ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 22-10-24 20:25:14
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Góp phần xây dựng văn hoá giao thông trong cộng đồng

Báo Cà Mau Tuyên truyền, giáo dục là một trong những giải pháp quan trọng bảo đảm an toàn giao thông (ATGT). Trong các mô hình tuyên truyền thì giải pháp mang tính hiệu quả, có chiều sâu là tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng. Thực tế cho thấy, đẩy mạnh công tác tuyên truyền qua báo chí góp phần tạo chuyển biến tích cực tình hình trật tự ATGT trên địa bàn tỉnh, nhiều năm liên tục tai nạn giao thông (TNGT) được kìm giảm cả 3 tiêu chí.

Tuyên truyền, giáo dục là một trong những giải pháp quan trọng bảo đảm an toàn giao thông (ATGT). Trong các mô hình tuyên truyền thì giải pháp mang tính hiệu quả, có chiều sâu là tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng. Thực tế cho thấy, đẩy mạnh công tác tuyên truyền qua báo chí góp phần tạo chuyển biến tích cực tình hình trật tự ATGT trên địa bàn tỉnh, nhiều năm liên tục tai nạn giao thông (TNGT) được kìm giảm cả 3 tiêu chí.

Hướng tới kỷ niệm 90 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2015), phóng viên Báo Cà Mau có cuộc trao đổi với ông Dương Hoài Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Phó Ban Thường trực Ban ATGT tỉnh Cà Mau, xung quanh vấn đề này.

Nhờ đẩy mạnh tuyên truyền trên phương tiện thông tin, người dân ngày càng ý thức hơn việc đội nón bảo hiểm cho trẻ em khi lưu thông bằng xe máy.     Ảnh: MỸ PHA

- Ông có thể đánh giá những kết quả phối hợp tuyên truyền giữa Ban ATGT tỉnh với báo chí tỉnh nhà trong thời gian qua?

Ông Dương Hoài Nam: Năm 1997, Uỷ ban ATGT quốc gia được thành lập theo Quyết định số 917 của Thủ tướng Chính phủ (trước đó gọi Ban Chỉ đạo trật tự ATGT Trung ương). Theo đó, các địa phương đều thành lập ban ATGT.

Gần 18 năm hoạt động với vai trò chuyên trách trong việc định hướng các giải pháp, xây dựng các kế hoạch bảo đảm ATGT, hằng năm, Ban ATGT tỉnh đều ký kế hoạch phối hợp với các cơ quan báo, đài trong tỉnh thực hiện  tuyên truyền, giáo dục về trật tự ATGT. Các cơ quan báo, đài chủ động lựa chọn hình thức, chủ đề, cử phóng viên đi thực tế để viết tin, bài tuyên truyền về ATGT. Có thể nói, báo, đài đã chuyển tải đến người dân những thông tin, các quy định của pháp luật về trật tự ATGT.

Nhìn chung, các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh có nhiều nội dung tuyên truyền ATGT phong phú như: trên sóng phát thanh, truyền hình Cà Mau có “Bản tin ATGT” 5 phút phát hằng ngày, “Chuyên đề ATGT” 20 phút, phát 2 kỳ/tháng, “Tìm hiểu ATGT trên sóng truyền hình thông qua Hộp thư 8288”. Trên Báo Cà Mau, Báo ảnh Ðất Mũi đều có bản tin, chuyên mục ATGT, hằng tuần đều có bài viết về ATGT, tin tức về ATGT. Hình thức tuyên truyền đa dạng trên báo chí đã đưa những chủ trương, đường lối của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về ATGT lan toả sâu rộng trong quần chúng Nhân dân. Và khi đã hiểu được cơ bản các quy định của pháp luật về trật tự ATGT, nhận thức người dân sẽ được nâng lên. Ðây là thành công rất lớn trong công tác tuyên truyền, giáo dục về ATGT của tỉnh nhà trong thời gian qua.

- Cụ thể sự chuyển biến tình hình trật tự ATGT qua công tác tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng như thế nào, ông có thể thông tin thêm?

 Ông Dương Hoài Nam:  Tỉnh Cà Mau là một trong số ít những tỉnh, thành giảm TNGT 3 năm liền (2012-2014), năm 2014 số người chết vì TNGT 18 người, ít nhất cả nước. Ðiều đó đồng nghĩa công tác tuyên truyền về ATGT đã phát huy tác dụng. Có thể khẳng định rằng, công tác tuyên truyền, giáo dục về trật tự ATGT đã mang lại hiệu quả rất lớn, góp phần giảm thiểu TNGT trong những năm vừa qua, đặc biệt là tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng.

- Sắp tới, công tác phối hợp nâng cao chất lượng tuyên truyền về bảo đảm trật tự ATGT giữa ngành giao thông với các cơ quan báo chí trong tỉnh sẽ được tăng cường, đổi mới?

Ông Dương Hoài Nam:  Ðể đạt được mục tiêu giảm thiểu TNGT năm 2015, ngoài giải pháp đổi mới về công tác tuần tra, kiểm soát thì công tác tuyên truyền, giáo dục cần phải được đổi mới đa dạng hơn, phong phú hơn, có chiến lược lâu dài hơn. Hiện nay, Ðội Tuyên truyền ATGT của Văn phòng Ban ATGT tỉnh đang xây dựng kế hoạch đổi mới công tác tuyên truyền, trong đó tập trung đổi mới công tác phối hợp tuyên truyền trên báo, đài của địa phương phong phú hơn, hấp dẫn hơn, dễ nhớ hơn (như sân khấu hoá, hài kịch, trò chơi tìm hiểu ATGT…), tuyên truyền thông qua trạm truyền thanh cấp xã…

Một giải pháp căn cơ, lâu dài là đưa giáo dục về ATGT vào môi trường học đường từ cấp mầm non, tiểu học để tạo ý thức ATGT cho học sinh từ nhỏ, để khi lớn lên trở thành thói quen “văn hoá giao thông”.

- Xin cảm ơn ông!./.

Mỹ Pha thực hiện

Tra cứu phạt nguội trước khi đăng kiểm xe cơ giới

Theo Thông tư 30/2023/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải, các phương tiện bị “phạt nguội” (vi phạm giao thông qua hệ thống camera giám sát) chưa thực hiện việc chấp hành xử phạt vi phạm hành chính sẽ không được cấp giấy chứng nhận đăng kiểm. Ðây là một trong những giải pháp nhằm đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ của các chủ phương tiện trước khi đăng kiểm xe. Tuy nhiên, nhiều chủ phương tiện vẫn chưa nắm rõ quy định này, khi đến hạn đăng kiểm, bị từ chối thì mới vỡ lẽ mình vi phạm.

Cao điểm xử lý học sinh vi phạm Luật Giao thông đường bộ

Thực hiện tháng cao điểm xử lý vi phạm giao thông (VPGT) đối với học sinh của Cục Cảnh sát giao thông, trong những ngày vừa qua, lực lượng làm nhiệm vụ trên địa bàn tỉnh đã và đang tăng cường nhiều biện pháp quyết liệt xử lý vi phạm đối với đối tượng học sinh tại các điểm trường.

Biển chỉ dẫn giao thông gây… mất an toàn

Ðó là biển chỉ dẫn trước cổng Trường Tiểu học Ðông Hưng 2, ấp Giá Ngự, xã Ðông Hưng.

Siết chặt quản lý vận tải đường bộ

Hiện nay, tổng số xe thuộc các đơn vị đăng ký kinh doanh hoạt động vận chuyển hành khách và hàng hoá trên địa bàn tỉnh là hơn 3.100 xe, gồm xe buýt, xe tuyến cố định, xe taxi, xe hợp đồng, xe trung chuyển và xe tải, xe công-ten-nơ, xe đầu kéo.

Phát động học sinh, sinh viên nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về an toàn giao thông

Sáng 5/10, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Uỷ ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia, Công ty Honda Việt Nam tổ chức lễ phát động trực tuyến với các tỉnh, thành trên cả nước về việc học sinh, sinh viên nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về an toàn giao thông, năm học 2024-2025. Điểm cầu tỉnh Cà Mau được đặt tại Trường THPT Cái Nước (thị trấn Cái Nước, huyện Cái Nước).

Dừng, đỗ xe cần đúng luật và văn minh

Hiện nay, tại các khu vực nội thị TP Cà Mau, các loại phương tiện giao thông đang có xu hướng tăng nhanh, nhất là đối với xe ô tô. Ðiều này đang tạo áp lực lên hạ tầng giao thông, cùng với đó là nhiều vấn đề phát sinh. Trong đó, chuyện đậu, đỗ xe nơi công cộng đã và đang là đề tài nóng, bởi có nhiều chuyện đáng bàn đằng sau vấn đề này.

Nguy cơ tai nạn từ việc phơi lúa trên lộ

Hiện nay đang vào cao điểm thu hoạch lúa hè thu, nhiều nơi người dân đem lúa ra lộ nhựa phơi, gây mất an toàn giao thông.

Biện pháp xử phạt vừa răn đe, vừa nhân văn

Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ vừa được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày 1/1/2025. Trong đó, quy định về điểm và trừ điểm đối với giấy phép lái xe (GPLX) đang được dư luận quan tâm, nhất là đối tượng tài xế trong lĩnh vực vận chuyển hành khách, hàng hoá, bởi đây là biện pháp vừa mang tính răn đe, vừa mang yếu tố nhân văn, tạo điều kiện để người hành nghề tài xế không mất việc khi vô tình vi phạm các lỗi về trật tự, an toàn giao thông (TTATGT).

Cấp thiết nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh

Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh trên địa bàn tỉnh Cà Mau là tuyến đường độc đạo, huyết mạch, từ TP Cà Mau về các huyện: Cái Nước, Năm Căn, Phú Tân, Ngọc Hiển. Ðây là tuyến đường mở ra cơ hội phát triển kinh tế, cơ hội thu hút đầu tư các dự án trọng điểm, như: Khu Kinh tế Năm Căn, Cảng Năm Căn, Cảng tổng hợp Hòn Khoai; phát huy tiềm năng và lợi thế Khu Du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau... Tuy nhiên, trong thời gian rất dài đã qua, bên cạnh thực trạng nhỏ, hẹp, chỉ có 2 làn xe thì tình trạng cứ mưa là xuống cấp nhanh chóng, triều cường là ngập, ảnh hưởng rất lớn đến định hướng phát triển của tỉnh.

Hiểm hoạ từ phớt lờ quy định đội mũ bảo hiểm

Hiện nay, việc chấp hành quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm (MBH) khi đi mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp điện tuy đã có nhiều chuyển biến tích cực, song, vẫn còn một số đối tượng vi phạm hoặc chấp hành theo kiểu đối phó. Trong khi đó, không đội MBH hoặc đội MBH không đúng quy cách là một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông (TNGT) thương tâm.