ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 23-9-24 15:20:22
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðông Thới hiệp lực xây dựng nông thôn

Báo Cà Mau (CMO) Trong quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM), tiêu chí khiến nhiều địa phương “đau đầu” nhất là tiêu chí hộ nghèo. Không ngoại lệ, khi bắt tay xây dựng NTM, xã Ðông Thới (huyện Cái Nước) cũng nan giải bài toán giảm nghèo. Thế nhưng, bằng quyết tâm của Ðảng bộ, chính quyền, hơn hết là ý chí quyết tâm thoát nghèo của các hộ dân, xã đã giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 3,49%, hộ cận nghèo chiếm 2,48%. Bức tranh NTM của Ðông Thới đang dần hoàn thiện.

Hướng đi đúng

Chứng minh cho việc giảm tỷ lệ hộ nghèo không phải chỉ là con số, Chủ tịch UBND xã Ðông Thới Võ Văn Triệu phấn khởi: “Trước đây, thu nhập chính của các hộ dân là nuôi thuỷ sản, chủ yếu là nuôi tôm, cua. Những năm gần đây, bà con phát triển thêm mô hình nuôi sò huyết xen canh, cho thu nhập cao. Từ đó, đời sống dần khởi sắc, người dân tích cực hơn trong việc chung sức xây dựng NTM”.

Vùng đất Ðông Thới có lượng phù sa dồi dào, sò huyết sinh sống nhiều. Nghĩ rằng sò sống dưới sông được thì sống được trong vuông tôm, một số hộ đã thử nghiệm nuôi. Ban đầu chỉ có các hộ ít đất nuôi (vì nuôi sò không chiếm nhiều diện tích), dần về sau, thấy nuôi sò ít vốn, nhiều lời nên nhiều hộ làm theo và trở thành phong trào nuôi sò huyết xen canh rộng khắp.

Anh Trần Văn Lên (ấp Kinh Lớn) cho biết: “Nếu chỉ bắt sò dưới sông để thả nuôi thì không đủ, nhưng mua con giống vùng khác về nuôi thì không đạt đầu con vì thay đổi nguồn nước đột ngột, sò giống không thích nghi được. Vì thế, anh em trong xóm bàn nhau thành lập hợp tác xã chuyên cung ứng sò giống, vừa có sò giống chất lượng để thả nuôi, vừa có sản phẩm cung ứng cho bà con trong vùng”.

Thế là, Hợp tác xã nuôi trồng thuỷ sản Ðông Thới được thành lập cuối năm 2018, chuyên cung ứng các loại sò giống (sò cám, sò ngàn, sò trăm) cho các hộ dân trong và ngoài vùng. Anh Lên chia sẻ, ban đầu sò giống được dèo ngoài sông, kênh, rạch nhưng ảnh hưởng đến giao thông đường thuỷ và tỷ lệ hao hụt cao, nên các anh nghĩ ra việc dèo sò giống bằng cách trải nhựa trên hầm đất, cách làm mới nhưng bước đầu mang lại hiệu quả cao.

Ban đầu hợp tác xã chỉ thử nghiệm 1 hầm, thấy hiệu quả đã nhân rộng lên 3 hầm, đảm bảo đủ lượng sò huyết giống cung ứng quanh năm cho các hộ nuôi trong vùng.

Nuôi sò huyết không cần diện tích rộng, quan trọng là sò giống phải chất lượng. Ông Huỳnh Dũng Liêm (ấp Bào Tròn) cho biết: “Tôi chỉ thử nghiệm nuôi trên diện tích 700 m2, thả 4 triệu đồng sò huyết giống, qua 11 tháng thu hoạch trên 20 triệu đồng”.

Nói về việc bà con phát triển mô hình nuôi sò huyết, ông Triệu tâm đắc: “Từ khi có mô hình nuôi sò huyết, đời sống bà con có bước khởi sắc, nhiều hộ nghèo vươn lên làm giàu chính đáng. Ðây là bước tiến vượt bậc, cũng là tiền đề quan trọng để xã đạt tiêu chí hộ nghèo”.

Diện mạo xã Ðông Thới hôm nay.

Lộ trình rõ ràng

Xác định Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM là “dân làm, dân kiểm tra và dân thụ hưởng”, nên từ khi xây dựng kế hoạch, xã đã phân chia từng nhóm công việc cho từng ấp, khóm. “Xã phân công cụ thể 16 phần việc cho 5 ấp đảm nhận, từ đó phát động phong trào thi đua cho từng ấp và kiểm tra chéo với nhau. Ðảm bảo nhà nhà đều hiểu, biết thế nào là NTM, cùng chung tay xây dựng và gìn giữ”, ông Triệu chia sẻ.

Với lộ trình về đích NTM vào cuối năm nay, hiện Ðông Thới đã đạt 16/19 tiêu chí, còn lại 3 tiêu chí chưa đạt là lộ nông thôn, điện, cơ sở vật chất văn hoá. Ông Triệu cho biết, về lộ thì có vài tuyến bị sụp lún đang sửa chữa, còn lại đầu tư thêm 8 tuyến để mở rộng cho đủ chuẩn. Về tiêu chí điện, 221 hộ chưa có điện hạ thế, còn sử dụng điện chia hơi, xã đã đề xuất lên cấp trên đầu tư 8 tuyến trên địa bàn để phủ kín lưới điện quốc gia, khi các tuyến này được đấu nối thì xã sẽ đạt 99% hộ dân có điện sử dụng. Về tiêu chí cơ sở vật chất văn hoá, phía huyện đã hỗ trợ 5 ấp xây dựng trụ sở sinh hoạt văn hoá với kinh phí 30 triệu đồng/trụ sở, phần còn lại do địa phương vận động xã hội hoá, đến thời điểm hiện tại kinh phí xây dựng các trụ sở này cơ bản đã đủ, chỉ chờ bắt tay vào xây dựng.

Với hướng đi đúng đắn và lộ trình rõ ràng, tin rằng Ðông Thới sẽ sớm về đích NTM./.

 

Kim Cương

 

Xây dựng lối sống lành mạnh, phù hợp, phòng bệnh tim mạch

Do áp lực từ cuộc sống, rất nhiều người đã lơ là, chủ quan trong bảo vệ sức khoẻ. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro các bệnh lý có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ bản thân, trong đó có các bệnh lý về tim mạch. Đáng nói hơn, bệnh lý này không loại trừ bất cứ ai và có xu hướng ngày càng trẻ hoá.

Bệnh ung thư đang tăng cao

Theo số liệu thống kê ghi nhận được tại Khoa Ngoại ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Cà Mau, hiện nay đơn vị đã tiếp nhận chăm sóc, khám và chữa trị thường xuyên cho gần 3.200 bệnh nhân mắc ung thư, tăng hơn 200 trường hợp so với cùng kỳ năm 2023 (không kể số bệnh nhân tự đi thăm khám, phát hiện và được điều trị ở tuyến trên).

Mang niềm vui đến trẻ kém may mắn

Luôn quan tâm đến những hoàn cảnh kém may mắn, trong đó có trẻ em, thời gian qua, Ban Từ thiện xã hội Phật giáo tỉnh Cà Mau tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, không chỉ giúp đỡ về vật chất cho trẻ mà còn mang lại ý nghĩa to lớn về mặt tinh thần.

Cẩn trọng với nguồn thực phẩm từ gia cầm chưa qua kiểm dịch

Thịt gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng) là loại thực phẩm thiết yếu trong hầu hết các bữa ăn của nhiều hộ gia đình hiện nay. Bởi đây là loại thực phẩm có nguồn protein khá cao và rất tốt cho sức khoẻ, do có ít calo và chất béo bão hoà so với các loại thịt đỏ như: heo, cừu, trâu, bò… từ đó cũng sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc các chứng bệnh về tim mạch hơn.

Tái diễn lấn chiếm lòng đường trước cổng bệnh viện

Theo ghi nhận và xác minh thực tế của phóng viên Báo Cà Mau, khu vực trước cổng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau gần đây thường xuyên xuất hiện tình trạng mua bán thức ăn lấn chiếm lòng đường.

Trường Đại học Bình Dương Phân hiệu Cà Mau: Đào tạo hơn 2 ngàn sinh viên

Năm học 2023-2024 đánh dấu chặng đường 27 năm Trường Đại học Bình Dương hình thành và phát triển. Riêng tại Phân hiệu Cà Mau đến nay đã tuyển sinh và đào tạo được 11 khoá học.

Xây dựng khu dân cư tự quản đoàn kết, ấm no, hạnh phúc

Xây dựng khu dân cư (KDC) tự quản đoàn kết, ấm no, hạnh phúc, là mô hình đột phá mà Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cà Mau hướng đến trong nhiệm kỳ 2024-2029, với mục tiêu hướng mạnh hoạt động về cơ sở, địa bàn KDC. Ðể mô hình này thực hiện có hiệu quả, đòi hỏi sự đồng thuận, nỗ lực lớn của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân.

Chuyến xe yêu thương

Với mong muốn san sẻ khó khăn, tương trợ đồng bào các tỉnh phía Bắc đang phải chịu thiệt hại, mất mát nặng nề do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra, Huyện đoàn - Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam huyện Trần Văn Thời phối hợp với Bưu điện huyện phát động thực hiện chương trình “Chuyến xe yêu thương” từ ngày 12-17/9. Chương trình đã nhận được sự đồng hành của nhiều tổ chức, đơn vị, cá nhân, lan toả mạnh mẽ tình yêu thương, sẻ chia và giúp đỡ trong nghĩa đồng bào.

Những ngôi nhà ấm áp nghĩa tình

Thời gian qua, các cấp, các ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, địa phương trên địa bàn huyện Trần Văn Thời đã vận động, huy động mọi nguồn lực để xây dựng, sửa nhà ở cho hộ nghèo. Nhờ sự chung tay, đồng tình hưởng ứng, ủng hộ với tinh thần “Không để ai bị bỏ lại phía sau”, hàng trăm ngôi nhà Ðại đoàn kết ấm áp nghĩa tình đã được xây dựng, giúp hộ nghèo có chỗ ở ổn định, từng bước vươn lên trong cuộc sống.

Người dân Năm Căn hướng về đồng bào miền Bắc

Cơn bão số 3 (còn gọi là bão Yagi) đã qua đi, nhưng sự khốc liệt của nó đã gây thiệt hại rất nặng nề cho đồng bào ở một số tỉnh miền Bắc. Bằng tấm lòng ruột thịt Bắc - Nam một nhà, người dân tỉnh Cà Mau nói chung, huyện Năm Căn nói riêng đã có những việc làm thiết thực, nhằm sẻ chia, động viên bà con sớm vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.