ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 22-11-24 01:38:26
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Khoảnh khắc "nghẽn tim" của người dẫn đường

Báo Cà Mau Hành trình lần đầu tiên trở thành “đôi mắt của chân chạy khiếm thị” tại giải thi đấu thể thao khắc nghiệt nhất hành tinh Ironman 70.3 đã để lại cho tôi những thước phim ấn tượng, đầy xúc động và một cột mốc cán đích ngoạn mục nhất từ trước tới nay, với vai trò là người dẫn đường.

“Ðôi mắt” của runner khiếm thị

Tôi bén duyên với chạy bộ từ năm 2018. Mọi người thường ví marathon như một bộ môn của tốc độ, nhưng với tôi, marathon như “thiền”, bởi sau mỗi ki-lô-mét đường chạy, tôi cảm thấy vơi nhẹ những bộn bề, tập trung và quay về chăm sóc đời sống tâm hồn. Càng tìm hiểu về chạy bộ, tập luyện và tham gia thử sức tại các giải khiến tôi “bị cuốn” vào lúc nào không hay.

Marathon không chỉ giúp phá vỡ giới hạn trên đường chạy mà còn mang đến những mối nhân duyên tuyệt vời mà tôi không ngờ đến. Như chuyện trở thành “đôi mắt” cho anh Huỳnh Hữu Cảnh, một vận động viên (VÐV) khiếm thị tại giải BIM Group Ironman 70.3 Phú Quốc 2023, với quãng đường thi đấu dài 113 km, gồm 3 môn phối hợp bơi 1.9 km - đạp 90 km - chạy 21.1 km, cùng 2 đồng đội khuyết tật của anh. Từ tấm bằng loại giỏi ngành giáo dục đặc biệt của Trường Ðại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, hoàn thành chương trình thạc sĩ ngành Công tác xã hội tại Trường Ðại học Flinder 2 năm ở Úc, cho đến giấc mơ chinh phục đường đua đều tưởng như viển vông, hoang đường trong mắt nhiều người.

Trong những bài báo trước đó tôi đọc, anh chia sẻ: “Chính những vết tích đau thương, rào cản đã thách thức và trui rèn một cái “tôi” mạnh mẽ, dám đương đầu và bản lĩnh hơn trong cuộc sống. Cũng như cuộc đua marathon, nếu không khổ luyện, nỗ lực về đích thì sẽ tụt về sau, đuối sức rồi từ bỏ giữa chừng”.

Và, điều đó khơi dậy đam mê cháy bỏng về bộ môn chạy bộ, thôi thúc anh vượt qua rào cản “bóng đêm” để bứt phá như những chân chạy bình thường trong các giải đấu.

Lời mời của anh Hữu Cảnh, với vai trò là người dẫn đường trong chặng cuối hành trình “người sắt” hoàn thành cự ly 21.1 km đường chạy, khiến tôi đắn đo, nhưng vẫn đồng ý hỗ trợ anh. Vừa vui mừng vừa hồi hộp, nhưng chỉ còn vỏn vẹn một tháng để tập luyện, tôi cố sức thực hiện các bài tập nhẹ nhàng và tăng độ khó lên dần để sẵn sàng trở thành “người dẫn đường”. Tuy nhiên, khi nâng khối lượng tập luyện thì chân tôi quá tải, dẫn đến những cơn đau cơ. Nó khiến tôi áp lực và lo lắng bội phần khi cận kề giải đấu. 

Tác giả (bìa trái) cùng đồng hành và chứng kiến sự nỗ lực không ngừng nghỉ của anh Huỳnh Hữu Cảnh (giữa) trên chặng đường đua khắc nghiệt.

Khoảnh khắc đồng đội của anh Hữu Cảnh - chị Trịnh Thị Bích Như (khuyết tật 2 chân) vượt qua hơn 1.300 vận động viên lọt vào tốp 20 hoàn thành 1.9 km đường bơi biển và chống chọi với tốc độ gió 45 km/giờ, có khi thốc mạnh lên đến 60 km/giờ, đã khiến tôi rơi nước mắt. Tiếp theo là chặng đường đạp xe dài 90 km đi qua nửa phía Nam của đảo, do anh Võ Huỳnh Anh Khoa (khuyết tật chân trái) chỉ đạp xe bằng chân phải trong điều kiện nắng, gió khắc nghiệt cũng như chịu nhiều cơn chuột rút đau nhức đến rệu rã, kiệt sức. Khi nhận chip (thiết bị theo dõi hành trình) từ anh Khoa, không một từ nào có thể diễn tả được nỗi xúc động của tôi lúc đó. Ánh mắt cổ vũ và cái ôm rất chặt của anh đã tiếp thêm động lực cho tôi và anh Cảnh hoàn thành chặng cuối “người sắt” nối tiếp với đoạn đường  21.1 km.

Tay trái của tôi cầm dây nối với tay phải của anh Cảnh, luôn chạy song song và không rời nhau nửa bước. Thông qua sợi dây, chân chạy khiếm thị sẽ kiểm soát được tốc độ theo người đồng hành, điều hướng phù hợp trên đường chạy cũng như nhắc nhở khi cần thiết. Cự ly 21.1 km quả thật rất khó khăn, những đoạn lên dốc, xuống dốc, vài ba khúc cua hay ngã rẽ có thể đơn giản với các chân chạy bình thường, nhưng lại là thử thách đối với runner khiếm thị. Không theo đuổi thành tích nào cả, tôi cố gắng hỗ trợ tốt nhất và mô tả đường chạy, cảnh sắc thiên nhiên hay bãi biển trải dài xinh đẹp... giúp anh Cảnh trải nghiệm an toàn và có thể mường tượng vẻ đẹp của đường đua một cách rõ ràng hơn.

Hành trình “bứt tốc” đẫm nước mắt

Những khoảnh khắc đẹp đẽ được ghi lại, dù cơ thể có dấu hiệu cạn kiệt sức lực, sự bất lực của đôi chân trên đường đua, nhưng sải chân của hai anh em vẫn đều và không ngừng động viên nhau: “Một, hai. Một, hai. Cố lên! Về đích xinh tươi nào!”.

Cùng đồng đội nắm tay tiến về vạch đích.

May mắn là người đồng hành cùng anh, tôi thấu hiểu sâu sắc những thăng trầm, nghiệt ngã của đời người không hẳn đáng sợ như tưởng tượng. Chỉ cần can đảm, nỗ lực đối mặt và nắm bắt cơ hội đằng sau nghịch cảnh để kiến tạo điều kỳ diệu, phá vỡ giới hạn bản thân, tạo nên những người anh hùng giữa vô vàn người bình thường khác. Không tranh đua thứ hạng với các vận động viên khác, đơn giản là anh muốn được chạy và tìm thấy phiên bản tốt nhất của chính mình.

Ở ki-lô-mét thứ 19, chân anh Cảnh bắt đầu nhấc không nổi, tốc độ chậm dần và cơn đau cơ khiến anh nhăn mặt, nhưng vẫn khăng khăng không dừng lại: “Anh cố được, mình đừng đi bộ, chị Như với anh Khoa đang chờ mình về đích. Anh em mình cố lên Mỹ ơi”. Tôi nhận thấy một sức mạnh tinh thần vô hình nào đó “đẩy” mình lao về phía trước, dù sải bước của anh em tôi gần như đã mỏi nhừ, đau nhức. Nước mắt chảy xuống, thấm đẫm hạnh phúc của một người dẫn đường đang nỗ lực vượt ngưỡng để cán đích. Và rồi, cả đội ôm nhau mừng rỡ, nắm chặt tay và vỗ về khi anh Cảnh và tôi về đích sớm hơn thời gian quy định. Ðó là những giây phút “nghẽn tim”, tôi không bao giờ quên được, câu chuyện hoàn thành tất cả chặng đua được cả đội “viết” nên trọn vẹn, không chỉ thách thức ngưỡng giới hạn về thể lực mà còn là sự kiên định và quyết tâm cao độ.

Khoảnh khắc vỡ oà khi cả đội hoàn thành thử thách thành công.

Với thành tích trở thành đội khuyết tật đầu tiên hoàn thành thử thách Ironman 70.3, đội chúng tôi đã ghi tên mình vào lịch sử Ironman và kỷ lục Guinness Việt Nam. Ðây là thành tích vô cùng tuyệt vời, không chỉ đối với đội chúng tôi mà còn đối với tất cả những người khuyết tật trên khắp đất nước.

Không khỏi tự hào về hành trình dẫn đường, những thời khắc nghẹt thở mà tôi trải qua cũng như chứng kiến sự nỗ lực không ngừng nghỉ của cả đội đều vì mục tiêu chung: "Chiến thắng bản thân, kiến tạo những điều kỳ diệu với phiên bản chính mình tốt hơn ngày hôm qua”. Ở đó có mồ hôi, những giọt nước mắt lăn dài cùng khao khát chinh phục chặng đua, dẫu họ có “khiếm khuyết” nhưng vẫn vươn lên mạnh mẽ và toả sáng rực rỡ theo cách riêng của mình!.


Tác giả Mây Mỹ tên thật là Trương Việt Mỹ đến từ CLB Chạy bộ Cà Mau (CMRC). Mây Mỹ  tham gia giải IronMan 70.3 tại Phú Quốc với vai trò là người dẫn đường cho anh Huỳnh Hữu Cảnh, một vận động viên khiếm thị. Đây là một giải đấu thể thao cực kỳ khó khăn, đòi hỏi vận động viên phải có sức khỏe, thể lực và tinh thần thép. 


Mây Mỹ

 

Liverpool bức phá, Man City hụt hơi

Sau hai ngày khởi tranh, vòng 11 giải Ngoại hạng Anh đã khép lại với những kết quả đầy bất ngờ. Nếu như Liverpool tiếp tục có niềm vui, thì Man City lại nhận thêm thất bại. Trong khi đó, với tinh thần thoải mái, Man Utd đã đánh bại Leicester City với 3 bàn trọn vẹn.

Bế mạc giải Giải Marathon - Cà Mau  2024 Cúp PetroVietNam

Sau 2 ngày tranh tài sôi nổi, Giải Marathon - Cà Mau 2024 Cúp PetroVietNam với chủ đề “Điểm hẹn Cà Mau” chính thức khép lại vào sáng nay (10/11).

Khai mạc Giải Marathon - Cà Mau 2024 Cúp PetroVietNam

Giải Marathon - Cà Mau 2024 Cúp PetroVietNam với chủ đề “Điểm hẹn Cà Mau” là điểm đến để du khách trong nước và quốc tế tham gia khám phá, trải nghiệm giá trị thiên nhiên và những sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng đất địa đầu cực Nam của Tổ quốc.

Man Utd có chiến thắng đầu tiên tại Europa League

Bằng lợi thế sân nhà và cái duyên ghi bàn của tiền vệ chạy cánh Diallo, Man Utd đã có được niềm vui trọn vẹn khi tiếp PAOK tại lượt trận thứ 4 vòng đấu loại Europa League.

Phạm Thị Bình - ”Nữ hoàng chân đất”

Phạm Thị Bình (sinh năm 1989, quê Quảng Ngãi) là một trong những nữ vận động viên (VĐV) hàng đầu của điền kinh Việt Nam. Cô được mệnh danh là "Nữ hoàng chân đất" (không mang giày trên đường chạy) của môn marathon và đã làm rạng danh nước nhà khi đoạt Huy chương Vàng đầu tiên cho điền kinh Việt Nam tại SEA Games 27, được tổ chức ở Myanmar. Cô cũng từng có tấm Huy chương Đồng ở Giải vô địch điền kinh châu Á năm 2011; cùng nhiều danh hiệu lớn, nhỏ ở các giải đấu trong nước. Tháng 3/2024, “Nữ hoàng chân đất” Phạm Thị Bình tiếp tục lên ngôi vô địch cự ly marathon tại Giải Đà Nẵng International Marathon 2024.

Hạ thuỷ ghe Ngo chùa Cao Dân

Đối với người Khmer, chiếc ghe Ngo là sản phẩm văn hoá độc đáo, là biểu tượng của sự no ấm, sung túc của phum sóc, nên việc sửa chữa, đóng mới và hạ thuỷ ghe ngo là vô cùng quan trọng.

Arsenal đứt mạch bất bại

Trước Inter Milan thi đấu quá bản lĩnh trên sân nhà, Arsenal phải nhận trận thua đầu tiên tại đấu trường Champions League mùa bóng năm nay.

Tân HLV Man Utd đánh bại Man City

Rạng sáng nay, sân cỏ châu Âu sáng đèn trở lại bằng loạt trận tiếp theo Champions League. Với lợi thế sân nhà và lối chơi đầy tốc độ, Sporting Lisbon đã giành chiến thắng đầy thuyết phục khi đối đầu với Man City.

Bóng lăn vòng 10 NHA: Liverpool độc chiếm ngôi đầu

Sau hai ngày khởi tranh, vòng 10 giải Ngoại hạng Anh đã khép lại với rất nhiều diễn biến bất ngờ. Nếu như cả Man City, Arsenal, Chelsea và Man Utd đều không có niềm vui, thì Liverpool đã xuất sắc giành trọn 3 điểm để độc chiếm ngôi đầu.

BIDV Cà Mau khởi động Giải chạy “Tết ấm cho người nghèo - Xuân Ất Tỵ 2025”

Sáng 2/11, tại Ngân hàng BIDV chi nhánh Cà Mau, giải chạy "Tết ấm cho người nghèo - Xuân Ất Tỵ 2025" chính thức được khởi động, đánh dấu mùa thứ 6 của sự kiện đầy ý nghĩa này. Hoạt động nhằm huy động sự đóng góp của cộng đồng để mang lại cái Tết đủ đầy, ấm áp cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên khắp cả nước.