ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 25-9-24 11:16:52
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Đình thần Thành Hoàng cần được trùng tu

Báo Cà Mau (CMO) Đình thần Thành Hoàng, Khóm 3, Phường 4, TP. Cà Mau có niên đại gần 200 năm. Trải qua nhiều biến đổi, thăng trầm của lịch sử và thời gian nhưng ngôi đình này vẫn giữ được lối nghệ thuật kiến trúc cổ kín cùng tín ngưỡng dân gian của vùng đất vốn được mệnh danh rừng vàng biển bạc.

Dựa vào lời kể của các bậc cao niên, vào thời vua Tự Đức trở về trước, đình làng dành cho bổn cảnh thành hoàng. Để dễ kiểm soát, thực dân Pháp thường tách đình lập ban hương chức riêng để lãnh phận sự cúng tế. Tuy nhiên, dân thôn Tân Xuyên, nay là Khóm 3, Phường 4, TP. Cà Mau vẫn sử dụng đình một cách nửa hợp pháp, nửa bí mật để bàn việc chống Pháp, chống Mỹ cho đến khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước năm 1975.

Người dân thường xuyên đến Đình cúng tế.
Kiến trúc gian trước và gian giữa.

Theo ghi chép của Nhà văn Sơn Nam, vào năm vua Tự Đức ngũ niên, tức năm 1852, vua thừa mệnh trời, đã ban phát gần như hàng loạt sắc “Bổn cảnh Thành hoàng” hiệu “Quảng hậu chánh trực Hựu thiện đông ngưng chi thần”, cấp bậc hạ đẳng thần cho các  huyện ở Nam Bộ. Đình thần thành hoàng Tân Xuyên thôn, huyện Long Xuyên được ban sắc phong vào ngày 29/11/1852. Dân trong thôn Tân Xuyên xem vị thần trừu tượng này là viên chức được vua uỷ quyền theo danh xưng nên rất mực kính trọng, hãnh diện nên thành tâm cúng tế. 

Sắc thần được vua ban là tờ giấy vàng hình chữ nhật, nền ẩn hiện rồng vờn mây, viết chữ, có ấn son. Được ban quý tế, ban quản trị đình lưu giữ cẩn trọng từ đời này sang đời khác và chỉ được mở vào ngày lễ hoặc những dịp trọng đại.

 Buổi đầu sơ khai, Đình thần Thành Hoàng được dựng lên bằng cây đước, cây sộp, mái lá dừa nước sẵn có, không gian đình nhỏ hẹp, nền đất thì ẩm thấp. Vào mùa mưa, nước ngập lênh láng, muốn vào đình phải xoắn quần, lội nước bì bõm. Tuy nhiên, ngày thường người dân trong thôn rất tín ngưỡng nên thường xuyên đến vọng bái, cúng tế.

Năm 1901, khi đời sống vật chất tạm ổn định, dân thôn Tân Xuyên góp của, góp công cùng xây dựng lại đình theo kiểu 3 gian, 2 chái kép bằng cột gỗ tròn căm xe, các xiên, kèo gắn kết tạo nên một khung sườn kiên cố. Nền ngôi đình lát gạch bông 4 tấc, xung quanh là tường gạch hồ vôi ô dước, phía trên là nóc cổ lầu, mái tam cấp, lợp ngói âm dương, các gian xây dựng kiểu tứ trụ hình vuông.

Qua nhiều đợt trùng tu, trừ mái ngói âm dương được thay thế bằng mái tấm lợp xi măng, còn lại Đinh thần Thành hoàng vẫn giữ được lối kiến trúc gần như nguyên trạng phong cách đình làng Nam Bộ. Gồm các gian: Chính điện, võ quy, võ ca, nhà bếp, cửa sổ song sắt…

Từ ngoài đi vào, phía bên trái sân đình thờ Thổ công, Thổ địa. Tiếp đến là võ ca (gian trước) khá rộng là nơi diễn ra lễ Kỳ yên 14/3 âm lịch hàng năm. Kế đến là võ quy (gian giữa) thờ Bác Hồ. Vị trí trung tâm là chánh điện, nơi trang nghiêm nhất đặt ngai thờ Thành hoàng bổn cảnh. Tại vị trí chánh điện còn có hoành phi, câu đối, các mảng phù điêu, bộ lư đồng, khánh thờ... Tất cả đều được chạm khắc tinh tế, sơn son thếp vàng làm tăng vẻ uy nghi, cổ kính của ngôi đình.

Hai bên hông chánh điện thờ Tả ban và Hữu ban, đối diện là bàn thờ Hội đồng được xem như các quan theo phò tá công thần. 

Áng thờ Tiền hiền và Hậu hiền, đây là các vị tiền bối từng bỏ công sức, tiền của xây dựng Đình thần Thành hoàng Tân Xuyên thôn trong những ngày thành lập.

Cách thức xếp đặt các ngai thờ cũng như kỹ thuật chạm khắc, các màu sắc và hoa văn trang trí, bố trí tứ linh, muông cầm điểu thú rất tinh tế, mang ý nghĩa cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hoà, ca ngợi công đức của các bậc thần linh, tiền nhân đã phò trợ dân thôn Tân Xuyên trên bước đường khai khẩn, lập nghiệp, an dân.

Hiện nay, ngôi đình gần 200 năm tuổi này còn lưu giữ bộ lư đồng, chưng đèn, long đình, long vị, lỗ bộ… chạm trổ tinh vi, có giá trị nghệ thuật cao. Đặc biệt, sắc thần là một trong những hiện vật còn lưu giữ mang nhiều giá trị, được ban quản trị đình gìn giữ cẩn trọng từ nhiều đời. 

“Đình thần là nơi lưu giữ văn hoá, tâm linh, tín ngưỡng quan trọng trong đời sống người dân trong làng, không chỉ có giá trị về mặt kiến trúc mà còn là nơi quy tụ, gắn kết cộng đồng, tìm về cội nguồn dân tộc. Tuy nhiên, hiện nay, ngôi đình với diện tích hơn 200 m2 đang xuống cấp trầm trọng, vách, gạch bong tróc, cột gỗ hầu hết bị mối mọt tấn công phải dùng sắt nẹp. Các cột kèo được gắn kết chịu lực nếu đổ sập một cột là sẽ phá huỷ toàn bộ kiến trúc của ngôi đình”, ông Trần Thiện Hiền, thường trực Ban Quản trị Đình thần Thành Hoàng, xót xa.

Trưởng ban Quản trị Đình thần Thành Hoàng Đặng Văn Út trăn trở: “Nhiều năm nay, cổng rào của ngôi đình chỉ được kéo bằng lưới B40 tạm bợ. Người dân có đóng góp tiền của để tu sửa lại đình nhưng chỉ có thể sửa chữa nhỏ. Để bảo tồn ngôi đình cổ, tránh kết cục của “di tích” trở thành phế tích, ngoài việc công nhận di tích cần nhanh chóng thực hiện đại trùng tu”./.

Thiện Nhân

Tăng cường lập lại trật tự đô thị

Thời gian qua, công tác quản lý, sắp xếp trật tự mua bán, vệ sinh môi trường tại các điểm chợ trên địa bàn các xã, phường thuộc TP Cà Mau được triển khai quyết liệt, chuyển biến tích cực, hiệu quả nhằm duy trì thường xuyên, trở thành nền nếp và nâng cao nhận thức của người dân. UBND thành phố phối hợp với các ngành có liên quan tổ chức kiểm tra công tác sắp xếp trật tự mua bán, vệ sinh môi trường, phòng cháy, chữa cháy...

Xã Lý Văn Lâm trên đường về đích nông thôn mới kiểu mẫu

Theo kế hoạch, những tháng cuối năm 2024 xã Lý Văn Lâm sẽ hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu (NTMKM). Ðây là một trong những công trình chào mừng Ðại hội Ðảng bộ TP Cà Mau nhiệm kỳ 2025-2030.

Tình thương tiếp sức đường học vấn

Sự tâm huyết và yêu thương của các thầy cô Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau được hiện thực hoá bằng những suất học bổng, phần quà như gạo, quần áo... dành tặng sinh viên nghèo vượt khó, giúp nhiều bạn trẻ viết tiếp ước mơ học vấn.

Ấm lòng người khó khăn

Những ngày này, đi qua tuyến đường Châu Văn Ðặng, Phường 5, TP Cà Mau, thấy thật ấm lòng khi bắt gặp thêm một địa chỉ giúp đỡ người khó khăn với mô hình “bánh bao treo”.

50 học sinh, sinh viên tại Cà Mau nhận học bổng The Corea Peace3000

Sáng 22/9, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị phối hợp với đại diện Tổ chức The Corea Peace3000 tại Cà Mau tổ chức triển khai “Chương trình học bổng - The Corea Peace3000”.

Đổi thay nhờ Dự án 8

Xã Tân Phú là 1 trong 6 xã của huyện Thới Bình triển khai thực hiện Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi”, với mục tiêu nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới và tập trung giải quyết có hiệu quả một số vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp

Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp và tự tạo việc làm của học sinh, sinh viên; chủ động tìm việc làm sau khi tốt nghiệp là mục đích được đề ra trong Kế hoạch triển khai công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2024, vừa được UBND tỉnh ban hành.

Xây dựng lối sống lành mạnh, phù hợp, phòng bệnh tim mạch

Do áp lực từ cuộc sống, rất nhiều người đã lơ là, chủ quan trong bảo vệ sức khoẻ. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro các bệnh lý có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ bản thân, trong đó có các bệnh lý về tim mạch. Đáng nói hơn, bệnh lý này không loại trừ bất cứ ai và có xu hướng ngày càng trẻ hoá.

Bệnh ung thư đang tăng cao

Theo số liệu thống kê ghi nhận được tại Khoa Ngoại ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Cà Mau, hiện nay đơn vị đã tiếp nhận chăm sóc, khám và chữa trị thường xuyên cho gần 3.200 bệnh nhân mắc ung thư, tăng hơn 200 trường hợp so với cùng kỳ năm 2023 (không kể số bệnh nhân tự đi thăm khám, phát hiện và được điều trị ở tuyến trên).

Mang niềm vui đến trẻ kém may mắn

Luôn quan tâm đến những hoàn cảnh kém may mắn, trong đó có trẻ em, thời gian qua, Ban Từ thiện xã hội Phật giáo tỉnh Cà Mau tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, không chỉ giúp đỡ về vật chất cho trẻ mà còn mang lại ý nghĩa to lớn về mặt tinh thần.