ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 6-9-24 05:45:04
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cẩn trọng khi sử dụng thực phẩm có chất bảo quản

Báo Cà Mau Hiện nay, vấn đề sử dụng các loại hoá chất, chất phụ gia thực phẩm nhân tạo, các loại chế phẩm tổng hợp để tẩm ướp, bảo quản thực phẩm đã trở nên khá phổ biến. Tuy nhiên, đây lại là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mất an toàn vệ sinh thực phẩm, gây ngộ độc cho người tiêu dùng, thậm chí có thể gây tử vong nếu ở mức độ nghiêm trọng.

Chất bảo quản thực phẩm cho dù là hoá chất tự nhiên hay nhân tạo đều có công dụng ngăn ngừa hoặc làm chậm lại sự hư hỏng, thối rữa do sự phát triển của các vi sinh vật, giúp cho việc bảo quản thực phẩm được lâu hơn và cũng sẽ có màu sắc bắt mắt hơn.

Theo bác sĩ Huỳnh Thanh Sử, Trưởng khoa Sức khoẻ môi trường, Y tế trường học và Bệnh nghề nghiệp thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Cà Mau: “Nếu sử dụng các chất phụ gia có nguồn gốc từ các loại phẩm màu, hoá chất công nghiệp trong thời gian dài chắc chắn sẽ có tác dụng phụ không mong muốn đối với sức khoẻ của người tiêu dùng. Vì các chất bảo quản này thường chứa các chất BHA, BHT… có khả năng gây ung thư, dị ứng hô hấp, gây ảnh hưởng tới gan và cả hệ thần kinh”.

Người tiêu dùng nên chọn lựa các loại thực phẩm còn tươi mới, không có chứa các chất bảo quản, tẩm ướp để đảm bảo sức khoẻ cho gia đình.

Bác sĩ Huỳnh Thanh Sử khuyến cáo: “Các chất bảo quản nếu được làm từ các nguyên liệu tự nhiên thì trong quá trình chế biến và bảo quản thực phẩm không những không ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng cũng như làm mất đi các chất dinh dưỡng, màu sắc, mùi vị hay trạng thái của thực phẩm, mà còn giúp cho quá trình chế biến có những món ăn ngon, bổ dưỡng và đẹp mắt”.

Chị Huỳnh Thanh Thoảng, tiểu thương có hơn 10 năm làm nghề buôn bán hàng nông sản tại chợ Rạch Ráng, thuộc Khóm 1, thị trấn Trần Văn Thời, huyện Trần Văn Thời, chia sẻ: “Các loại rau xanh, cá tươi sẽ rất mau bị hỏng, nhất là những lúc thời tiết nắng nóng gay gắt hoặc mưa gió bất thường, chỉ từ 2-3 ngày mà nếu không tiêu thụ hết là coi như người bán hàng bị lỗ. Do vậy, tiểu thương chúng tôi phải biết cách bảo quản”.

Chị Trần Trúc Ly, ngụ Khóm 1, thị trấn Trần Văn Thời, huyện Trần Văn Thời, cho biết: “Tôi năm nay đã 51 tuổi, có đến mấy mươi năm làm công việc nội trợ cho gia đình. Hằng ngày đi chợ, tôi vẫn biết các chị em bán hàng rau, củ, thịt, cá tươi và cả cá khô đều sử dụng các chất bảo quản, nhưng không biết được đó là những loại gì và mức độ ảnh hưởng đến sức khoẻ ra sao. Vì vậy, việc lựa chọn thực phẩm phục vụ cho bữa ăn gia đình đối với người dân chỉ quan sát bằng mắt thường thì rất khó nhận biết”.

Thực phẩm nếu sử dụng chất phụ gia có nguồn gốc từ tự nhiên để bảo quản thì sẽ an toàn hơn cho sức khoẻ người tiêu dùng.  (Ảnh minh hoạ)

Theo khuyến cáo của ngành chuyên môn, người tiêu dùng chỉ nên sử dụng các loại rau, củ, quả khi vẫn còn tươi, mới; nếu bảo quản lâu ngày lượng nitrat sẽ gia tăng. Riêng đối với các loại rau, củ, quả có hàm lượng nitrat cao thì cần phải gọt bỏ vỏ, thái mỏng, ngâm nước (tối thiểu là 15 phút) trước khi chế biến, nhất là khi dùng làm thức ăn cho trẻ nhỏ. Các loại thực phẩm có ướp muối nitrat (muối diêm) tốt nhất là chỉ nên sử dụng hạn chế trong bữa ăn của gia đình, để bảo đảm sức khoẻ cho gia đình và an toàn cho bản thân mình./.

Phương Vũ

 

Thành lập đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm dịp Tết trung thu 2024

Để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, bảo vệ sức khoẻ cho mọi người, Ban chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Cà Mau đã xây dựng kế hoạch triển khai công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp Tết trung thu 2024. Nội dung chính của kế hoạch gồm công tác tuyên truyền và công tác kiểm tra.

Bệnh ung thư và gánh nặng tài chính

Ung thư không những là nỗi ám ảnh từ sự đau đớn về thể xác, tinh thần, tuổi thọ của người bệnh mà còn là gánh nặng chi phí điều trị cho gia đình bệnh nhân. Bởi thực tế cho thấy, có rất nhiều loại thuốc đặc trị ung thư không nằm trong danh mục được thanh toán theo chế độ của bảo hiểm y tế hiện nay.

Không để lây lan dịch bệnh trong trường học

Hiện nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm đang diễn biến phức tạp, đặc biệt là các bệnh lây qua đường hô hấp, đường tiêu hoá và các bệnh dù có vắc xin phòng bệnh ở trẻ nhưng có thể quay trở lại. Ðể chủ động kiểm soát các loại dịch bệnh truyền nhiễm có thể lây lan trong trường học và bảo vệ sức khoẻ học sinh, trước khi bước vào năm học mới, Sở Y tế phối hợp với Sở Giáo dục và Ðào tạo tỉnh Cà Mau triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch.

Dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em

Một trong những trăn trở của các bà mẹ có con nhỏ hay trẻ trong độ tuổi ăn dặm chính là chế độ dinh dưỡng vừa đảm bảo sức khoẻ cho mẹ, vừa giúp bé phát triển tối ưu. Chính vì vậy, việc cung cấp thông tin chính xác, khoa học và dễ tiếp cận về dinh dưỡng là vô cùng quan trọng.

Sàng lọc trước sinh, sơ sinh

Hiện nay, phương pháp sàng lọc trước sinh (SLTS) và sàng lọc sơ sinh (SLSS) là một trong những phương pháp kỹ thuật khoa học tiên tiến, hiện đại nhằm phát hiện những biểu hiện bệnh lý trong giai đoạn bào thai cũng như trong 48-120 giờ sau khi trẻ chào đời. Từ đó, sẽ có những can thiệp y học kịp thời, phù hợp cho cả mẹ và bé nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những trường hợp dị tật, dị dạng, thiểu năng trí tuệ cũng như những bệnh lý di truyền...

Phòng ngừa, phát hiện sớm bệnh ung thư vú

Bác sĩ CKII Châu Tấn Ðạt, Trưởng khoa Ung bướu, Bệnh viện Ða khoa Cà Mau, cho biết: "Theo số liệu khảo sát mới nhất, trong 5 loại bệnh ung thư thường gặp ở nữ giới thì ung thư vú (UTV) là loại ung thư đứng đầu về tỷ lệ mắc và đứng thứ 3 về nguyên nhân gây tử vong, sau ung thư gan, phổi".

Phòng chống dịch sởi mùa tựu trường

Trước thềm năm học mới 2024-2025, với các trường mẫu giáo, mầm non trên địa bàn tỉnh, bên cạnh công tác chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ dạy và học, trang trí không gian lớp học, nhà trường còn đặc biệt chú trọng công tác phòng chống dịch bệnh.

Nỗi lòng người mắc bệnh K

Khi biết mình mắc bệnh K, phần lớn người bệnh đều khó chấp nhận được. Do đó, họ luôn cần có những người bạn, người thân trong gia đình biết lắng nghe để giải toả được những căn thẳng, lo âu.

Chọn lựa thực phẩm an toàn cho người cao tuổi

Khoa học đã chứng minh, thể trạng của người già và trẻ nhỏ rất dễ bị tổn thương về hệ tiêu hoá bởi sức đề kháng yếu. Nhất là đối với người cao tuổi, sự suy giảm của hệ miễn dịch càng làm cho họ có nguy cơ mắc nhiều chứng bệnh về đường tiêu hoá hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ nếu chọn lựa thực phẩm không an toàn.

Bệnh tim đập chậm

Trái tim của người lớn khi nghỉ ngơi thường đập từ 60-100 lần/phút. Nhịp tim trên 100 lần/phút là nhịp tim nhanh, nếu mắc chứng nhịp tim chậm, số nhịp đập sẽ ít hơn 60 lần/phút.