đẩy từng thành viên không ngừng học hỏi, cùng xây dựng HTX phát triển bền vững.