ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 17-7-25 05:20:35
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Lựa chọn thực phẩm trong mùa mưa bão

Báo Cà Mau Theo dự báo của Đài Khí tượng thuỷ văn, mùa mưa bão năm nay diễn biến phức tạp và có thể sẽ còn kéo dài cho đến hết tháng 12. Do đó, việc lựa chọn thực phẩm an toàn vệ sinh, đảm bảo chất lượng dinh dưỡng để có thể sử dụng được lâu dài trong những ngày thời tiết mưa gió cực đoan là rất quan trọng đối với những chị em phụ nữ đảm nhận việc nội trợ trong gia đình.

Tuy nhiên, do thời tiết thất thường, thực phẩm dễ hư hỏng, thối rữa, nhất là đối với thực phẩm tươi sống như: rau, quả, thịt, cá và hải sản. Khi không được bảo quản kỹ ở nhiệt độ thích hợp hoặc để trong điều kiện môi trường bên ngoài thời gian dài, làm cho thực phẩm dễ bị biến chất, hư hỏng. Quá trình phân huỷ sẽ sản sinh ra rất nhiều loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn, các loại độc tố gây hại cho sức khoẻ.

Trong mùa mưa, nhiều loại thực phẩm rất dễ bị hư hỏng. Do vậy, người tiêu dùng nên cẩn trọng trong việc chọn mua thực phẩm.

Do đó, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo người tiêu dùng nên thận trọng trong quá trình lựa chọn các loại thực phẩm phục vụ cho bữa ăn của gia đình. Trong đó cần chú ý các loại rau xanh lâu bị biến chất và có thể dự trữ được nhiều ngày trong điều kiện thời tiết bất lợi của mùa mưa bão như: cải, rau muống, rau ngót, các loại họ bầu, bí và các loại khoai củ như: cà rốt, khoai tây, khoai lang, khoai sọ… Đây là những loại thực phẩm xanh có thể được bảo quản bình thường trong điều kiện thời tiết mưa gió từ 4-5 ngày. Ngoài ra, các loại đậu (cove, đậu đũa), cà chua, dưa leo cũng là những loại thực phẩm có thể được ưu tiên trong thực đơn.

Người tiêu dùng nên lựa chọn những loại rau quả vẫn còn màu sắc tươi mới để đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh trong điều kiện mưa dầm, thời tiết ẩm. 

Bên cạnh đó, trứng cũng là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, có tác dụng bổ sung vi chất, tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ và trứng còn có thể dự trữ được lâu, từ 15-20 ngày (đối với trứng mới được thu hoạch). Đối với các loại tôm cá, hải sản, người tiêu dùng hết sức thận trọng, nên chọn mua khi vẫn còn tươi sống hoặc đã được đông đá đủ độ lạnh. Vì các loại cá, hải sản do quá trình đánh bắt dài ngày trên biển hoặc sau khi được khai thác từ ao hồ việc vận chuyển khó khăn, điều kiện thời tiết mưa, bão nên trong khâu bảo quản của hộ tiểu thương trước khi đến tay người tiêu dùng đôi khi không đạt yêu cầu do bị hư hỏng, biến chất hoặc đã được tẩm ướp quá nhiều chất bảo quản để kéo dài thời hạn sử dụng…

Người tiêu dùng cũng tuyệt đối không mua và chế biến để ăn các loại thịt gia súc, gia cầm bị biến màu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc bị chết do ngập lụt, vì đây là môi trường có nguy cơ làm lan truyền dịch bệnh rất lớn. Tất cả các yếu tố trên, đều có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của người tiêu dùng khi sử dụng.

Đồng thời, người dân cũng có thể lựa chọn một số loại thực phẩm thay thế tạm thời trong thời gian ngắn khi phải ứng phó với điều kiện mưa gió như: cá khô, mắm, các loại thực phẩm đóng hộp có chất lượng của các nhà sản xuất có thương hiệu, có uy tín trên thị trường, sản phẩm vẫn còn nguyên nhãn mác, còn hạn sử dụng, bao bì, vỏ hộp không bị móp méo, hư hỏng. Cần hết sức tránh những loại thực phẩm đóng hộp nhưng lại bị ngâm lâu trong nước, trong bùn, bị hoen rỉ…

Ông Trương Thanh Tú, Trưởng phòng công tác Thanh tra, Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Cà Mau, cho biết: “Trên địa bàn tỉnh hiện nay có quá nhiều chợ tự phát, chợ “di động”, các nguồn cung thực phẩm đầu vào cũng hết sức đa dạng, trong khi lực lượng kiểm định viên thuộc lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm tại các địa phương khá mỏng. Do đó, việc thường xuyên phải tổ chức lấy mẫu để kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ rất khó khăn, ngoại trừ các chợ đầu mối, những hộ tiểu thương có giấy phép kinh doanh ổn định. Do vậy, khuyến cáo người tiêu dùng nên cẩn trọng trong việc lựa chọn thực phẩm cho bữa ăn của gia đình”.

Bác sĩ  Nguyễn Văn Đọc, Trưởng khoa phòng, chống bệnh truyền nhiễm - Kiểm dịch y tế Quốc tế - Ký sinh trùng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Cà Mau, khuyến cáo: “Để phòng, tránh dịch bệnh, người tiêu dùng cần thực hiện việc ăn chín, uống sôi; tuyệt đối không sử dụng các loại thực phẩm bị ngập nước, nảy mầm, nấm mốc; thịt gia súc, gia cầm bị chết do ngập lụt, bị nhiễm bệnh… Đối với trẻ nhỏ còn bú sữa mẹ thì người mẹ cần duy trì chế độ cho bé bú sữa. Trẻ nhỏ cần phải đảm bảo đủ số bữa ăn và chất lượng dinh dưỡng. Trường hợp trẻ đã biết ăn dặm, có thể lựa chọn các loại thực phẩm an toàn và phù hợp với điều kiện thể trạng của mỗi trẻ”.

Để có thể đảm bảo sức khoẻ trong giai đoạn mưa, bão người dân không nên chế biến thực phẩm trực tiếp trong điều kiện môi trường bị ngập lụt hoặc sử dụng nguồn nước ao đìa không đảm bảo vệ sinh để rửa, chế biến thức ăn. Cần chú ý khu vực nhà bếp và khu vực dự trữ thực phẩm phải tránh xa khu vực nhà vệ sinh; bảo quản kỹ không cho côn trùng và các loại động vật khác xâm nhập.

Phương Vũ

 

Tác hại của thuốc lá điện tử đến sức khoẻ

Khói thuốc lá chứa trên 4.000 hoá chất, trong đó có 43 hoá chất là nguyên nhân gây ung thư, nguy hiểm nhất là chất hắc ín, nicotine, chất gây nghiện… Ngoài ra, trong khói thuốc lá còn có nhiều chất kích thích khối u, kích thích gây viêm nhiễm đường hô hấp, gây tổn thương trong lòng mạch máu.

Không lơi là trước biến thể phụ của Omicron trong dịp Tết nguyên đán

Là một biến thể có khả năng lây lan nhanh, JN.1 là nguyên nhân gây gia tăng số ca mắc và tử vong tại một số nước, trong đó có khu vực Đông Nam Á.

COVID-19 chỉ còn là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm

(BL-NQ) Chiều 3/6, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 họp phiên thứ 20, dưới sự chủ trì của đồng chí Phạm Minh Chính - Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo.

​Liệu COVID-19 có bùng phát lớn sau 30/4, 1/5?

PGS-TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho biết, dù số ca mắc có gia tăng nhưng khả năng dịch bùng phát lớn, gây quá tải cho hệ thống y tế hay số ca tử vong tăng mạnh như đợt dịch ở TP. Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh phía Nam năm 2021 là khó xảy ra.

Bạc Liêu ghi nhận 4 trường hợp dương tính với vi-rút SARS-CoV-2

Theo thông tin từ Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh, trong 24 giờ qua (từ 6 giờ ngày 19/4 đến 6 giờ ngày 20/4/2023), trên địa bàn tỉnh có 4 trường hợp dương tính với vi-rút SARS-CoV-2.

BẠC LIÊU CHỦ ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19

Khoảng 9 giờ sáng ngày 15/4/2023, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Bạc Liêu (CDC) ghi nhận thông tin từ Trung tâm Y tế TP. Bạc Liêu có 2 trường hợp (là học sinh lớp 12 và lớp 5) sống cùng gia đình trên địa bàn Phường 5, có xét nghiệm test nhanh COVID-19 với kết quả dương tính (+).

Bí thư Tỉnh ủy - Lữ Văn Hùng: Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh từ xa, từ sớm

​* Từ ngày 17/4/2023, tất cả cán bộ, công chức, viên chức phải thực hiện việc đeo khẩu trang

Tăng cường công tác phòng, chống dịch dịp tết Nguyên đán và mùa lễ hội 2023

​Thủ tướng Chính phủ - Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch dịp tết Nguyên đán và mùa lễ hội 2023.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh: Phát hiện chùm ca nhiễm COVID-19

​* 1 trường hợp sơ sinh tử vong

Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo: Mở đợt cao điểm, đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc-xin phòng COVID-19

Ngày 21/6/2022, Phó Bí Thư Thường trực Tỉnh ủy - Lê Thị Ái Nam ký ban hành Công văn số 450 về việc tăng cường công tác tiêm vắc-xin phòng COVID-19 trên địa bàn tỉnh. Theo đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo cấp ủy, chính quyền các cấp tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm và có hiệu quả mục tiêu kép “vừa phòng chống dịch, bảo vệ sức khỏe cho Nhân dân; vừa phục hồi phát triển kinh tế”, không được chủ quan, lơ là.