ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 27-3-25 04:55:07
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Báo động tình trạng sử dụng điện thiếu an toàn

Báo Cà Mau (CMO) Hiện nay, hầu hết các nhà thầu xây dựng đều sử dụng cối trộn bê-tông chạy bằng mô-tơ rất nhanh và tiện lợi, ít tốn nhân công. Tuy nhiên, tình trạng chủ quan, thiếu hiểu biết sử dụng điện không an toàn gây ra nhiều vụ thương vong đến mức báo động. Đặc biệt là đang bước vào mùa mưa bão, nên nguy cơ xảy ra tai nạn điện càng cao.

Theo số liệu thống kê của Công ty Điện lực Cà Mau, trong năm 2019 trên địa bàn tỉnh xảy ra 24 vụ tai nạn điện, làm chết 22 người và bị thương 5 người. So với cùng kỳ năm 2018 giảm 13 vụ, giảm 8 nguời chết, giảm 4 người bị thương. Riêng 6 tháng đầu năm 2020, trên địa bàn toàn tỉnh xảy ra 7 vụ tai nạn về điện, làm chết 4 người, bị thương 5 người. So với cùng kỳ số người bị điện giật bị thương giảm 2 người, số người chết đang có chiều hướng gia tăng.

Cách đây hơn 1 tháng, anh Võ Văn Đạt, sinh năm 1994, ngụ Ấp 1, xã Khánh Thuận, huyện U Minh, đang điều khiển chiếc cối trộn bê-tông để xây nhà cho gia đình thì không may mô-tơ bị rò rỉ làm điện giật, anh chết tại chỗ.

Theo thông tin từ người nhà của nạn nhân, vào khoảng 16 giờ ngày 24/6/2020, anh Đạt đang chuẩn bị đổ hồ từ trong chiếc cối trộn bê-tông ra ngoài để xây gạch thì bất ngờ bị điện giật dính vào cối. Một lúc sau mọi người làm chung phát hiện tri hô, cúp cầu dao ngắt nguồn điện, đưa anh Đạt ra ngoài, dùng nhiều biện pháp sơ cứu tại chỗ. Tuy nhiên, nạn nhân đã được xác định là tử vong trước đó.

Hiện trường vụ tai nạn điện giật ngày 24/6/2020 tại Ấp 1, xã Khánh Thuận, làm anh Võ Văn Đạt tử vong.

Gần đây nhất, vào chiều ngày 12/7/2020, anh N.V.N, một người phụ hồ, phụ xây nền nhà ở Khóm 3, Phường 8, TP Cà Mau, điều khiển máy trộn bê-tông đang trong lúc có mưa, dây điện kéo dài bỏ dưới đất, bị điện giật ngất xỉu. Rất may, anh được mọi người phát hiện và đưa đi cấp cứu kịp thời nên không nguy hiểm đến tính mạng.

Theo ghi nhận của phóng viên, nguy hiểm hơn, nhiều hộ gia đình chỉ sử dụng điện bằng một dây nóng, còn dây nguội được âm xuống đất để tiết kiệm chi phí mua dây điện. Mối nối giữa các dây điện không được quấn băng cách điện, rất nguy hiểm, nếu vô tình chạm vào. Phó trưởng phòng An toàn điện, Công ty Điện lực Cà Mau Quách Nguyên Chấn cho biết, đa số các cối trộn hồ đều sử dụng mô-tơ kém chất lượng và khi lắp đặt không sử dụng dây nối đất an toàn. Mô-tơ để ở nơi ẩm thấp, không được che chắn, bảo quản nên dễ bị hư hỏng, rò rỉ điện. Hơn nữa, cầu dao cắt điện ở quá xa, việc ngắt điện khi xảy ra sự cố hoặc tai nạn không kịp thời…

Ông Quách Nguyên Chấn cho biết thêm, hầu hết các vụ tai nạn về điện chủ yếu do người dân bất cẩn, sử dụng điện mất an toàn gây thương vong. Chính vì thế, ngay từ đầu năm 2020, Công ty Điện lực Cà Mau đã lập kế hoạch phối hợp với Sở Công thương, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, UBND huyện, TP Cà Mau mở nhiều lớp tập huấn, tuyên truyền sử dụng điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả.

Theo ông Chấn, trong những năm qua đơn vị chú trọng công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức, như lập mô hình mô-tơ hướng dẫn dân đóng cọc tiếp đất nối vào vỏ động cơ, rồi lắp thiết bị bảo vệ cắt điện khi xảy ra chạm vỏ. Đồng thời, phát hàng ngàn tờ rơi tuyên truyền cho người dân sống gần hành lang an toàn lưới điện cao áp về sử dụng điện an toàn./.

Trung Đỉnh

Thiếu giáo dục từ gia đình, tội phạm ngày càng trẻ hoá

Theo đánh giá của ngành chức năng, thời gian qua, tình hình tội phạm, hành vi vi phạm pháp luật có xu hướng trẻ hoá. Nguyên nhân xuất phát từ nhiều yếu tố, trọng tâm là thiếu sự giáo dục, quản lý từ gia đình và sự tác động tiêu cực từ các nền tảng mạng xã hội.

Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân

Thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ, cùng sự chỉ đạo từ Bộ Tư pháp, tỉnh đã triển khai Ðề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 977/QÐ-TTg ngày 11/8/2022 (gọi tắt là Ðề án 977) với tinh thần trách nhiệm cao, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành và địa phương. Ðề án được triển khai thực hiện trong phạm vi cả nước, thời gian thực hiện từ năm 2023-2030.

Chết người chưa rõ nguyên nhân

Sáng nay (18/3), ông Dương Minh Sang - Phó chủ tịch UBND xã Khánh Bình (huyện Trần Văn Thời) cho biết trên địa bàn vừa xảy ra vụ chết người, chưa rõ nguyên nhân.

Bùng nổ tội phạm sử dụng các ứng dụng trực tuyến để lừa đảo

Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và Internet đã kéo theo sự gia tăng của tội phạm lừa đảo trực tuyến. Tại Cà Mau, nhiều vụ việc liên quan đến hình thức lừa đảo này đã gây thiệt hại hàng tỷ đồng cho người dân.

Cảnh báo nguy cơ rủi ro khi đầu tư tiền ảo Pi Network

Công an thành phố Hà Nội cho biết những ngày qua, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều bài viết liên quan đến đầu tư đồng tiền ảo Pi Network thu hút nhiều cá nhân tham gia.

Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo liên quan học phí

Thời gian gần đây xuất hiện các đối tượng lợi dụng chính sách miễn học phí cho học sinh công lập, để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của phụ huynh học sinh.

Triển khai Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá - Cần cuộc “lột xác”

Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá (PCTHCTL) có hiệu lực thi hành từ ngày 1/5/2013 đã thể chế hoá quan điểm của Ðảng và Nhà nước về PCTHCTL, tạo hành lang pháp lý cho công tác PCTHCTL. Thế nhưng, nhiều năm qua, rất nhiều quy định của luật chưa được thực thi hiệu quả trong cuộc sống.

Sẽ xử lý mạnh lỗi vi phạm

Ông Nguyễn Thanh Bằng, Chánh Văn phòng Ban An toàn giao thông (ATGT) tỉnh, thông tin, để đạt mục tiêu giảm từ 5-10% tai nạn giao thông (TNGT) trong năm 2025, mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan hữu quan phải nâng cao trách nhiệm trong đảm bảo trật tự, ATGT theo phân quyền, đồng thời tập trung xử lý 2 lỗi vi phạm: nồng độ cồn và tải trọng.

Mong sớm triệt xoá nạn trộm cắp ngư cụ

Gần đây, các hộ dân hành nghề khai thác thuỷ hải sản ven bờ tại 2 huyện Phú Tân và Trần Văn Thời phản ánh: Bên cạnh nguồn lợi thuỷ sản giảm, đánh bắt được ít, thậm chí không có, người dân còn đối mặt với nỗi lo lớn khác, đó là nạn trộm cắp ngư cụ trên biển.

Siết chặt quản lý tài sản công

Với quyết tâm tăng cường, chấn chỉnh, tránh tình trạng lãng phí trong quản lý, sử dụng tài sản công, tỉnh Cà Mau đang siết chặt việc quản lý đất, tài sản các trụ sở cơ quan sau sáp nhập không còn nhu cầu sử dụng; việc sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết...