ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 15-5-25 10:10:59
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cặp gối thêu thay lời nhắn gửi

Báo Cà Mau (CMO) Để tạo ra một cặp gối thêu đòi hỏi cả một sự kỳ công, không chỉ có kinh nghiệm mà người thợ còn am hiểu nghệ thuật và có đôi bàn tay khéo léo cộng hưởng cùng niềm đam mê. Cặp gối thêu ngày cưới đa dạng về mẫu mã với những câu chữ mang ý nghĩa chúc phúc cho cuộc sống hôn nhân được vẹn tròn và bền vững.

Chúng tôi tìm đến nhà chị Dư Kim Quyên (Ấp 19/5, xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời), người có kinh nghiệm gần 20 năm thêu gối cưới, để được nghe chị chia sẻ về sự kỳ công của nghề. 

Tỉ mỉ từng đường kim

Chị Dư Kim Quyên và tác phẩm được chính tay chị thực hiện khi mới chập chững vào nghề.

Đến với nghề bằng cái duyên, sự nghiêm túc, chị Quyên mất 2 năm học nghề và thực hiện đam mê. Chị Quyên cho biết, 1 bộ gối cưới gồm 2 loại: 1 cặp gối vuông với kích thước ngang 48 cm, dài 60 cm và gối giao đầu (gối dài cho 2 người nằm). Mẫu thiết kế trên mặt gối cũng đa dạng với nhiều chủ đề khác nhau như: uyên ương, loan phụng hoà minh, sắc cầm hảo hiệp… Mỗi mẫu có bố cục, cách thêu khác nhau. Nguyên liệu để làm gối được lựa chọn kỹ lưỡng với vải nền là lụa đắt tiền, thêu bằng chỉ thêu chuyên dụng mới làm cho hoa văn nổi bật và không dễ bay màu theo thời gian.

Để làm ra cặp gối cưới phải trải qua nhiều giai đoạn từ vẽ mẫu, lên viền gối, giặm màu cho cánh hoa, thêu chữ… Giai đoạn nào cũng quan trọng, đòi hỏi người thợ may phải tỉ mỉ trong từng đường kim, mũi chỉ. Hoa văn được vẽ can kê bằng tay trên nền mẫu có sẵn, sau đó tiến hành thêu trên bàn căng. Một cánh hoa tiêu tốn hơn 15 màu chỉ, các chi tiết như lá, rồng, phụng cũng vậy, màu sắc được phối hợp từ đậm ra nhạt, với các con chữ thêu xoay để có được độ cong cần thiết, nét chữ mềm mại, uyển chuyển. Khâu lên viền gối phải thực hiện bằng máy thêu, người thợ thêu phải điều khiển máy thêu thật nhịp nhàng thì đường viền mới ngay hàng thẳng lối.

Một cặp gối đạt chất lượng là từng đường chỉ mịn màng, trơn láng, màu sắc hài hoà, mũi thêu phải chắc chắn, dùng tay ma sát mạnh cũng không bị sờn, bố cục phải đối xứng, đường viền không bị lệch lạc.

Để tạo ra cặp gối thêu đẹp, người thợ phải đặt mình trong tâm trạng thoải mái, vui vẻ, dồn hết tâm trí cho từng đường kim, mũi chỉ. Chị Quyên cho biết, mất khoảng 1 tuần đến 10 ngày mới thêu xong 1 cặp gối, chứa đựng trong ấy bao tâm huyết và tình cảm của người thợ.

Cặp gối cưới và lời dặn dò của mẹ

Cặp gối thêu theo truyền thống được coi như của hồi môn của cô dâu, được cha mẹ ruột tặng để mang theo khi về nhà chồng. Chính vì lẽ đó, cặp gối thêu được xem là món quà cưới hết sức thiêng liêng, chứa đựng tình cảm của cha mẹ cô dâu, mong cho con mình có được hạnh phúc viên mãn trong hôn nhân. Thế nên, món quà cưới này được gìn giữ cẩn thận, chỉ được sử dụng từ 1-2 lần sau ngày cưới, nhưng sau một thời gian thì được cất giữ, để mỗi lần nhìn thấy cặp gối thêu là nhớ đến kỷ niệm ngày thành gia lập thất.

Gối cưới là món quà ý nghĩa khi đưa cô dâu sang nhà chồng.

Nhớ về món quà cưới được mẹ tặng gần 40 năm về trước, bà Dương Thị Nhứt (xã Nguyễn Huân, huyện Đầm Dơi) trải lòng: “Ngày đó, trước khi về nhà chồng, mẹ tôi đã chuẩn bị cặp gối cưới để tôi đem về bên đó, kèm theo lời dặn nhường nhịn nhau mà sống nghe con. Khi mang về nhà chồng, tôi chỉ xài đúng 1 lần duy nhất rồi cất vào tủ làm kỷ niệm”.

Đối với bà Nhứt, cặp gối cưới là món quà vô giá, không đơn thuần là món quà kỷ niệm mà còn là lời nhắc nhở về cách sống, cách giữ gìn hạnh phúc gia đình, để sau này vợ chồng có xảy ra mâu thuẫn, nhìn cặp gối mà nhớ lời mẹ dặn: “Nhường nhịn nhau mà sống”.

Thời nay, cặp gối thêu ngày cưới không còn được đặt thêu tay như trước. Để không phải mất thời gian chờ đợi, các cặp đôi thường mua gối có sẵn ngoài thị trường với nhiều kiểu dáng bắt mắt. Tuy nhiên, giá trị của những cặp gối thêu dù ở thời điểm nào cũng là món quà cưới đáng trân trọng, là ký ức đẹp của những cặp uyên ương./.

Hữu Nghĩa - Phương Thảo

Ông Tư Rô tiếp tục cải tiến sáng chế

Luôn cần mẫn, chăm chỉ và giữ tinh thần sáng tạo, sau sáng chế máy cày siêu nhẹ (đoạt giải Ba, Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 15, năm 2018-2019), hiện ông Nguyễn Văn Rô (Tư Rô), ấp Giá Ngự, xã Ðông Hưng, huyện Cái Nước, tiếp tục sáng chế, cải tiến thành chiếc máy cày 2 lưỡi, đánh rãnh thoát nước phục vụ gieo trồng vụ lúa trên đất nuôi tôm, nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp và nuôi thuỷ sản trong điều kiện biến đổi khí hậu như hiện nay.

Cựu chiến binh làm kinh tế giỏi

Phát huy truyền thống Bộ đội Cụ Hồ, những năm qua, trên địa bàn huyện U Minh xuất hiện nhiều gương cựu chiến binh (CCB) làm kinh tế giỏi, tích cực tham gia các phong trào của hội ở địa phương. Cựu chiến binh Võ Thanh Tuấn, Ấp 10, xã Nguyễn Phích, là một trong những điển hình. Không chỉ làm giàu cho gia đình, ông còn tích cực hướng dẫn, hỗ trợ hội viên CCB xây dựng mô hình kinh tế hiệu quả, góp phần tích cực vào công tác giảm nghèo ở địa phương.

Dồn sức cho kỳ thi tốt nghiệp THPT

Mặc dù còn hơn 1 tháng nữa mới đến kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, nhưng do năm nay kỳ thi có nhiều quy định mới nên hiện tại giáo viên và học sinh các trường THPT trên địa bàn huyện U Minh đang dồn sức ôn tập, cũng như chuẩn bị tốt các điều kiện để đạt kết quả cao nhất trong kỳ thi quan trọng này.

Công an tỉnh Cà Mau xây dựng thế trận an ninh từ cơ sở

Cùng với cả hệ thống chính trị, lực lượng Công an tỉnh Cà Mau tích cực hưởng ứng phong trào chung tay "Xoá nhà tạm, nhà dột nát” trên địa bàn tỉnh. Với nhiều cách làm cụ thể, thiết thực, phong trào đã lan toả đến từng đơn vị, tạo chuyển biến tích cực. Sau hơn một năm triển khai quyết liệt, hiệu quả, nhiều căn nhà mới khang trang được bàn giao cho các đối tượng chính sách, hộ gia đình khó khăn, giúp người dân ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.

Gương sáng nữ sinh

Trong cộng đồng sinh viên Phân hiệu Trường Ðại học Bình Dương tại Cà Mau (BDU Cà Mau), Phạm Lê Mi, sinh viên năm 4 ngành Quản trị kinh doanh, là tấm gương sáng về tinh thần học tập, rèn luyện và cống hiến.

Tôn giáo đồng hành cùng an sinh xã hội

Cà Mau hiện có 6 tôn giáo được công nhận, trong đó, Phật giáo là một trong những tôn giáo có số lượng tín đồ lớn nhất, chiếm đa số trong tổng số 373.326 tín đồ toàn tỉnh (khoảng 30,7% dân số). Phật giáo tại Cà Mau có 5 hệ phái với 53 cơ sở thờ tự và 259 chức sắc tăng ni cùng hơn 304.575 tín đồ.

Trang nghiêm Lễ tắm Phật

Sáng 12/5 (nhằm ngày 15/4 âm lịch), tại chùa Phật Tổ (Phường 2, TP Cà Mau) diễn ra Lễ tắm Phật mừng Phật đản 2025, Phật lịch 2569.

Người cao tuổi TP Cà Mau phát huy tinh thần “Tuổi cao - Gương sáng”

Phát huy tinh thần “Tuổi cao - Gương sáng”, những năm qua, Hội Người cao tuổi các cấp TP Cà Mau luôn gương mẫu, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, hoạt động an sinh xã hội, trong lao động sản xuất, phát triển kinh tế... Từ đó, góp phần phát huy vai trò, trách nhiệm người cao tuổi trên mọi mặt đời sống xã hội, xây dựng quê hương ngày càng phát triển, làm gương sáng để thế hệ trẻ noi theo.

"Bản hùng ca đất nước" lan toả tri thức, tự hào dân tộc

Công nghệ thông tin ngày càng phát triển, việc duy trì và phát triển văn hoá đọc trong giới trẻ, đặc biệt là sinh viên trở thành nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết hơn bao giờ hết. Nhận thức rõ điều đó, Phân hiệu Trường Ðại học Bình Dương tại Cà Mau (Phân hiệu) nỗ lực tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm khơi dậy niềm đam mê sách và hình thành thói quen đọc sách trong sinh viên.

Sôi nổi Hội chợ ẩm thực chay

Khoảng hơn 50 món ăn, nước uống, bánh và trái cây miễn phí được trưng bày, phục vụ Phật tử, khách tham quan với hàng ngàn suất ăn tại Hội chợ ẩm thực chay được tổ chức tại chùa Monivongsa Bopharam, Phường 1, TP Cà Mau, vào chiều 11/5.