ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 18-9-24 18:20:35
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

KỶ NIỆM 63 NĂM NGÀY THẢM HOẠ DA CAM Ở VIỆT NAM (10/8/1961-10/8/2024) VÀ NGÀY VÌ NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM (10/8)

Cùng xoa dịu những nỗi đau

Báo Cà Mau Chất độc da cam do Mỹ sử dụng trong chiến tranh xâm lược Việt Nam đã để lại hậu quả nặng nề, không chỉ cho những người trực tiếp tiếp xúc mà còn cho thế hệ sau này.

Những năm qua, cả nước có hàng trăm ngàn nạn nhân chất độc da cam (NNCÐDC) đã chết; hàng trăm ngàn người đang phải vật lộn với bệnh tật hiểm nghèo; các bệnh phổ biến ở con, cháu NNCÐDC là bại liệt hoàn toàn, mù, câm, điếc, dị dạng, dị tật bẩm sinh, thiểu năng trí tuệ, tâm thần, tai biến, vô sinh... Ðặc biệt, chất độc da cam/Dioxin có thể di truyền qua nhiều thế hệ, gây ra hậu quả lâu dài đối với sức khoẻ con người, không những đối với các cựu chiến binh Việt Nam đã từng tham gia chiến tranh mà còn cả thế hệ thứ 2, 3 của họ, và gần đây đã phát sinh thế hệ thứ 4 bị phơi nhiễm... Tác động lâu dài của chất độc da cam/Dioxin không chỉ có 20 năm mà có thể trên cả 100 năm. Số người bị ảnh hưởng của chất độc này không chỉ dừng lại ở 4,8 triệu người mà có thể hàng chục triệu người.

Ông Ðặng Văn Mỹ, Chủ tịch Hội NNCÐDC/Dioxin tỉnh, chia sẻ: “Chiến tranh đã lùi xa hơn 49 năm; vết thương thực thể đã liền sẹo, nhưng vết thương vô hình Dioxin vẫn tiếp tục xuyên qua các thế hệ, từ cha mẹ sang con, từ ông bà sang cháu và nỗi đau da cam vẫn còn đó”.

“Ðể góp phần chăm lo cho NNCÐDC, ngày 7/6/2005, Hội NNCÐDC/Dioxin tỉnh được thành lập và đến nay hệ thống Hội đã hình thành tại 9/9 huyện, thành phố, 101/101 xã, phường, thị trấn, 636/883 ấp, khóm trong toàn tỉnh, với trên 11.348 hội viên. Từ khi ra đời, hội luôn chủ động, tích cực phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, các ban, ngành, đoàn thể từ tỉnh đến huyện, thành phố, đẩy mạnh công tác tuyên truyền để mọi người hiểu rõ hơn về hậu quả của chất độc da cam/Dioxin, những khó khăn, thiệt thòi và nhu cầu cần giúp đỡ của nạn nhân, gia đình nạn nhân, tạo sự cảm thông và sẵn lòng chia sẻ trong cộng đồng dành cho NNCÐDC”, ông Ðặng Văn Mỹ cho biết.

Tại huyện Ngọc Hiển, số người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học là 199 người, nhóm đối tượng bị ảnh hưởng từ ông bà, cha mẹ là trên 300 người. Ông Lê Bảo Trung, Chủ tịch Hội NNCÐDC/Dioxin huyện, chia sẻ: “Những năm qua, Hội phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể thường xuyên vận động và trao quà đến các đối tượng này, nhất là những trường hợp có hoàn cảnh khó khăn. Những món quà tuy không lớn nhưng cũng giúp họ có niềm vui trong cuộc sống”.

Quê xã Tân Lộc, huyện Thới Bình, gia đình ông Trần Văn Chánh (sinh năm 1946) về ấp Ðường Kéo, xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển, lập nghiệp hơn 25 năm nay. Vợ chồng ông sinh được 6 người con, trong đó người con thứ 5 là chị Trần Thị Phụng (sinh năm 1984) ảnh hưởng di chứng chất hoá học từ ông nên bị bại liệt bẩm sinh. Ông Chánh từng tham gia du kích xã hồi kháng chiến, được đi giám định thì mới biết mình bị phơi nhiễm chất độc hoá học.

Ông Ðặng Văn Mỹ (đứng giữa), Chủ tịch Hội NNCÐDC/Dioxin tỉnh, tặng quà hộ ông Trần Văn Chánh, sinh năm 1946, ấp Ðường Kéo, xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển, là NNCÐDC.

Ông Chánh bộc bạch: “Vợ tôi đã mất cách đây vài năm. Mấy đứa lớn lập gia đình rồi tự đi kiếm sống, giờ tôi và đứa con gái bị bại liệt sống nhờ vào vợ chồng đứa con út. Hoàn cảnh gia đình giờ đây cũng rất khó khăn, không đất sản xuất. Chính quyền địa phương quan tâm, hằng năm gia đình được hỗ trợ tiền, quà. Gia đình rất cảm ơn địa phương và các tổ chức đã giúp đỡ”.

Sự quan tâm của Ðảng, Nhà nước và toàn xã hội tạo động lực cho những NNCÐDC phấn đấu vươn lên. Nhiều người tự lực vượt lên khó khăn, bằng ý chí và nghị lực xây dựng cuộc sống gia đình, chăm lo phát triển kinh tế. Ðiển hình như hộ ông Ðỗ Ngọc Hương, ấp Ông Ðịnh, xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển. Ông tham gia kháng chiến tại ấp Rạch Gốc, xã Tân Ân, là Ấp đội trưởng từ năm 1966-1969. Năm 1967, Mỹ rải chất hoá học xuống nơi đây, tàn phá những cánh rừng đước. Ông bị nhiễm chất độc hoá học, với tỷ lệ nhiễm 40%, rất may là các con cháu trong gia đình không bị di truyền. Ðối với ông Hương, dù mang trong người chất độc hoá học nhưng ông không bao giờ lùi bước trong cuộc sống. Ông tích cực sản xuất, 4 ha đất nuôi trồng thuỷ sản và trồng rừng hằng năm đem về cho gia đình từ vài chục triệu đến vài trăm triệu đồng. “Dù trong cuộc sống hiện nay còn gặp không ít khó khăn nhưng gia đình tôi luôn tự nhủ không trông chờ, ỷ lại, mà phải tự mình cố gắng vươn lên”, ông Hương chia sẻ.

Dù lớn tuổi và mang trong người nhiều thứ bệnh nhưng ông Đỗ Ngọc Hương vẫn hăng hái trong sản xuất.

Ngoài các chế độ, chính sách của Nhà nước, Hội NNCÐDC/Dioxin tỉnh tích cực kêu gọi, vận động các mạnh thường quân và doanh nghiệp ủng hộ công tác an sinh xã hội, chăm lo cho NNCÐDC. Riêng từ đầu năm đến nay, Hội vận động xây dựng 9 căn nhà, sửa chữa 11 căn nhà; xây 5 cây cầu giao thông nông thôn; tặng 8 chiếc xe đạp, 96 chiếc xe lăn, 5 chiếc xe lắc, hơn 41 tấn gạo, 10.869 suất quà... Phối hợp với các ngành, đoàn thể vận động, thăm, tặng quà các nạn nhân nhân dịp tết Giáp Thìn 2024.

Khánh thành cầu Tân Móc tại Ấp 8, xã Khánh Bình Ðông, trị giá 105 triệu đồng, do Hội NNCÐDC/Dioxin tỉnh vận động gia đình ông Lê Duy Phong (phường Thế Long, quận Ô Môn, TP Cần Thơ) tài trợ.

Dịp kỷ niệm 63 năm Ngày Thảm hoạ da cam ở Việt Nam (10/8/1961-10/8/2024), Hội vận động trao tặng 125 phần quà cho các NNCÐDC trong tỉnh, mỗi suất trị giá 700 ngàn đồng, tổng trị giá 87,5 triệu đồng.

Tỉnh Cà Mau hiện có trên 17 ngàn người là nạn nhân chất độc hoá học. Mặc dù được cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể và Hội NNCÐDC/Dioxin các cấp quan tâm giúp đỡ, nhưng phần lớn NNCÐDC có hoàn cảnh nghèo, thiếu tư liệu sản xuất, không đất canh tác, nhà ở. Họ cũng gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt đời sống hằng ngày khi phải đối mặt với bệnh tật, ốm đau. Nhiều gia đình không có người nào khoẻ mạnh, họ cố hết sức để bươn chải nhưng vẫn thiếu trước hụt sau.

“Hội NNCÐDC/Dioxin tỉnh mong quý cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh tiếp tục phát huy truyền thống tương thân tương ái, quan tâm ủng hộ bằng tiền hoặc vật chất để giúp đỡ, chia sẻ với gia đình NNCÐDC/Dioxin trên địa bàn tỉnh. Ðể họ cảm nhận được sự quan tâm của cộng đồng xã hội, qua đó cố gắng vươn lên trong cuộc sống. Từ sự hỗ trợ của cộng đồng, Chính phủ và các tổ chức phi Chính phủ sẽ tạo nên một môi trường tốt hơn để giúp đỡ và xoa dịu nỗi đau của những người bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam”, ông Ðặng Văn Mỹ kêu gọi./.

 

Hoàng Vũ

 

Trung thu bên em

Nhiều hoạt động trung thu cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, học sinh vùng sâu vùng xa... liên tục được tổ chức để các em nhỏ cảm nhận không khí vui tươi của Tết đoàn viên.

Thăm, tặng quà trẻ em nhân dịp Tết trung thu 2024

Nhân dịp Tết Trung thu 2024, Tỉnh ủy – HĐND – UBND – Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh thành lập nhiều đoàn đi thăm, tặng quà trẻ em ở các cơ sở bảo trợ xã hội, bệnh viện, khu lưu cư...

Ðồng hành cùng học sinh đến trường

Ðể góp phần động viên, khích lệ tinh thần, tiếp thêm động lực giúp các trẻ em mồ côi/trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trước thềm năm học 2024-2025, trong tuần qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Phường 6 và Hội LHPN xã Lý Văn Lâm đã có nhiều hoạt động hỗ trợ thiết thực.

Vượt lên nỗi đau da cam

Vượt lên nỗi đau, những nạn nhân chất độc da cam(NNCÐDC)/Dioxin tự tin hoà nhập cộng đồng, lao động sản xuất để tìm tương lai tươi sáng hơn cho bản thân và gia đình.

Chung tấm lòng hướng về đồng bào vùng bão, lũ

Cơn bão số 3 – bão Yagi đã khiến miền Bắc chìm trong đau thương với những thiệt hại về người và của vô cùng to lớn. Trước những mất mát nặng nề đó, các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương cũng như các ban, ngành, đoàn thể trên khắp mọi miền đất nước đều chung tay để “đỡ đần” miền Bắc. Tại Cà Mau, mỗi ngày đều diễn ra những hoạt động ý nghĩa và thiết thực.

Trao quà Trung thu cho trẻ em và người già tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh

Nhân dịp Tết Trung thu 2024, sáng 14/9, Công đoàn cơ sở (CĐCS) Bảo hiểm xã hội tỉnh Cà Mau tổ chức chương trình tặng quà cho trẻ em tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh.

Triệu trái tim hướng về vùng tâm lũ

Những ngày vừa qua, hình ảnh bà con khu vực phía Bắc vừa trải qua siêu bão lại phải gồng mình hứng chịu lũ lụt gây xé lòng những người con đất Việt. Tại mảnh đất Cà Mau xa xôi, tình người đang được lan toả bằng những hành động thiết thực hướng về bà con vùng tâm lũ.

Tỉnh Cà Mau gửi ủng hộ các tỉnh vùng lũ 6,7 tỷ đồng         

Trước ảnh hưởng nặng nề do cơn bão Yagi gây ra, với tinh thần tương thân tương ái, Đảng bộ, chính quyền và cùng người Cà Mau đang hướng về Nhân dân vùng lũ với những việc làm ý nghĩa, chung tay sẻ chia, giúp người dân sớm vượt qua sự khắc nghiệt của thiên tai.

Hơn 3,5 tỷ đồng hỗ trợ hơn 17.300 học sinh đến trường năm học mới

Thông tin từ Sở GD&ĐT Cà Mau, thiết thực hỗ trợ học sinh nghèo, cận nghèo, hoàn cảnh khó khăn hiếu học đến trường năm học mới 2024 – 2025, toàn ngành giáo dục đã vận động các nguồn tài trợ bao gồm: tập, SGK, đồng phục, xe đạp, bảo hiểm y tế, áo phao, học bổng… với tổng số tiền tài trợ hơn 3,5 tỷ đồng cho hơn 17.300 học sinh các cấp học.

Chung tay lan toả điều tử tế

Năm nay, trước thềm tết Trung thu, Câu lạc bộ (CLB) Kỹ năng sống, trực thuộc Hội Sinh viên Phân hiệu Trường Ðại học Bình Dương tại Cà Mau (Phân hiệu), triển khai nhiều phần việc ý nghĩa, thiết thực, góp phần gây quỹ tổ chức cho các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn đón một mùa trăng trọn vẹn.