ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 25-3-25 02:16:13
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Dấu hiệu nhận biết ung thư đường tiết niệu

Báo Cà Mau Y học hiện đại đang ngày càng phát triển theo hướng kéo dài tuổi thọ của con người; do đó, việc chẩn đoán và các phương pháp xét nghiệm cận lâm sàng sẽ không khó để phát hiện các dấu hiệu của bệnh ung thư, trong đó có ung thư đường tiết niệu.

Bộ phận tiết niệu gồm những cơ quan rất quan trọng trong cơ thể của con người như: thận, niệu quản, ống dẫn nước tiểu, bàng quang và niệu đạo.

Bác sĩ Phan Văn Tam, Phó trưởng Khoa Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Cà Mau, cho biết: “Ung thư tiết niệu là một trong những bệnh lý rất nguy hiểm. Thông thường ung thư tiết niệu có những dấu hiệu và triệu chứng gần giống với một số bệnh lý thường gặp khác. Do đó, người bệnh không thể chủ quan trước những dấu hiệu dù nhỏ nhất đối với hệ tiết niệu. Loại bệnh ung thư này có thể liên quan đến bàng quang và thậm chí còn có các trường hợp hiếm gặp khác như bể thận, niệu quản, niệu đạo… làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý, đời sống bình thường của bệnh nhân. Ung thư tiết niệu thường phổ biến đối với nam giới, lại có tỷ lệ tử vong cao”.

Một bệnh nhân bị ung thư đường tiết niệu, ở xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, được Tiến sĩ, Bác sĩ Tô Minh Nghị, Phó giám đốc phụ trách Bệnh viện Đa khoa Cà Mau (bìa trái) thăm khám lại sau thời gian đã được kết hợp hoá trị và xạ trị.

Theo các bác sĩ chuyên khoa ung bướu Bệnh viện Đa khoa Cà Mau, dấu hiệu thường gặp nhất đối với người bị ung thư tiết niệu gồm: đau rát, ra máu mỗi khi đi tiểu; tiểu khó do bít tắc đường tiết niệu; đau lưng, đau hông; xuất tinh ra máu hoặc đại tiện ra máu…

Bệnh nhân ung thư đường tiết niệu đang được chăm sóc tại Khoa Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Cà Mau.

Bác sĩ Phan Văn Tam cho biết thêm: “Ngoài những dấu hiệu nêu trên, người ung thư đường tiết niệu còn gặp phải các tình trạng khác, như ăn uống không ngon miệng, sụt giảm cân nhanh chóng; nước tiểu có dấu hiệu sẫm màu; cơ thể thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, tinh thần sa sút do tâm lý bệnh tật. Đồng thời, nếu ở vào giai đoạn phát hiện muộn, khi khối u bắt đầu xâm lấn vào những vị trí lân cận sẽ làm cho người bệnh có các triệu chứng đau bên hông, lưng, đau vùng xương mu, đau đầu…”.

Nhân viên Trạm Y tế xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn, thăm khám định kỳ tại nhà cho một trường hợp ung thư đường tiết niệu, đang trong giai đoạn điều trị.

Anh N.M.T, 57 tuổi, ngụ Khóm 4, thị trấn U Minh, huyện U Minh, mắc phải căn bệnh ung thư đường tiết niệu từ 3 năm trước. Hiện anh đã trải qua nhiều lần hoá trị và xạ trị, sức khoẻ cũng đã dần ổn định. Anh T chia sẻ: “Ban đầu tôi đi tiểu khó, mỗi lần đi tiểu đều bị đau rát rất khó chịu, cứ nghĩ là mình bị nóng trong người do thường xuyên đi đám tiệc. Đến khi bệnh kéo dài, tôi đi thăm khám tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, được bác sĩ chẩn đoán có khối u đường tiết niệu. Khi lên tuyến trên tầm soát lại, tôi được biết mình đã bị ung thư tiết niệu”.

Theo khuyến cáo của các bác sĩ chuyên khoa ung bướu, nếu bệnh nhân cảm thấy có các chỉ dấu nghi ngờ về căn bệnh đường tiết niệu thì nên đi thăm khám tại các bệnh viện có chuyên khoa để được xét nghiệm tế bào nước tiểu, soi bàng quang, chụp cắt lớp vi tính CT. Các dấu hiệu này đều được chỉ định ở tất cả bệnh nhân tiểu có máu hoặc bệnh nhân trên 35 tuổi, nhưng lại tiểu ít và đồng thời có các yếu tố nguy cơ ung thư niệu quản.

Những xét nghiệm này có thể sẽ giúp phát hiện một số bệnh nhân mắc ung thư ở giai đoạn sớm. Trong một vài trường hợp, kết quả xét nghiệm nêu trên còn có thể được thực hiện bất thường ngay cả đối với những người không bị ung thư./.

Phương Vũ

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

Chính phủ vừa có Nghị quyết số 51/NQ-CP ban hành Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hội nhập quốc tế" (Chương trình).

Hiệu quả từ ứng dụng AI trong y tế

Trong bối cảnh công nghệ số phát triển mạnh mẽ, việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào đời sống nói chung và ngành y tế nói riêng mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Trong đó, một số ứng dụng AI đã và đang được triển khai trong ngành y tế đã góp phần đáng kể nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ Nhân dân.

Mang đến sự tin tưởng cho người dân

Hiện nay, Bệnh viện Ða khoa (BVÐK) Năm Căn có tổng số 187 viên chức và người lao động, trong đó có 48 bác sĩ (14 bác sĩ chuyên khoa I, 3 bác sĩ chuyên khoa II), 14 dược sĩ (1 thạc sĩ dược, 6 dược sĩ đại học, 7 cao đẳng dược), còn lại là trình độ cử nhân, cao đẳng, đại học khác. Ðặc biệt, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế khá đầy đủ và hiện đại.

Hướng đến ngành y tế hiện đại, xứng tầm

Hệ thống y tế tại Cà Mau ngày càng hoàn thiện. Năm 2025, các bệnh viện trong tỉnh hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, nâng cao sự hài lòng của bệnh nhân.

Tiêm vắc xin phòng sởi cho trẻ

Ðể phòng, chống bệnh phát ban dạng sởi, trạm y tế các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Cái Nước đẩy mạnh tuyên truyền tiêm vắc xin sởi - rubella, giúp trẻ nâng cao miễn dịch, ngăn ngừa bệnh phát sinh trong cộng đồng.

Xã hội hoá - Nâng chất lượng dịch vụ y tế

Tại huyện Trần Văn Thời, cùng với sự nỗ lực của hệ thống y tế công lập là sự chung tay góp sức của các cơ sở y tế tư nhân, đã tạo nên mạng lưới y tế vững chắc, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ngày càng cao của người dân.

Sẵn sàng ứng phó, phòng bệnh cho trẻ

Tại Khoa Nhi, Trung tâm Y tế huyện Thới Bình thời điểm này mỗi ngày tiếp nhận 5-7 bệnh nhi, cao điểm có đến 15 bệnh nhi đến khám và nhập viện điều trị. Hiện tại, số bệnh nhi nằm viện từ 35-40 trẻ, độ tuổi từ 2-14 tuổi, mắc các bệnh thường gặp như: sốt xuất huyết, tay chân miệng, cúm mùa, đặc biệt là bệnh sởi.

Không ngừng nâng cao chất lượng y tế

Ngành y tế TP Cà Mau chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn; không ngừng cải tiến quy trình khám, chữa bệnh theo hướng nhanh, gọn, chính xác.

Bác sĩ nam ở khoa phụ sản

Tại các bệnh viện, cơ sở y tế, mỗi khoa có đặc thù công việc và những con người thầm lặng cống hiến riêng, nhưng có chung nỗ lực chăm sóc sức khoẻ, bảo vệ sự sống bệnh nhân. Riêng tại Khoa Phụ sản, các y, bác sĩ có thêm niềm hạnh phúc đặc biệt hơn đồng nghiệp ở các khoa khác, đó là khoảnh khắc đón những thiên thần nhỏ chào đời... Tiến sĩ - Bác sĩ Lê Nguyễn Trọng Nhân (Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau) và Bác sĩ CKI Châu Minh Chí (Bệnh viện Ða khoa Hoàn Mỹ Minh Hải) là 2 trong số rất nhiều nhân viên y tế trong tỉnh chăm chút cho những mầm sống - thế hệ công dân tương lai, chào đời khoẻ mạnh.

70 năm cần mẫn vì sức khoẻ Nhân dân

Cách đây 70 năm, vào ngày 27/2/1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho ngành y tế với những lời căn dặn vô cùng sâu sắc: "Lương y phải như từ mẫu" và “Xây dựng nền y học của ta”. Tâm niệm lời dặn dò của Bác, lớp lớp thế hệ ngành y cả nước, trong đó có đội ngũ ngành y tế Cà Mau không ngừng nỗ lực, phát huy chuyên môn, rèn luyện y đức để thực hiện tốt nhiệm vụ vẻ vang bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ Nhân dân.