ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 14-7-25 20:12:18
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Đến năm 2030 tăng nhanh quy mô đào tạo trình độ cao khối ngành STEM

Báo Cà Mau Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long vừa ký Quyết định số 1002/QĐ-TTg ngày 24/5/2025 phê duyệt Đề án đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển công nghệ cao giai đoạn 2025 - 2035 và định hướng tới năm 2045 (Đề án).

Phấn đấu 100% chương trình đào tạo cử nhân, kỹ sư và thạc sĩ thuộc khối ngành STEM được tích hợp kiến thức, kỹ năng phân tích dữ liệu và trí tuệ nhân tạo.

Theo Quyết định, mục tiêu tổng quát nhằm chuẩn bị nguồn nhân lực các ngành khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán (STEM) có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao đáp ứng nhu cầu mở rộng đầu tư phát triển các lĩnh vực công nghệ cao, trọng tâm là đội ngũ nhân lực tài năng có khả năng tham gia sâu vào công đoạn nghiên cứu và phát triển công nghệ chiến lược, công nghệ cao được ưu tiên; tạo lợi thế cạnh tranh quốc gia trong thu hút đầu tư từ các tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới, góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế và phát triển bền vững đất nước trong kỷ nguyên mới dựa trên khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và chuyển đổi xanh.

Phấn đấu đến năm 2030 tỉ lệ người theo học các ngành STEM đạt 35% ở mỗi trình độ đào tạo

Quyết định nêu rõ, mục tiêu cụ thể đến năm 2030 là tăng nhanh quy mô đào tạo trình độ cao khối ngành STEM, nhất là các ngành khoa học cơ bản và các ngành liên quan tới công nghệ số, trí tuệ nhân tạo và công nghệ sinh học. Tỉ lệ người theo học các ngành STEM đạt 35% ở mỗi trình độ đào tạo, trong đó ít nhất 2,5% thuộc các ngành khoa học cơ bản và 18% thuộc các ngành liên quan tới công nghệ số.

Số người tốt nghiệp các chương trình đào tạo về công nghệ thông tin và truyền thông đạt 80 nghìn người/năm trong đó ít nhất 10% được cấp bằng kỹ sư, thạc sĩ hoặc tiến sĩ. Số người tốt nghiệp các chương trình đào tạo chuyên sâu về trí tuệ nhân tạo đạt 8 nghìn người/năm trong đó ít nhất 20% được cấp bằng kỹ sư, thạc sĩ hoặc tiến sĩ; 100% chương trình đào tạo cử nhân, kỹ sư và thạc sĩ thuộc khối ngành STEM được tích hợp kiến thức, kỹ năng phân tích dữ liệu và trí tuệ nhân tạo.

Bên cạnh đó, tạo đột phá trong đào tạo, bồi dưỡng nhân tài gắn với phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh trong các ngành khoa học cơ bản, các ngành kỹ thuật và công nghệ then chốt phục vụ phát triển công nghệ chiến lược, công nghệ cao được ưu tiên, các dự án trọng điểm quốc gia.

Mục tiêu cụ thể giai đoạn 2030-2035: Phấn đấu số người tốt nghiệp các chương trình đào tạo về công nghệ thông tin và truyền thông đạt 100 nghìn người/năm trong đó ít nhất 15% được cấp bằng kỹ sư, thạc sĩ hoặc tiến sĩ. Số người tốt nghiệp các chương trình đào tạo chuyên sâu về trí tuệ nhân tạo đạt 15 nghìn người/năm trong đó ít nhất 20% được cấp bằng kỹ sư, thạc sĩ hoặc tiến sĩ. Có ít nhất 50 nhóm nghiên cứu mạnh được công nhận thuộc các lĩnh vực STEM trong đó có 30 nhóm thuộc các lĩnh vực công nghệ chiến lược, công nghệ cao được ưu tiên; thứ hạng về công bố quốc tế trong các lĩnh vực STEM tiếp tục được cải thiện.

Định hướng tới năm 2045, nguồn nhân lực STEM trình độ cao, chất lượng cao trở thành lợi thế cạnh tranh cốt lõi của Việt Nam trong thu hút đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ cao, nhất là các lĩnh vực công nghệ chiến lược. Hệ thống giáo dục đại học Việt Nam được xếp vào nhóm hàng đầu khu vực châu Á trong đào tạo và nghiên cứu các ngành STEM, nhất là các ngành về công nghệ số, trí tuệ nhân tạo và công nghệ sinh học.

6 nhóm nhiệm vụ và giải pháp

Để đạt được các mục tiêu đề ra, Quyết định nêu rõ 6 nhóm nhiệm vụ và giải pháp thực hiện gồm:

1. Tăng cường chính sách đầu tư cho giáo dục STEM và hỗ trợ tài chính cho người học các ngành STEM

Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định về tín dụng ưu đãi đối với người học theo hướng mở rộng đối tượng và điều kiện vay, giảm lãi suất, tăng mức vay và thời hạn trả nợ, có ưu đãi đặc biệt đối với các ngành STEM.

2. Hoàn thiện và đẩy mạnh triển khai các chính sách hỗ trợ đào tạo, thu hút đội ngũ giảng viên giỏi

Xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù, hỗ trợ kinh phí thu hút, tuyển dụng, thuê giảng viên giỏi ở nước ngoài thuộc các ngành STEM về làm việc, giảng dạy tại các cơ sở giáo dục đại học trong nước, đặc biệt đối với các chương trình đào tạo tài năng.

3. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, công nghệ phục vụ đào tạo và nghiên cứu trong các cơ sở giáo dục đại học

Đầu tư nâng cấp hệ thống phòng thí nghiệm, công nghệ và học liệu phục vụ đào tạo, nghiên cứu trong các ngành STEM phục vụ phát triển công nghệ cao; ưu tiên đầu tư hiện đại cho các cơ sở đào tạo được lựa chọn triển khai các chương trình đào tạo tài năng.

4. Triển khai các chương trình đào tạo tài năng gắn kết với nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ

Triển khai 100 chương trình đào tạo kỹ sư, thạc sĩ tài năng và 100 chương trình đào tạo tiến sĩ tài năng trong các ngành STEM gắn với phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh trong các lĩnh vực công nghệ chiến lược, công nghệ cao được ưu tiên.

5. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong đào tạo, nghiên cứu các ngành STEM và các lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ chiến lược

Tăng cường xây dựng, mở rộng quan hệ quốc tế ở các cấp, đặc biệt là với các quốc gia, nền kinh tế có trình độ phát triển cao về khoa học và công nghệ, các tập đoàn công nghệ lớn và các tổ chức quốc tế để trao đổi kinh nghiệm, hợp tác về đào tạo nguồn nhân lực gắn với nghiên cứu và phát triển công nghệ cao.

6. Tăng cường huy động, đa dạng hóa nguồn lực đầu tư

Lồng ghép các nhiệm vụ, giải pháp phù hợp của Đề án vào các chương trình, đề án, dự án có liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt để sử dụng hiệu quả các nguồn kinh phí cho triển khai thực hiện Đề án.

Kinh phí thực hiện Đề án được ưu tiên bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước, bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và quy định của pháp luật về đầu tư công; nguồn thu hợp pháp của các cơ sở đào tạo; nguồn đầu tư, tài trợ từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

Ban hành chuẩn chương trình đào tạo

Về tổ chức thực hiện, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng, ban hành chuẩn chương trình đào tạo tài năng và các tiêu chí đánh giá, lựa chọn các chương trình đào tạo, cơ sở sở đào tạo tham gia đào tạo tài năng; hướng dẫn đăng ký, tổ chức xét chọn cơ sở đào tạo và giao chỉ tiêu đào tạo tài năng; hướng dẫn các cơ sở đào tạo đề xuất các dự án đầu tư các phòng thí nghiệm và triển khai các chương trình đào tạo tài năng.

Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn triển khai, ưu tiên thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ trong các lĩnh vực công nghệ chiến lược gắn với các chương trình đào tạo tài năng, đào tạo tiến sĩ các ngành STEM.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và các bộ, cơ quan, địa phương liên quan rà soát, tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí ngân sách nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của Đề án theo quy định pháp luật về ngân sách nhà nước, đầu tư công và các quy định pháp luật có liên quan./.

 

Theo baochinhphu.vn

Sớm khắc phục tình trạng ùn ứ rác trên đê biển Tây

Theo thông tin từ Trạm Quản lý Đê điều Trần Văn Thời – U Minh – Phú Tân; hiện nay hành lang đê Biển Tây đoạn gần chợ Khánh Hội, hướng về vàm Ba Tỉnh khoảng 200 mét bị lấn chiếm làm bãi tập kết rác thải tự phát gây ô nhiễm môi trường sinh thái, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.

Mỗi hộ tiểu thương là một “Chiến sĩ phòng cháy, chữa cháy”

Sáng 11/7, Công an xã Phong Hiệp (tỉnh Cà Mau) ra quân tuyên truyền kiến thức, kỹ năng an toàn phòng cháy, chữa cháy (PCCC) và cứu nạn cứu hộ (CNCH) cho 30 hộ tiểu thương đang kinh doanh, buôn bán tại chợ Chủ Chí. Đây là khu chợ sầm uất, tập trung đông đúc người mua, bán nhất trên địa bàn.

Thúc đẩy triển khai hiệu quả dự án đê biển Tây tại Cà Mau

Sáng 11/7, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử đã tiếp và làm việc với đoàn công tác Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) do ngài Hervé Conan, Giám đốc AFD Việt Nam, dẫn đầu.

Cà Mau kích hoạt phương án dự phòng xử lý rác thải

Nhằm tránh tình trạng rác thải ùn ứ khi Nhà máy xử lý rác của Công ty TNHH Xây dựng - Thương mại - Du lịch Công Lý tạm ngưng tiếp nhận, nhiều giải pháp tạm thời trong việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác sinh hoạt trên địa bàn tỉnh đã được khẩn trương triển khai.

Hệ thống chính trị hoạt động thông suốt, đảm bảo phục vụ Nhân dân

Phát biểu chỉ đạo tại buổi họp trực tuyến chiều 10/7 về tình hình vận hành hệ thống chính trị cấp xã từ ngày 1/7 đến nay, Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Hồ Hải nhấn mạnh: Việc vận hành hệ thống chính trị cơ sở bước đầu không tránh khỏi khó khăn, cần rà soát, ban hành và thực hiện nghiêm các quy định, quy chế của Đảng và Nhà nước. Dù hệ thống mới, nhưng phải đảm bảo đầy đủ quyền lợi của Nhân dân, đặc biệt là về thái độ làm việc và tinh thần phục vụ.

Tỉnh đoàn Cà Mau đặt  ra 12 chỉ tiêu phấn đấu trong 6 tháng cuối năm

Chiều 10/7, Tỉnh đoàn Cà Mau tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Cà Mau mở rộng lần thứ nhất.

Cần đẩy nhanh tiến độ xoá nhà tạm, nhà dột nát

Đó là ý kiến chỉ đạo của đồng chí Phạm Văn Thiều, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh trong chuyến khảo sát, kiểm tra tình hình xóa nhà tạm, nhà dột nát tại các xã Châu Thới, Vĩnh Lộc và Phong Hiệp vào ngày 10/7. Cùng đi với đoàn còn có đồng chí Ngô Vũ Thăng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và đại diện các sở, ngành có liên quan.

Đoàn ĐBQH hoàn thành 5 buổi tiếp xúc cử tri trực tuyến sau Kỳ họp thứ Chín

Sáng 10/7, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Cà Mau tiếp tục buổi tiếp xúc cử tri cuối cùng sau Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội khóa XV.

Chủ động nắm tình hình, giữ vững ổn định xã hội trong giai đoạn mới

Đó là lưu ý quan trọng của đồng chí Huỳnh Hữu Trí, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau tại hội nghị sơ kết công tác Công an 6 tháng đầu năm 2025 do Công an tỉnh tổ chức vào sáng 10/7.

Quy định mới về bán, thanh lý tài sản công

Chính phủ ban hành Nghị định số 186/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công. Trong đó, Nghị định quy định rõ về bán, thanh lý tài sản công.