ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 1-11-24 06:50:58
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Chủ động nguồn nguyên liệu bồn bồn

Báo Cà Mau Do tác động biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan không theo quy luật, dẫn đến vùng sản xuất bồn bồn nguyên liệu ấp Ðông Hưng, xã Tân Hưng Ðông phát triển kém, năng suất thấp, nguy cơ không đảm bảo nguồn nguyên liệu chế biến sản phẩm dưa bồn bồn OCOP cung ứng thị trường tết Dương lịch 2024.

Ấp Ðông Hưng, xã Tân Hưng Ðông là vùng trồng bồn bồn nguyên liệu lớn nhất huyện Cái Nước với tổng diện tích hơn 60 ha, phục vụ cho HTX Bồn bồn Ðông Hưng và HTX Bồn bồn Minh Duy ở ấp, chế biến sản phẩm dưa bồn bồn OCOP 3 sao cung ứng cho thị trường trong và ngoài tỉnh.

HTX Bồn bồn Minh Duy chủ động nguồn nguyên liệu chế biến dưa bồn bồn OCOP 3 sao phục vụ thị trường tết Dương lịch.

Tuy nhiên, do cuối năm lượng mưa duy trì khá lớn, cộng với đặc thù vùng trồng bồn bồn nguyên liệu ấp Ðông Hưng chưa có hệ thống thuỷ lợi tiêu úng hoàn chỉnh, làm cho hầu hết diện tích bị ngập úng. Bà con không thể chăm sóc và bón phân, dẫn đến ruộng bồn bồn kém phát triển, thân và lá đang trong tình trạng vàng úa, khả năng đâm chồi, đẻ nhánh rất hạn chế.

Bà Nguyễn Thị Lài, ấp Ðông Hưng, có hơn 1 ha trồng bồn bồn nguyên liệu, cho hay: “Những năm trước, vào thời điểm này lượng mưa giảm dần, mực nước trong ruộng phù hợp cho cây bồn bồn phát triển, mỗi ngày thu hoạch 10-20 kg, cho thu nhập từ 500 ngàn đến 1 triệu đồng. Nhưng năm nay ruộng bồn bồn phát triển rất kém, thu hoạch xong, cây bồn bồn gần như không đâm chồi, đẻ nhánh và mất khá nhiều thời gian mới cho thu hoạch vụ tiếp theo, năng suất sụt giảm so với hằng năm”.

Tương tự, hộ ông Chung Minh Ðúng, ấp Ðông Hưng, có hơn 1 ha trồng bồn bồn. Hiện mực nước trong ruộng bồn bồn của gia đình lên đến 1,2 m, ông không thể bón phân nên cây bồn bồn phát triển kém. Bên cạnh đó, ruộng bồn bồn thường xuyên bị ốc bươu vàng gây hại chồi non, làm ảnh hưởng năng suất.

Do tác động biến đổi khí hậu, diện tích bồn bồn ấp Đông Hưng, xã Tân Hưng Đông, đang trong tình trạng kém phát triển.

Tết Dương lịch năm 2024 đang đến gần, trước nguy cơ thiếu hụt nguyên liệu tại vùng trồng bồn bồn, HTX Bồn bồn Minh Duy đã chủ động ký kết hợp đồng với hộ dân vùng trồng bồn bồn nguyên liệu các xã trên địa bàn, sẵn sàng chế biến cung ứng sản phẩm dưa bồn bồn OCOP 3 sao cho người tiêu dùng.

Ðể năng suất và sản lượng bồn bồn ổn định, nâng cao đời sống kinh tế gia đình, góp phần đảm bảo nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến sản phẩm dưa bồn bồn OCOP 3 sao, thiết nghĩ, nông dân vùng trồng bồn bồn nguyên liệu ấp Ðông Hưng cần đổi mới phương pháp canh tác theo hướng thích ứng với biến đổi khí hậu.

Ngoài ra, để quản lý tốt đối tượng ốc bươu vàng, tránh gây hại chồi non, bà con có thể ứng dụng mô hình nuôi cua biển xen canh trong ruộng bồn bồn, bởi ốc bươu vàng là thức ăn khoái khẩu của con cua. Mô hình này sẽ mang lại hiệu quả kép, vừa không phải tốn công tiêu diệt ốc bươu vàng, vừa có thêm nguồn thu nhập đáng kể từ cua nuôi./.

 

Việt Tiến

 

Nhộn nhịp mùa thu hoạch cá chình

Thời điểm này, nông dân xã Tân Thành, TP Cà Mau tất bật vào vụ thu hoạch cá chình. Công việc qua nhiều công đoạn vất vả, song ai nấy vui lây cùng chủ ao khi cá trúng mùa, được giá ở mức trên 500 ngàn đồng/kg (loại 1).

Người dân thêm lựa chọn phát triển kinh tế

Ngày 25/10, nhóm thực hiện Dự án “thử nghiệm sinh sản và ương sò huyết giống phù hợp với điều kiện tự nhiên vùng ven biển tỉnh Cà Mau” tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện tại Trại giống Minh Hoàng, ấp Mỹ Hưng, xã Trần Thới, huyện Cái Nước.

Khá lên nhờ nghề làm mắm truyền thống

Chồng mất sớm, gia đình không đất sản xuất, bản thân không nghề nghiệp ổn định, một mình phải gồng gánh nuôi 2 con nhỏ nhưng chị Trần Thị Hiền (vợ Dũng Mắm), 56 tuổi, ở Khóm 4, thị trấn U Minh, huyện U Minh biết phát huy nghề truyền thống - làm mắm cá đồng để tự tạo việc làm, tăng thu nhập và phát triển kinh tế gia đình, ổn định cuộc sống.

Mô hình cho thu nhập cao ở Tân Ân Tây

Chồn hương là loài động vật hoang dã quý hiếm, chúng có sức đề kháng cao, ít dịch bệnh, có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao. Tuy nhiên, chồn hương có trong môi trường tự nhiên ngày càng ít, vì thế hiện nay chúng đang là một trong những vật nuôi được nhiều nông dân lựa chọn, nhân rộng. Tại huyện Ngọc Hiển, xã Tân Ân Tây được xem là địa phương đi đầu thực hiện thử nghiệm mô hình nuôi chồn hương, mang lại nguồn thu nhập cao cho người dân.

Chủ động phòng ngừa dịch cúm gia cầm

Hiện nay, thời tiết đang trong giai đoạn giao mùa, mưa nhiều làm độ ẩm tăng cao, gây ảnh hưởng xấu đến sức đề kháng vật nuôi, tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát triển nhanh. Ðặc biệt, ở thời điểm này, người nuôi tập trung tái đàn nhiều để đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu thụ tăng vào dịp Tết, làm gia tăng nguy cơ xảy ra dịch bệnh trên đàn vật nuôi, nhất là dịch cúm gia cầm H5N1.

Ða dạng nguồn thu từ đa canh

Với đức tính cần cù, chịu khó, cộng thêm sự năng động, dám nghĩ, dám làm, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Ngọc Hiển mạnh dạn trồng đa cây, nuôi đa con trên cùng diện tích nhằm tăng hiệu quả sản xuất và cải thiện thu nhập. Nhờ đó, không ít mô hình kinh tế hiệu quả được lan toả, nhân rộng, xuất hiện ngày càng nhiều "triệu phú nhà nông".

Trợ lực cho nông dân làm kinh tế

Gần đây, phong trào giúp đỡ hội viên, nông dân ở xã Tạ An Khương, huyện Ðầm Dơi, được các cấp hội nông dân chú trọng, khai thác tối đa các nguồn lực hỗ trợ hội viên có điều kiện mở rộng phát triển sản xuất, vươn lên làm giàu chính đáng trên đồng đất quê hương.

Giỏi trồng màu, vươn lên khá giàu

Hộ ông Trần Hoàng Vĩnh, Ấp 12, xã Khánh Lâm, là điển hình nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi tại huyện U Minh. Trước đây, gia đình ông Vĩnh có 1 ha đất sản xuất nông nghiệp nhưng cuộc sống khó khăn, do chỉ độc canh cây lúa, sản xuất kém hiệu quả. Ðể có thêm tiền trang trải cuộc sống gia đình và lo cho con cái ăn học, vợ chồng ông Vĩnh đã cải tạo hơn 2,5 công đất quanh nhà và bờ xáng trồng dưa leo, đậu đũa, bầu, mướp, khổ qua.

Triển vọng nghề trồng nấm

Triển khai thực hiện từ tháng 6/2024, lớp đào tạo nghề trồng nấm tại xã Tân Bằng, huyện Thới Bình đem lại triển vọng cho nhiều hộ gia đình chính sách, hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn xã.

Chuyển đổi số trong kinh tế tập thể là xu thế cấp thiết

Chuyển đổi số trong khu vực kinh tế tập thể (KTTT), hợp tác xã (HTX) không chỉ là xu hướng mà còn mang tính cấp thiết mà các HTX, cơ sở sản xuất, thậm chí nông dân phải tiếp cận để thích nghi và phát triển. Chuyển đổi số được xem là một nền tảng giúp nâng cao năng suất, chất lượng, tối ưu hoá hoạt động sản xuất, từ đó nâng cao lợi nhuận.