ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 8-11-24 08:02:51
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Giải quyết dứt điểm khiếu nại của công dân

Báo Cà Mau Chiều 19/10, tại Ban Tiếp công dân tỉnh, ông Huỳnh Quốc Việt, Uỷ viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Phó bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, tiếp công dân Phan Thị Nga (ngụ Khóm 4, thị trấn U Minh, huyện U Minh) khiếu nại về tranh chấp đất đai.

Lắng nghe công dân và xem xét vụ việc, Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Quốc Việt yêu cầu rà soát lại quy trình thủ tục cấp GCNQSDĐ trên tinh thần công khai, minh bạch, đúng quy định.

Gặp gỡ lãnh đạo tỉnh, bà Phan Thị Nga và chồng là ông Lê Hồng Sơn (ngụ Khóm 4, thị trấn U Minh) trình bày: Vào năm 2013, gia đình bà thế chấp 2 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) số BO 391076 với diện tích 892,5m2 và số BO 391075 với diện tích 1.260,0m2 đất trồng lúa, tổng diện tích 2.152,5 m2 tại Khóm 1, thị trấn U Minh cho ông Thái Minh Sũng, người cùng địa phương; có lập hợp đồng thế chấp và lập hợp đồng chuyển nhượng có công chứng theo yêu cầu của ông Sũng.

Trong thời gian thế chấp, bà Nga đóng lãi đầy đủ cho ông Sũng, được một thời gian thì ông Sũng tự ý đi đăng ký chuyển tên quyền sử dụng đất. Khi gia đình bà phát hiện, có liên hệ Phòng Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) huyện U Minh yêu cầu dừng lại việc cấp giấy sang tên cho ông Sũng. Tuy nhiên, sau 2 tháng, Phòng TN&MT vẫn lập thủ tục cấp GCNQSDĐ cho ông Sũng, còn đơn yêu cầu của bà Nga gửi thì không được trả lời.

Đến ngày 17/4/2015, ông Thái Minh Sũng và bà Phạm Thị Cẩm Tú chuyển nhượng quyền sử dụng toàn bộ diện tích 2.152,5m2 đất này cho ông Châu Quốc Danh và bà Nguyễn Thị Hoàn Hảo. Trong lúc này, vợ chồng bà Nga tiếp tục gửi đơn yêu cầu đến Bộ phận tiếp công dân huyện U Minh và Văn phòng Đăng ký đất đai (ĐKĐĐ) huyện U Minh, đề nghị tạm dừng việc cấp GCNQSDĐ đất đối với ông Thái Minh Sũng và dừng ngay việc sang bán.

Tuy nhiên, Văn phòng ĐKĐĐ huyện U Minh cho rằng yêu cầu của bà Nga và ông Sơn là không đủ cơ sở để tạm dừng việc cấp GCNQSDĐ cho ông Thái Minh Sũng và bà Phạm Thị Cẩm Tú.

Sau đó, bà Phan Thị Nga và ông Lê Hồng Sơn khởi kiện ông Thái Minh Sũng, đã được Tòa án Nhân dân (TAND) huyện U Minh giải quyết tại Bản án số 66/2019/DS-ST, ngày 28/10/2019. Tòa án tuyên xử là không chấp nhận khởi kiện của ông Sơn, bà Nga.

Gần 1 năm sau, ngày 10/8/2020, TAND tỉnh có Bản án số 170/2020/DS-PT về tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, vay tài sản. Theo đó, Tòa án cấp phúc thẩm tuyên xử chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của ông Sơn và bà Nga.

Ngày 8/7/2021, TAND cấp cao TP Hồ Chí Minh có Bản án số 210/2021/DS-GĐT về việc tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất; vay tài sản. Theo đó, quyết định huỷ bản án phúc thẩm và bản án sơ thẩm, giao hồ sơ về TAND huyện U Minh xét xử sơ thẩm lại vụ án theo quy định. Hiện nay, TAND huyện U Minh đã thụ lý xét xử lại vụ án trên.

Bà Phan Thị Nga trình bày vụ việc đến lãnh đạo tỉnh.

Về việc bà Nga có đơn yêu cầu ngăn chặn thực hiện thủ tục cấp GCNQSDĐ cho ông Thái Minh Sũng gửi Văn phòng ĐKĐĐ huyện U Minh vào ngày 9/1/2015 nhưng không được xử lý đơn kịp thời theo quy định, vấn đề này, Sở Tài nguyên và Môi trường đã rà soát và khẳng định nội dung phản ánh của bà Nga là đúng. Vì vậy, Giám đốc Văn phòng ĐKĐĐ tỉnh đã thực hiện kiểm điểm trách nhiệm đối với nhân viên tiếp nhận đơn yêu cầu của bà Nga và lãnh đạo Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện U Minh do không xử lý đơn kịp thời theo quy định.

Lắng nghe trình bày của công dân và xem xét vụ việc, Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Quốc Việt chỉ đạo Sở TN&MT phối hợp với UBND huyện U Minh tiếp tục rà soát lại các quy trình thủ tục cấp GCNQSDĐ cho ông Thái Minh Sũng và bà Phạm Thị Cẩm Tú trên tinh thần công khai, minh bạch, đúng quy định.

Đồng thời, Chủ tịch UBND tỉnh cũng lưu ý đối với các đơn vị liên quan khi toà 2 cấp sơ thẩm và phúc thẩm không phát hiện ra các vấn đề bất cập, để đến khi TAND cấp cao TP Hồ Chí Minh có bản án quyết định hủy bản án phúc thẩm và sơ thẩm, giao hồ sơ về TAND huyện U Minh xét xử sơ thẩm lại vụ án theo quy định.

Về gia đình bà Phan Thị Nga và ông Lê Hồng Sơn, Chủ tịch UBND tỉnh lưu ý gia đình phải phối hợp cơ quan Tòa án để cung cấp thêm những thông tin mới cho TAND huyện xem xét giải quyết dứt điểm vụ việc trong thời gian tới./.

 

Trung Đỉnh

Thi đua sáng tạo, góp sức xây dựng quê hương

Với chủ đề “Xây dựng khu dân cư tự quản, đoàn kết, ấm no, hạnh phúc, lập thành tích chào mừng thành công của Đại hội Mặt trận quốc Việt Nam các cấp”, từ ngày 1- 18/11/2024, tại địa bàn các khu dân cư trong tỉnh diễn ra hoạt động Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc. Ngày hội được chuẩn bị chu đáo, thiết thực với nhiều hình thức phong phú, tạo sinh khí vui tươi, phấn khởi trong Nhân dân.

Khoảng 863 tỷ đồng cho thu hồi đất xây dựng Cảng Hàng không Cà Mau

“Khi Cảng hàng không Cà Mau được nâng cấp, mở rộng hoàn thành sẽ khai thác được các loại tàu bay lớn, kết nối với các địa phương trọng điểm của đất nước, rút ngắn khoảng cách, góp phần phát triển du lịch, thu hút đầu tư, giải quyết việc làm, tăng thu ngân sách cho địa phương…”, ông Trần Công Khanh, Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư nêu tại buổi thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách (HĐND tỉnh) vào chiều 6/11 về chủ trương đầu tư Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để mở rộng, nâng cấp Cảng Hàng không Cà Mau.

Các hoạt động của Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 được tổ chức từ ngày 9 đến 13/3/2025 với chủ đề “Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà phê thế giới”, có nhiều chương trình hấp dẫn. Qua 8 lần tổ chức, Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột đã trở thành sự kiện nổi bật của ngành cà phê Việt Nam, để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp với người dân, du khách trong nước và quốc tế.

“Vũ khúc dã quỳ - Chư Đang Ya 2024” - Nổi bật vẻ đẹp Gia Lai kỳ vĩ

Chương trình nghệ thuật “Vũ khúc dã quỳ - Chư Đang Ya 2024” diễn ra tại khu vực Nhà rông làng Ia Gri (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh) hứa hẹn mang đến điểm nhấn ấn tượng cho “Tuần lễ Hoa dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya” của tỉnh Gia Lai, đồng thời nổi bật vẻ đẹp kỳ vĩ của vùng đất này.

Xoá nhà tạm, nhà dột nát - Đúng, đủ, công khai và minh bạch

“Quá trình rà soát đối tượng thụủ hưởng của chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát phải đảm bảo đầy đủ, đúng đối tượng, công khai và minh bạch, nơi nào để thiếu sót đối tượng thì người đứng đầu phải chịu trách nhiệm”, đó là ý kiến chỉ đạo của Phó chủ tịch phụ trách điều hành UBND tỉnh Lâm Văn Bi tại Hội nghị kiểm điểm công tác chỉ đạo điều hành tháng 10 và 10 tháng năm 2024 của UBND tỉnh vào ngày 6/11. Dự và cùng chủ trì hội nghị còn có các Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử, Nguyễn Minh Luân.

 Khơi gợi niềm tự hào về lịch sử địa phương

Hưởng ứng các hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm tập kết ra Bắc (1954-2024), sáng nay (6/11), tại Trung tâm Văn hoá xã Trí Phải, huyện Thới Bình, Bảo tàng tỉnh Cà Mau phối hợp Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Thới Bình tổ chức ngoại khoá về di tích Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam, kết hợp trưng bày hình ảnh, tư liệu về Hoàng Sa, Trường Sa.

Chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện áp dụng từ ngày 1/1/2025

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 143/2024/NĐ-CP quy định về bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động (gọi tắt là bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện).

Chính thức công bố Bộ Pháp điển Việt Nam

Chiều nay, 5/11, Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã dự Hội nghị tổng kết nhiệm vụ hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kỳ 2019-2023 và công bố Bộ Pháp điển Việt Nam - công cụ tra cứu pháp luật được xây dựng trong 10 năm.

Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả'

Báo Cà Mau trân trọng giới thiệu bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề "Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả".

Luôn là nhịp cầu nối giữa chính quyền địa phương với đồng bào dân tộc thiểu số

Phát biểu tại tại buổi họp mặt người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Cà Mau chiều 5/11, ông Trần Hoàng Nhỏ, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh, cho biết: «Trên địa bàn tỉnh hiện có 66 người có uy tín được công nhận. Sự phát triển chung của đồng bào dân tộc thiểu số có đóng góp quan trọng từ người có uy tín tại các địa phương. Song song đó, chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào DTTS cũng được quan tâm thực hiện đúng và đủ”.