ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 21-4-25 12:43:27
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ngành tư pháp Cà Mau với phương châm “vững kỷ cương, nghiêm kỷ luật”

Báo Cà Mau (CMO) Tiếp tục duy trì, giữ vững kỷ cương, kỷ luật, phát huy ý thức trách nhiệm, nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc, liêm chính với tinh thần phục vụ củng cố niềm tin cho người dân, doanh nghiệp vào sự lãnh đạo, quản lý, điều hành. Ðây là mục tiêu trọng tâm của ngành tư pháp tỉnh Cà Mau năm 2021.

Thực tế chỉ ra rằng, tình trạng cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức chưa thực hiện đúng các quy định về chức trách, nhiệm vụ vẫn diễn ra. Hiện tượng này không còn là lời cảnh báo mà đã được “chỉ mặt đặt tên” một cách rõ ràng tại Nghị quyết Trung ương 4 khoá XII về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Ðảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hoá trong nội bộ”. Ðã nhận diện một trong những biểu hiện suy thoái đáng báo động của cán bộ, đảng viên hiện nay là: "Không chấp hành nghiêm các nguyên tắc tổ chức của Ðảng; sa sút ý chí phấn đấu, không gương mẫu trong công tác; né tránh trách nhiệm, thiếu trách nhiệm, trung bình chủ nghĩa, làm việc qua loa, đại khái, kém hiệu quả; không còn ý thức hết lòng vì nước, vì dân, không làm tròn chức trách, nhiệm vụ được giao". Cùng với đó là những hành vi ứng xử phản văn hoá, trái đạo đức, thậm chí nhũng nhiễu, gây khó dễ trong thi hành công vụ đã gây những bức xúc trong xã hội.

Ðây là hệ luỵ của tình trạng buông lỏng kỷ cương hành chính.

Vậy, tại sao pháp luật của chúng ta ngày càng nhiều, mà kỷ cương lại ngày càng lỏng lẻo? Rõ ràng, chưa có một nghiên cứu để có thể trả lời chính xác câu hỏi này. Tuy nhiên, một hệ thống pháp luật sẽ rất khó được thực thi nếu chất lượng của các quy phạm thấp hoặc quy định những điều nằm ngoài khả năng tuân thủ của người dân, hoặc là quy định những điều nằm ngoài khả năng áp đặt việc tuân thủ của chính quyền.

Mặt khác, việc tuân thủ pháp luật của cán bộ còn có biểu hiện cái sai không dám nhận, tìm cách né tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho khách quan; không dũng cảm chấp nhận thiếu sót, không xin lỗi khi mắc sai lầm, khuyết điểm, ngại va chạm, thấy sai không dám đấu tranh… là biểu hiện thường gặp hiện nay. Ðây là nguyên nhân làm giảm sút lòng tin với dân, là lực cản của sự phát triển. Một khi kỷ cương lỏng lẻo thì bộ máy hành chính rệu rã, hiệu quả quản lý, điều hành không cao và cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, gây bức xúc xã hội.

Chỉ thị 26-CT/TTg ngày 5/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về “Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính Nhà nước các cấp” đã nêu rõ: “Nhiều công việc nêu trong các chương trình hành động, nghị quyết của Chính phủ, các quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, các văn bản chỉ đạo, điều hành khác chưa được triển khai đúng tiến độ, chưa bảo đảm chất lượng theo yêu cầu. Công tác kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chưa được quan tâm đúng mức, việc phát hiện vi phạm, xác định trách nhiệm và xử lý chưa kịp thời, chưa nghiêm’’.

Do vậy, siết chặt kỷ cương hành chính, kiên quyết sàng lọc, miễn nhiệm, thay thế, cho từ chức đối với cán bộ làm việc kém hiệu quả, không hoàn thành nhiệm vụ, yếu về năng lực, kém về phẩm chất đạo đức, tín nhiệm thấp mà không chờ hết nhiệm kỳ, hết tuổi công tác... là yêu cầu cấp bách, đòi hỏi mang tính tất yếu để làm cho bộ máy hành chính hoạt động hiệu quả nhất cũng là mong muốn của Nhân dân. Siết chặt kỷ cương, đây cũng là yêu cầu và mục tiêu được ngành tư pháp Cà Mau hướng tới năm 2021 để phát huy ý thức trách nhiệm; nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc của đội ngũ cán bộ trong toàn ngành.

Chuyên viên Trung tâm Dịch vụ Ðấu giá tài sản, Sở Tư pháp tỉnh Cà Mau hướng dẫn khách hàng mua hồ sơ tham gia đấu giá tài sản.

Muốn thiết lập trật tự kỷ cương, trước hết ngành tư pháp cần đổi mới hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) theo hướng đảm bảo mục tiêu hoàn thiện hệ thống văn bản QPPPL theo tinh thần cải cách thể chế, mỗi thể chế được ban hành phải là loại khuôn mẫu cho các hành vi được pháp luật điều chỉnh. Khuôn mẫu hành vi này có thể tạo ra sự hợp lý và hiệu quả, nhưng cũng có thể gây ra sự rối loạn và ách tắc nếu như quá trình xây dựng, ban hành văn bản QPPL chưa nhận diện được điều này để sáng tạo ra các QPPL vừa bảo đảm hiệu quả, vừa bảo đảm sự hài hoà và công lý. Tuy nhiên, xây dựng được một hệ thống các quy phạm pháp luật tốt mới chỉ là một nửa của vấn đề, một nửa còn lại chính là khả năng thực thi các QPPL đó.

Ðiều này cho thấy, ý thức chấp hành pháp luật của chúng ta nói chung còn rất hạn chế. Khi thiếu ý thức pháp luật thì gần như không thể xác lập được kỷ cương trong khi nguồn lực không đủ để bảo đảm việc phát hiện và xử lý vi phạm mọi lúc, mọi nơi. Như vậy, giáo dục ý thức pháp luật là cách làm quan trọng của việc bảo đảm kỷ cương, phải là công việc thường xuyên của nhà trường, các cơ quan truyền thông và các tổ chức xã hội. Ngoài ra, sự nêu gương của các cơ quan công quyền là rất quan trọng, thông qua việc chấp hành pháp luật một cách nghiêm chỉnh nhất trước khi đòi hỏi người dân phải làm như vậy. Ngoài ra, cũng cần phải được phân định rõ ràng thành 2 loại: loại làm chính sách, pháp luật và loại thực thi chính sách, pháp luật. Năng lực của các cơ quan này là khác nhau khi năng lực thực thi pháp luật là đòi hỏi bắt buộc đối với các cơ quan thực thi pháp luật phải có đủ cả năng lực tuân thủ (những quy phạm mà pháp luật áp đặt cho các cơ quan Nhà nước) và năng lực áp đặt sự tuân thủ. Một kế hoạch bài bản để xây dựng và nâng cao năng lực của các cơ quan thực thi pháp luật là rất cần thiết cho việc bảo đảm kỷ cương.

Vì vậy, mục tiêu hoàn thiện thể chế, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chấp hành pháp luật của ngành tư pháp trong năm 2021 cần được tập trung nghiên cứu. Xác định mục tiêu, định hướng và đổi mới tư duy tiếp cận, sáng tạo trong hoạt động này để duy trì, giữ vững kỷ cương, kỷ luật nền hành chính. Vai trò của ngành tư pháp phải là trung tâm, tác động trực tiếp đến xây dựng, hoàn thiện thể chế và đưa pháp luật vào cuộc sống./.

 

Phạm Quốc Sử (Phó giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Cà Mau)

Liên kết hữu ích

Duy trì kiểm tra tốc độ các tuyến trọng điểm

Ngay sau khi thực hiện chủ trương tinh gọn bộ máy của ngành công an (bỏ công an cấp huyện), công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông (ATGT) đứng trước yêu cầu mới. Theo đó, chủ công trong công tác này, lực lượng làm nhiệm vụ Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh, đã có những điều chỉnh phù hợp, nhằm không làm gián đoạn và ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý Nhà nước về lĩnh vực giao thông đường bộ.

UBND tỉnh lập tổ kiểm tra dịch vụ câu cá tại Vườn Quốc gia U Minh Hạ

Trước thông tin báo chí phản ánh về vấn đề thu, quản lý sử dụng kinh phí liên quan đến hoạt động dịch vụ câu cá giai đoạn 2023-2024 tại Vườn Quốc gia U Minh Hạ, Chủ tịch UBND tỉnh có Quyết định số 676/QĐ-UBND ngày 10/4/2025 thành lập Tổ kiểm tra về vấn đề báo chí nêu. Theo đó, buổi công bố Quyết định kiểm tra được diễn ra vào chiều 11/4, tham dự có Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử, cùng các thành viên của Tổ kiểm tra.

Giả gái lừa đảo, nhận 18 năm tù

Ngày 9/4, Tòa án Nhân dân tỉnh Cà Mau mở phiên xét xử sơ thẩm vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản đối với bị cáo Lâm Hoàng Ngân, sinh năm 1984, xã Sơn Tập, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Bằng thủ đoạn lập tài khoản Zalo giả gái, hứa hẹn cho quan hệ tình dục và nhiều chiêu trò gian dối khác để thao túng tâm lý, bị cáo Ngân đã lừa đảo chiếm đoạt tài sản gần 5,7 của bị hại là ông H, ngụ Phường 7, TP Cà Mau. Như trước đây, Báo Cà Mau online đã đưa tin, ngày 27/2, vụ án này đã phải tạm hoãn một phiên xét xử để điều tra bổ sung.

Minh bạch trong giám sát thi cử, sát hạch lái xe

Mô hình trên nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý đào tạo và sát hạch cấp giấy phép lái xe, giúp các đơn vị kiểm soát, định danh chính xác người dự thi, tránh tình trạng gian lận khi sát hạch lái xe và rút ngắn thời gian cũng như tiết kiệm nguồn nhân lực trong các kỳ thi.

Những chính sách nhân văn hỗ trợ người dân sau dịch Covid-19

Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và mọi mặt đời sống của người dân trên cả nước nói chung và người dân trên địa bàn tỉnh Cà Mau nói riêng, kinh tế bị tác động, người lao động và người sử dụng lao động gặp nhiều khó khăn.

Bồi thường hơn 11 triệu đồng do phun xăm không đạt yêu cầu

Ngày 2/4/2025, Toà án Nhân dân tỉnh Cà Mau xét xử phúc thẩm vụ án dân sự tranh chấp hợp đồng dịch vụ và yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do việc phun, xăm môi, chân mày không đạt yêu cầu của khách hàng.

Thảo luận Chương trình truyền thông về an toàn giao thông tại Cà Mau

Sáng 1/4, Ban An toàn giao thông (ATGT) tỉnh Cà Mau có buổi làm việc với đại diện Báo Pháp luật Việt Nam về việc phối hợp tổ chức Chương trình  truyền thông về ATGT tại tỉnh Cà Mau.

Tai nạn giao thông làm 2 người tử vong

Chiều nay (31/3), Trung tá Nguyễn Thanh Thủ, Trưởng công an xã Hoà Mỹ (huyện Cái Nước) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, làm 2 người chết tại chỗ (trong đó có người nghi đang mang thai).

Thay đổi tích cực trong văn hoá giao thông

Nghị định 168/2024/NÐ-CP ngày 26/12/2024 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông (ATGT) trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe (gọi tắt là Nghị định 168) đi vào cuộc sống, đã tạo nhiều chuyển biến tích cực trong nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông.

Ðừng để từ chủ nợ thành bị cáo

Cho vay tiền là một giao dịch dân sự phổ biến, theo thoả thuận giữa bên cho vay và bên vay. Tuy nhiên, trong thực tế, không phải một giao dịch dân sự vay, mượn tiền nào cũng có kết quả tốt đẹp. Ðã có nhiều trường hợp bên cho vay (chủ nợ) vì không thu hồi được nợ nên có những hành động không được pháp luật bảo vệ, từ đó kết quả nhận được là phải vướng vào vòng lao lý.