ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 9-7-24 03:53:02
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Duy trì 100% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế

Báo Cà Mau Năm 2023, ngành Y tế tỉnh đã hoàn thành các mục tiêu kế hoạch đề ra, góp phần đảm bảo công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.

Một số mục tiêu hoàn thành như: Tỷ lệ bao phủ BHYT 92,5%; duy trì 100% xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế; 100% trạm y tế có bác sĩ và nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi phục vụ; tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi (cân nặng/tuổi) giảm còn 10,4%.

Chiều 9/1, Sở Y tế tổ chức hội nghị tổng kết công tác y tế năm 2023 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2024. Dự và phát biểu chỉ đạo có Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân.

Ngành Y tế chủ động lập và triển khai thực hiện kế hoạch phòng chống, tổ chức giám sát dịch, phát hiện sớm, xử lý triệt để, kịp thời, không để dịch xảy ra. Theo thống kê, năm 2023 toàn tỉnh có 429 người mắc bệnh Covid-19, không xảy ra tử vong; bệnh sốt xuất huyết giảm 36,6%, tử vong 2 trường hợp. Tuy nhiên, bệnh tay chân miệng tăng 140%, tử vong 1 trường hợp; bệnh tiêu chảy tăng 25,9%, không xảy ra tử vong; tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ đạt 77,53%, chưa đạt chỉ tiêu giao do thiếu vắc-xin.

Ngoài ra, trong năm 2023, tổng số lượt khám bệnh gần 4,3 triệu lượt, tăng 22,7% so với cùng kỳ; tỷ lệ khám chữa bệnh BHYT đạt 63,2% so với lượt khám chung.

Trong năm 2023, tổng số lượt khám bệnh gần 4,3 triệu lượt, tăng 22,7% so với cùng kỳ.

Tại hội nghị tổng kết công tác y tế năm 2023, các đơn vị, địa phương phản ánh những hạn chế của ngành như: Một số đơn vị thuộc ngành Y tế tỉnh hiện gặp khó khăn về cân đối nguồn kinh phí tái đầu tư mua sắm để phục vụ nhu cầu chuyên môn, trong khi một số máy móc, trang thiết bị y tế đã cũ và cơ sở hạ tầng xuống cấp, bị hư hỏng làm ảnh hưởng đến chất lượng khám chữa bệnh; công tác quản lý, điều hành thu, chi tài chính tại một số đơn vị còn gặp nhiều khó khăn, mức giá thu dịch vụ chưa tính đúng, tính đủ; một số đơn vị do không nắm bắt công tác quản lý tài chính, hoạt động thu, chi không cân đối dẫn đến trong quản lý, điều hành tài chính để xảy ra tình trạng nợ tiền lương, phụ cấp; tình hình nợ nhà cung cấp dẫn đến các công ty không cung ứng thuốc, vật tư,... ảnh hưởng đến công tác khám chữa bệnh cho người dân;...

Giám đốc Sở Y tế Dư Minh Hùng chia sẻ về một số khó khăn của ngành năm 2023.

Liên quan vấn đề BHYT, ông Trịnh Trung Kiên, Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh, chia sẻ: “Năm 2023 là năm vượt trần BHYT nhiều nhất với khoảng 180 tỷ đồng, nguyên nhân chủ yếu là do việc các cơ sở y tế lạm dụng các xét nghiệm cận lâm sàng trong quá trình khám chữa bệnh. Do đó, đề nghị các đơn vị cần thực hiện đúng quy trình khám chữa bệnh, chỉ định những cận lâm sàng cần thiết. Sở Y tế cần phối hợp đồng bộ, kịp thời với BHXH tỉnh để kiểm soát quỹ khám chữa bệnh BHYT và việc lạm dụng BHYT; đồng thời, chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh tích cực phối hợp để vận động bà con tham gia BHYT, góp phần chăm sóc tốt sức khoẻ nhân dân”.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân đề nghị ngành y tế quan tâm sắp xếp bộ máy, đổi mới cơ chế tài chính, phát huy tính năng động, tự chủ của các cơ sở y tế.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân đề nghị cần sắp xếp lại bộ máy ngành y, trong đó chú trọng sắp xếp tại Sở Y tế, các đầu mối trực thuộc; chủ động đào tạo để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của bệnh viện 1.200 giường sắp tới; đánh giá sát tác động đối với ngành y tế để từ đó có đề xuất những chính sách phù hợp, nhất là chế độ đãi ngộ cho đội ngũ cán bộ y tế.

Chỉ đạo xung quanh vấn đề BHYT, Phó chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh cần chấn chỉnh việc mất cân đối trong khám chữa bệnh BHYT. Những trường hợp sai quy định, UBND tỉnh sẽ có yêu cầu xử lý trách nhiệm.

Phó chủ tịch UBND tỉnh cũng lưu ý Sở Y tế cần quản lý tốt các cơ sở y tế tư nhân. Rà soát những thủ tục hành chính lĩnh vực y tế, cắt giảm các quy trình thủ tục không cần thiết. Đổi mới cơ chế tài chính, phát huy tính năng động, tự chủ của các cơ sở y tế. Quan tâm nâng cao chất lượng dân số; áp dụng các mô hình kỹ thuật chuyên sâu, góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng khám chữa bệnh từ tuyến tỉnh đến cơ sở, tạo lòng tin vững chắc cho người dân./.

 

Phi Long

Liên kết hữu ích

Giúp người cao tuổi vui, khoẻ

TP Cà Mau có hơn 23 ngàn người cao tuổi. Xác định công tác chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người cao tuổi là trách nhiệm quan trọng, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, những năm qua, TP Cà Mau đặc biệt quan tâm chăm lo, tạo điều kiện giúp người cao tuổi được sống vui, sống khoẻ, sống có ích cho bản thân, gia đình và xã hội.

Vi chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ

Vi chất dinh dưỡng là các loại vitamin, khoáng chất, hay còn được gọi là các chất dinh dưỡng vi lượng nói chung và các chất dinh dưỡng đa lượng nói riêng, bao gồm protein, chất béo, carbohydrate.

Ðề phòng cúm gia cầm lây sang người

Tình hình bệnh cúm gia cầm lây sang người ngày càng diễn biến phức tạp, nguy cơ lây lan trong cộng đồng rất cao. Người dân cần nâng cao ý thức chủ động các biện pháp phòng bệnh.

Nhân lên những "giọt hồng"

“Hiến máu là hành động mang ý nghĩa nhân văn, ngoài ra, theo tôi đó còn là một sự dũng cảm, vì máu là do cơ thể con người sản xuất ra, không một thiết bị máy móc hay một quốc gia nào có thể tạo ra được. Giọt máu cho đi để đổi lấy sự sống của một người, cũng là cách thể hiện trách nhiệm với cộng đồng, đất nước”, anh Phạm Văn Bằng (sinh năm 1983, ấp Tân Quảng B, xã Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân), điển hình của tỉnh Cà Mau sẽ đến Thủ đô Hà Nội dự lễ vinh danh người hiến máu tiêu biểu toàn quốc năm 2024, chia sẻ.

Nghịch lý về chăm sóc sức khoẻ ban đầu

Cà Mau là một trong những tỉnh có tỷ lệ bác sĩ ở tuyến y tế cơ sở cao nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long. Ðiều đó cho thấy sự quan tâm của tỉnh đối với việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho người dân, nhất là khu vực vùng sâu, vùng xa. Thế nhưng, thời gian qua, việc các trạm y tế, phòng khám khu vực xuống cấp, cùng với các phòng khám tư nhân tăng lên, đã kéo theo lượng bệnh ở các cơ sở này giảm mạnh.

Tăng cường các giải pháp phòng, chống bệnh không lây nhiễm

Thông tin từ Bộ Y tế, hiện nay, bệnh không lây nhiễm là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu, là nguyên nhân gây tử vong nhiều hơn tất cả các nguyên nhân khác cộng lại. 

Chọn lựa thực phẩm an toàn

Nói đến thực phẩm an toàn là nói đến những loại thực phẩm “sạch”, không có dư lượng chất kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật; không có nhiều chất tẩm ướp hay chất bảo quản; được nuôi, trồng ở những nơi có môi trường đất và nước không bị ô nhiễm; thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, được bảo quản tốt, không gây nguy hại đến sức khoẻ người tiêu dùng trong cả quá trình chuẩn bị chế biến và ngay cả sau khi sử dụng.

8 loại ung thư do thuốc lá

Ung thư đã thật sự trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người, bởi ngoài sự tàn phá về sức khoẻ, thể trạng con người, rút ngắn tuổi thọ…, thì sự kiệt quệ về kinh tế không những cho hiện tại mà thậm chí còn có thể kéo dài cho những thế hệ tiếp theo, do chi phí điều trị quá lớn.

Phơi ruốc, cá cơm trên đường - Mất an toàn giao thông và vệ sinh thực phẩm

Ruốc là nguyên liệu chế biến nhiều món ăn ngon và được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, việc chế biến, phơi ruốc ngay trên đường khiến nhiều người không khỏi bất an về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.

Tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch ngày càng tăng

Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế năm 2019, tử vong do bệnh tim mạch chiếm đến 39,5%; trong đó, bệnh mạch máu não (55,4%), bệnh tim thiếu máu cục bộ (32%), bệnh tim do tăng huyết áp (6,9%) và bệnh tim mạch khác (5,7%). Bệnh tim mạch là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới, cũng như tại Việt Nam.