ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 24-1-25 16:29:05
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Giữ cây bồn bồn xanh tốt trong mùa hạn

Báo Cà Mau

Những năm gần đây, do tác động biến đổi khí hậu, thời tiết ngày càng cực đoan nên khi bước vào mùa khô, nắng hạn gay gắt kéo dài làm cho lượng nước ngọt trong ruộng bồn bồn nhanh chóng khô cạn, dẫn đến cây bồn bồn kém phát triển và không cho thu hoạch. Trước bất lợi của thời tiết, hộ ông Phạm Văn Tới, ấp Ðông Hưng, xã Tân Hưng Ðông, có cách làm sáng tạo ứng phó với hạn hán, tạo điều kiện để cây bồn bồn phát triển và cho thu hoạch ngay trong những tháng mùa khô.

Huyện Cái Nước có tổng diện tích trồng bồn bồn trên 100 ha, tại các xã: Tân Hưng Ðông, Hoà Mỹ, Hưng Mỹ và Phú Hưng. Bồn bồn đã trở thành sản phẩm mang nét đặc trưng của địa phương, được Cục Sở hữu trí tuệ (thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ) chứng nhận nhãn hiệu tập thể “Sản phẩm bồn bồn Cái Nước - Cà Mau” vào năm 2017. Tuy nhiên, những năm gần đây, do tác động biến đổi khí hậu, thời tiết ngày càng trở nên cực đoan hơn nên mỗi khi bước vào cao điểm mùa khô hạn, thời tiết nắng nóng gay gắt thường xuyên diễn ra, làm cho lượng nước ngọt bốc hơi rất nhanh, dẫn đến ruộng bồn bồn bị khô cạn, cây bồn bồn không thể phát triển và cho thu hoạch trong những tháng mùa khô.

Ruộng bồn bồn của gia đình ông Tới luôn xanh tốt trong mùa hạn.

Sản xuất thích ứng với tình hình thời tiết, trên diện tích hơn 1 ha trồng bồn bồn của mình, ông Phạm Văn Tới mạnh dạn đầu tư hàng chục triệu đồng gia cố bờ bao, theo hình thức thuê cơ giới múc đất giữa bờ bao có chiều ngang khoảng 0,5 m và chiều sâu tương đương 1,5 m, dùng cao su làm vách ngăn xung quanh bờ ruộng bồn bồn. Sau đó đầm nén lại tạo thành bờ bao vững chắc, giúp hạn chế xâm nhập mặn và giữ nước trong mùa khô để giúp cây bồn bồn sinh trưởng, phát triển. Ðồng thời, ông còn khoan giếng nước ngầm, dự phòng khi thời tiết nắng nóng gay gắt kéo dài, bơm nước cấp bổ sung cho ruộng bồn bồn.

Trung bình mỗi ngày gia đình ông Tới thu hoạch trên dưới 100 kg bồn bồn tươi, thương lái đến tận nhà thu mua với giá 20 ngàn đồng/kg, thu nhập tương đương 2 triệu đồng/ngày.

Với cách làm này, ruộng bồn bồn của gia đình ông Tới luôn xanh tốt, trung bình mỗi ngày cho thu hoạch trên dưới 100 kg bồn bồn tươi. Thương lái đến tận nhà thu mua với giá 20 ngàn đồng/kg, gia đình thu nhập tương đương 2 triệu đồng/ngày.

Với giải pháp trồng bồn bồn thích ứng với biến đổi khí hậu, mô hình của hộ ông Phạm Văn Tới không chỉ nâng cao thu nhập cho gia đình mà còn góp phần đảm bảo nguồn bồn bồn tươi cung ứng cho người tiêu dùng trong những tháng mùa khô và duy trì chế biến sản phẩm dưa bồn bồn OCOP 3 sao. Ðây là cách làm mà nông dân trồng bồn bồn có thể tham khảo, ứng dụng để ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn khi thời tiết cực đoan./.

 

Huỳnh Việt

 

Mùa vui cải tùa xại

Trong mâm cơm ngày Tết của người phương Nam, bên cạnh nồi thịt kho trứng, sắc dưa hấu đỏ thì vị dưa cải tùa xại là món ăn không thể thiếu vắng. Hương vị độc đáo, dễ biến tấu thành nhiều món, giải ngán cho những ngày ê hề thịt cá, nhiều lợi ích cho sức khoẻ, dưa cải tùa xại còn mang cả hồn cốt, phong vị Tết đặc trưng của vùng đất, con người miền đất mới.

Nông dân huyện Ngọc Hiển trúng vụ dưa hấu Tết

Những ngày này, nông dân vùng đất mặn huyện Ngọc Hiển đang tất bật chăm sóc vụ dưa hấu để cung ứng cho người tiêu dùng trong dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025. Vụ dưa hấu Tết năm nay bà con rất phấn khởi.

Mở hướng liên kết, nâng cao thu nhập

Thời điểm này, các chủ vườn, thành viên Hợp tác xã (HTX) Trái cây sạch Khánh Hưng, ấp Kinh Ðứng, xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời, chuẩn bị thu hoạch vụ bưởi Tết, hứa hẹn mang đến niềm vui cho xã viên.

Ðồng hành cùng người dân vượt khó

Thời gian qua, nhờ thực hiện hiệu quả các hoạt động cho vay vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH), đã tạo điều kiện cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, các đối tượng chính sách khác là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn huyện Trần Văn Thời vượt qua khó khăn, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Sôi động thị trường bánh, mứt

Tết đang cận kề, các lò bánh, mứt, cơ sở sản xuất thực phẩm, các siêu thị... tăng công suất hoạt động để kịp cung ứng nguồn hàng phục vụ thị trường Tết.

Bánh phồng tôm Năm Căn vào mùa Tết

Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang cận kề. Những ngày qua, các hộ gia đình, cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm đặc trưng của vùng ngập mặn Năm Căn tăng năng suất để kịp đáp ứng đơn hàng cho đối tác phục vụ thị trường Tết, trong đó có sản phẩm bánh phồng tôm.

Hợp tác xã nỗ lực ứng dụng công nghệ

Hiện nay, tỉnh Cà Mau có 299 hợp tác xã (HTX), trong đó có 179 HTX trong lĩnh vực nông nghiệp. Các HTX đều đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) trong sản xuất, canh tác cũng như quảng bá, tiêu thụ sản phẩm.

Gắn mã QR cho dưa hấu Lý Văn Lâm

Dưa hấu Lý Văn Lâm từ lâu đã khẳng định được thương hiệu bởi chất lượng sản phẩm, cũng chính vì vậy mà một số người kinh doanh đã lợi dụng điều này để quảng bá giả mạo dưa hấu Lý Văn Lâm, ít nhiều ảnh hưởng đến thương hiệu dưa hấu của địa phương. Ðể bảo vệ thương hiệu, năm nay, Ðảng uỷ, UBND xã Lý Văn Lâm (TP Cà Mau) chỉ đạo Hội Nông dân xã phối hợp với Viettel Cà Mau thí điểm vận động người dân đăng ký tham gia truy xuất nguồn gốc điện tử bằng mã QR.

Chăm chút vụ màu xuống ruộng

Khi những cánh đồng lúa chín vàng rực tại xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời được thu hoạch xong cũng là lúc nông dân đưa màu xuống ruộng, những dây bí, bầu xanh mướt. Thời tiết cuối năm khá thuận lợi nên nhiều nông dân tranh thủ xuống giống sớm, hạn chế tình trạng thiếu nước tưới.

Ðiển hình nông dân làm theo lời Bác

Thấm nhuần lời dạy của Bác: “Nông dân ta giàu thì nước ta giàu”, thời gian qua, một trong những cách làm thiết thực của nông dân trong huyện là lấy việc nâng cao hiệu quả sản xuất để làm mô hình cụ thể học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Cách làm này góp phần khích lệ nông dân khắc phục khó khăn, vươn lên thoát nghèo, đổi mới tư duy, làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương. Nông dân Ðinh Văn Khởi, 48 tuổi, ấp Phú Thành, xã Phú Mỹ, là một điển hình.