ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 18-1-25 10:55:56
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðồng hành cùng phụ nữ kinh doanh thời 4.0

Báo Cà Mau Ứng dụng tối đa thành tựu chuyển đổi số vào quá trình khởi sự kinh doanh, đồng thời tạo ra một kênh sinh hoạt, mua bán chung cho phụ nữ trên môi trường mạng đang là một trong những cách làm hay được Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) TP Cà Mau triển khai và nhân rộng.

Hội LHPN Phường 6 là một trong những điểm sáng trong việc từng bước đổi mới về nội dung, phương thức truyền tải hoạt động Hội đến các hội viên để phù hợp với thời đại công nghệ số. Nhằm tạo điều kiện cho chị em tham gia mạnh mẽ hơn hoạt động chuyển đổi số, ứng dụng các nền tảng công nghệ trong sản xuất, kinh doanh.

Tổ phụ nữ mua bán hàng online

Từ sau khi đạt được thành tích cao tại cuộc thi trực tuyến ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động sinh hoạt Hội do Tỉnh hội tổ chức, Hội LHPN phường 6 đã thành lập website riêng với tên gọi “Phụ nữ sáng tạo”. Trên trang web này, ngoài cập nhật thông tin hoạt động của Hội, còn có đề mục riêng giúp hội viên đăng bán những sản phẩm kinh doanh của mình. Và cũng trên nền tảng đó, mô hình “Tổ phụ nữ mua bán hàng Online” được ra đời.

Chị Ðỗ Thuỳ Ngân, Chủ tịch Hội LHPN Phường 6, cho biết: “Mô hình thành lập từ tháng 6/2024, đã tập hợp được 9 chị em trên địa bàn phường. Các mặt hàng cũng rất đa dạng như hoa vải, quần áo, đồ thể thao hoặc các loại nông sản thực phẩm đặc sản của Cà Mau. Các sản phẩm khi được đăng bán sẽ vận động hội viên chia sẻ đường link. Nếu như trước đây, việc đăng bài và bán sản phẩm trên trang cá nhân riêng của từng chị và đối tượng khách hàng chỉ là người quen, thì khi đăng bài lên website của Hội, các mặt hàng sẽ được nhiều người biết đến hơn, thị trường tiêu thụ được mở rộng”.

Chị Nguyễn Tuyết Trang (Khóm 9, Phường 6) chia sẻ: “Từ khi tham gia Tổ phụ nữ mua bán hàng Online, mặt hàng khô đặc sản của tôi kinh doanh được nhiều khách hàng tìm đến mua. Bước vào thời điểm cuối năm, các mặt hàng này sẽ tiêu thụ mạnh nên hy vọng có thêm kênh để quảng bá sản phẩm, giúp tôi tìm được nhiều khách hàng hơn, nâng cao thu nhập”.

Kinh doanh các mặt hàng khô đặc sản Cà Mau, chị Nguyễn Tuyết Trang (bên trái) đã được Hội LHPN đăng tải sản phẩm lên trang web của Hội để mở rộng thị trường.

Kinh doanh các mặt hàng khô đặc sản Cà Mau, chị Nguyễn Tuyết Trang (bên trái) đã được Hội LHPN đăng tải sản phẩm lên trang web của Hội để mở rộng thị trường.

Chị Nguyễn Thị Tú Huỳnh (Khóm 3, Phường 6) cũng cho rằng: “Việc quảng bá sản phẩm trên nền tảng số là điều cần thiết trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều khó khăn như hiện nay. Tôi kinh doanh các mặt hàng đồ thể thao, do đặc thù hàng bỏ sỉ nên ít khi bán Online; tuy nhiên, tôi vẫn tham gia vào tổ để có thêm kênh quảng bá sản phẩm”.

Từ thực tế cho thấy, kinh doanh Online là một mảnh đất màu mỡ nhưng lại nhiều khó khăn trong bối cảnh tình trạng lừa đảo trên không gian mạng ngày càng tinh vi, đòi hỏi chị em phụ nữ phải trang bị những kiến thức, kỹ năng khi bước vào sân chơi này. Chính vì lẽ đó, một trang web uy tín, các mặt hàng rõ nguồn gốc, niêm yết giá thành rõ ràng, sẽ tạo được niềm tin ở người mua và mang lại sự an tâm cho người bán.

“Các thành viên trong tổ đều là những chị có tiềm năng, quyết tâm kinh doanh mua bán và cũng có kinh nghiệm trong lĩnh vực bán hàng Online. Chúng tôi mong muốn tập hợp được những hội viên này lại để khi có những lớp tập huấn do Tỉnh hội tổ chức, sẽ tạo điều kiện cho các chị em tiếp cận học hỏi thêm kinh nghiệm, nâng cao kiến thức, kỹ năng bán hàng. Hơn thế nữa, nếu có thể liên kết với các ngân hàng sẽ hỗ trợ về vốn”, chị Ðỗ Thuỳ Ngân cho biết thêm.

Hợp tác, gia tăng hiệu quả

Ðể bắt kịp xu hướng chuyển đổi số trong kinh doanh, Hội LHPN Phường 2, TP Cà Mau, đã thành lập tổ hợp tác kinh doanh Online để khách hàng dễ dàng tiếp cận, qua đó mang lại nhiều lợi ích cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, gia tăng hiệu quả.

Tổ hợp tác kinh doanh Online được Hội LHPN Phường 2 thành lập năm 2024 với 13 thành viên.

Chị Lê Mỹ Oanh, Chủ tịch Hội LHPN Phường 2, Tổ trưởng Tổ hợp tác kinh doanh Online, cho biết: “Hội viên phụ nữ trên địa bàn phường đa phần làm nghề kinh doanh buôn bán. Trong thời đại chuyển đổi số này, việc kinh doanh Online ngày càng bùng nổ, thấy vậy tôi tập hợp một số chị em có nhu cầu kinh doanh trên không gian mạng và thành lập tổ hợp tác. Những sản phẩm của các thành viên trong tổ đều được kiểm tra nguồn gốc, đảm bảo chất lượng”.

Sản phẩm được đăng bán Online giúp chị em bắt kịp xu hướng kinh doanh trên môi trường mạng.

Sản phẩm được đăng bán Online giúp chị em bắt kịp xu hướng kinh doanh trên môi trường mạng.

Tổ hợp tác hoạt động chủ yếu trên không gian mạng, theo đó, tổ thành lập trang Fanpage trên Facebook, các thành viên sẽ liên tục đăng những mặt hàng, sản phẩm để tiếp cận khách hàng, với đa dạng các mặt hàng như: quần áo, thực phẩm, thuốc, thức ăn, đồ gia dụng... đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.

Chị Lâm Cẩm Thuý, chủ cơ sở Thuý Lực, Khóm 5, Phường 2, thành viên tổ, chuyên kinh doanh thịt trâu, bò và sản xuất kinh doanh các mặt hàng như: chả, khô, bò viên..., chia sẻ: “Khi được Hội LHPN Phường 2 vận động, tôi tham gia Tổ hợp tác kinh doanh Online. Mỗi ngày tôi đăng các sản phẩm sẵn có tại cửa hàng lên trang Fanpage của tổ để quảng bá sản phẩm và thu hút khách hàng. Mặc dù trước đây các sản phẩm tôi kinh doanh cũng đã có chỗ đứng nhất định trên thị trường, nhưng khi tham gia Tổ hợp tác kinh doanh Online thì các sản phẩm ngày càng được nhiều người biết đến và việc kinh doanh cũng phát triển hơn”.

Chị Lê Thanh Hằng, Khóm 2, cho biết: “Tôi kinh doanh thực phẩm, thức ăn sáng và chủ yếu là bán theo hình thức Online, nên từ khi tham gia Tổ hợp tác kinh doanh Online, việc buôn bán ngày càng thuận lợi. Thông qua kênh, sản phẩm của cửa hàng tôi được nhiều người biết đến, số lượng khách đặt mua hàng cũng tăng lên".

Kinh doanh đồ ăn vặt, trà sữa, chị Ngô Thu Cúc, Khóm 2, phấn khởi cho biết: “Trước đây tôi chỉ kinh doanh tại chỗ, nhưng từ khi tham gia Tổ hợp tác kinh doanh Online, thu hút lượng khách hàng nhất định. Bên cạnh đó, hội phụ nữ cũng hỗ trợ tôi nhiều trong việc quảng bá sản phẩm trên môi trường mạng”.

Chị Lê Mỹ Oanh (ở giữa) hướng dẫn các thành viên đăng sản phẩm lên trang fanpage của tổ hợp tác để quảng bá sản phẩm, thu hút khách hàng.

Chị Lê Mỹ Oanh đánh giá: “Dù mới thành lập nhưng Tổ hợp tác kinh doanh Online bước đầu mang lại hiệu quả đáng kể, giúp các thành viên quảng bá, tiêu thụ sản phẩm mang lại lợi nhuận. Hơn nữa, khi tham gia tổ, chị em bắt kịp được xu hướng kinh doanh trên môi trường mạng, phát huy vai trò phụ nữ trong bối cảnh chuyển đổi số”./.

 

Yến Nhi - Hữu Nghĩa - Phương Thảo

 

Hướng đến Kho bạc số

Cùng với toàn hệ thống, Kho bạc Nhà nước (KBNN) tỉnh Cà Mau đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) nhằm hình thành nền tảng Kho bạc số, góp phần xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số. Ðó là những kết quả đáng ghi nhận của KBNN tỉnh trong công tác cải cách hành chính (CCHC), hiện đại hoá đơn vị thời gian qua.

"Bác sĩ nông học” trong lòng bàn tay

Hiện nay, trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành công cụ đắc lực trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là nông nghiệp. Việc ứng dụng công nghệ AI vào chẩn đoán sâu bệnh và quản lý dinh dưỡng cây trồng không chỉ giúp giảm thiểu thiệt hại mà còn nâng cao hiệu quả canh tác cho nông dân. Trong bối cảnh đó, ứng dụng “2NÔNG” của Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) nổi lên như một giải pháp tiên phong đầy hứa hẹn.

Chuyển biến từ ứng dụng công nghệ

Việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) được Ban Giám hiệu, toàn thể giáo viên, nhân viên Trường THCS xã Hàng Vịnh (huyện Năm Căn) rất quan tâm, nhờ đó tạo sự chuyển biến, kết quả to lớn cả trong nhận thức, lề lối và kết quả làm việc.

Ðoàn, Hội phát triển trên nền tảng công nghệ số

Ðể hội viên, thanh niên (TN) có trách nhiệm trong thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) đề ra, các cấp hội trong tỉnh đã có nhiều đổi mới trong cách nghĩ, cách làm, cũng như đề xuất các giải pháp hay để nâng cao chất lượng công tác Ðoàn, Hội. Theo đó, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số (CÐS) là giải pháp được quan tâm thực hiện.

Xây dựng thị trường tiêu dùng hiện đại

Thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) là hình thức sử dụng các ứng dụng công nghệ số như Internet Banking, VNPay, quét mã QR... thay vì dùng tiền mặt như cách truyền thống. Hiện nay, TTKDTM là xu hướng tất yếu thúc đẩy phát triển kinh tế, hướng đến xây dựng thị trường tiêu dùng văn minh, hiện đại.

Tăng tốc hoàn thiện bệnh án điện tử

Bắt đầu khởi động xây dựng thí điểm bệnh án điện tử (BAÐT) từ năm 2022 đối với 2 bệnh viện lớn của tỉnh là Bệnh viện Ða khoa tỉnh và Bệnh viện Sản - Nhi, đến nay, BAÐT đang bước vào giai đoạn hoàn thiện và dự kiến 2 bệnh viện này trình Bộ Y tế thống nhất triển khai thực hiện chính thức vào cuối năm 2024, đầu năm 2025, góp phần vào số hoá lĩnh vực y tế, thúc đẩy chuyển đổi số của địa phương.

Thanh toán không dùng tiền mặt - Lợi ích thiết thực cho ngành giáo dục

Ðược sự thống nhất của UBND tỉnh, Sở GD&ÐT đã triển khai chính thức Hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt trong toàn ngành từ đầu học kỳ 2 năm học 2023-2024.

Cần hỗ trợ thêm cho tổ công nghệ số

Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, được phê duyệt tại Quyết định số 749/QÐ-TTg ngày 3/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ, đã xác định quan điểm sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hành động đồng bộ ở các cấp và sự tham gia của toàn dân là yếu tố bảo đảm sự thành công của chuyển đổi số (CÐS).

Ðồng hành cùng phụ nữ kinh doanh thời 4.0

Ứng dụng tối đa thành tựu chuyển đổi số vào quá trình khởi sự kinh doanh, đồng thời tạo ra một kênh sinh hoạt, mua bán chung cho phụ nữ trên môi trường mạng đang là một trong những cách làm hay được Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) TP Cà Mau triển khai và nhân rộng.

Mang lợi ích cho người dân

Xác định chuyển đổi số (CÐS) là xu thế tất yếu, là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu, thời gian qua, TP Cà Mau đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp đột phá thúc đẩy chuyển đổi số trên cả 3 trụ cột là chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.