ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 27-4-25 13:01:59
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ngũ phúc lâm môn

Báo Cà Mau (CMO) Khác với mọi khi, hôm nay mọi người đến quán của chị Tám không phải để uống cà phê, chị mời đến dùng bữa cơm tất niên với gia đình. Vừa bước vào nhà, Bảy thợ hồ đã tranh thủ nịnh gia chủ: “Chà, năm nay bà Tám treo chữ Phúc to quá, lại có đèn chớp tắt đủ màu… nhìn đẹp thật”.

“Năm nào nhà bả không treo chữ Phúc này, ông "vuốt" lộ liễu quá Bảy ơi!”, Sáu thợ mộc đúng là khắc khẩu với Bảy thợ hồ. Song, sau khi “dìm” Bảy thợ hồ, Sáu thợ mộc lại thắc mắc: “Phúc là do mình tạo ra trong cách ăn ở, đối nhân xử thế mà năm nào đến Tết thì nhà bà mới treo chữ Phúc còn ngày thường thì lại cất đi. Sao lạ vậy Tám?”.

“Cái ông này, vậy cũng hỏi. Năm mới, ai cũng muốn mọi điều mới mẻ, tốt đẹp đến với mình, nên treo chữ Phúc trong nhà, hay dành tặng cho nhau khi Tết đến xuân về là thể hiện nguyện cầu thánh thần, tổ tiên ban cho sự hạnh phúc, cũng như Ngũ Phúc lâm môn “Phú - Quý  - Thọ - Khang - Ninh”. Nghĩa là: giàu, sang, sống lâu, sức khoẻ, tốt và bình an. Cái này không phải tôi suy diễn đâu nghen, nó có sự tích lưu truyền trong dân gian rồi trở thành tập tục ngày Tết. Không tin, ông hỏi chú Ba thử coi!”.

Biết chị Tám “bí” đường giải thích nên mới nhờ đến mình, chú Ba bốc xếp nhanh miệng: “Ðúng rồi, tục treo chữ Phúc là ảnh hưởng từ văn hoá Trung Hoa mà theo truyền thuyết bắt nguồn từ thời Minh Thái tổ Chu Nguyên Chương, vị hoàng đế khai quốc của triều nhà Minh. Thuở đó, các cô gái thuộc dòng danh gia vọng tộc đều được bó chân, nhưng Hiếu từ Cao Hoàng hậu (tên tục Mã Ngọc Hoàn) xuất thân là con nhà nghèo nên bàn chân rất to.

Trong dịp Tết, Chu Nguyên Chương cải trang đi thị sát dân tình. Ðến một trấn nhỏ ngoại thành, nhà vua nhìn thấy đám đông đang xúm lại, nói, cười huyên náo, chế nhạo về bức hoạ người con gái tay ôm quả dưa hấu, để lộ đôi bàn chân rất to. Nghĩ rằng, họ đang cười chê, biếm hoạ ác độc về bàn chân của Mã Hoàng hậu, nên khi trở về cung, vua đã phái mấy quan viên thân tín đến trấn đó, ghi vào sổ đen tên người vẽ tranh và những người đứng chế giễu bức tranh. Riêng những người không tham gia thì dán chữ Phúc trước nhà để phân biệt. Sau đó, Chu Nguyên Chương đã phái đại binh tiến về trấn kia, đập phá và cướp sạch của cải những nhà không có dán chữ Phúc. Từ đó về sau, cứ Tết đến xuân về, mọi người hay dán chữ Phúc lên cửa nhà mình, lâu dần trở thành tập tục”.

“Lâu nay thấy người treo chữ Phúc, cứ tưởng đó chỉ đơn thuần là sự nguyện cầu trong năm mới. Giờ nghe chú nói tôi mới biết có truyền thuyết ly kỳ đến thế. Ủa mà chú Ba, hình như bà Tám treo chữ Phúc bị ngược kìa”, Bảy thợ mộc có ý chế nhạo chị Tám không biết chữ Hán.

Chữ Phúc được treo trong nhà vào ngày Tết cầu mong mọi điều tốt lành.

“Con Tám nó không sai đâu Bảy ơi, treo chữ Phúc ngược cũng có nhiều giai thoại khác nhau”, thấy Bảy thợ hồ có vẻ hí hửng nên chú Năm xe ôm lên tiếng bênh vực chị Tám. Chạm ly với chú Ba và nốc cạn ly rượu tất niên, chú Năm chậm rãi giải thích:

Theo truyền thuyết, Mã Hoàng hậu vốn là người rất nhân từ, nên khi biết chuyện Chu Nguyên Chương cho dán chữ Phúc để phân biệt và trừng trị dân đen, bà đã kêu Thái giám nhanh chóng thông báo cho tất cả các nhà dân trong trấn kia phải dán một chữ Phúc trên cổng, trước lúc bình minh. Song, trong lúc vội vã lại không biết chữ nên không ít gia đình đã dán ngược chữ Phúc. Ngày hôm sau, phát hiện ra nhà nào cũng dán chữ Phúc. Ðiều này đã khiến Chu Nguyên Chương tức giận, lệnh cho cấm quân tịch thu hết tài sản và bắt giữ hết những nhà có dán chữ Phúc ngược.

 Một lần nữa, Mã Hoàng hậu lại nghĩ cách để cứu dân. Bà đến gặp nhà vua và tâu rằng, chữ Phúc dán ngược là “Phúc đảo” mà “đảo” là đồng âm với “đáo”. Những người trong trấn đó chắc biết hôm nay Hoàng thượng tới chơi, nên đã cố ý dán ngược chữ Phúc, tỏ ý là nhà có Phúc đến. Nghe Hoàng hậu phân tích có đạo lý nên vua lệnh cho thả người. Từ đó, hướng đến những điều tốt lành trong năm mới, người ta đã dán ngược chữ Phúc.

Tóm lại, trong tiếng Hán, chữ Phúc (Phước) mang đến nghĩa no đầy, hạnh phúc, may mắn. Dán ngược chữ Phúc cũng là sự mong muốn năm mới mang đầy đủ ý nghĩa là Phúc tới, dán ngược trước cửa nhà thì Phúc đáo tiền môn, treo thuận trong nhà là Phúc lâm môn.

“Bây giờ thì tôi đã hiểu hết ý nghĩa sâu xa của chữ Phúc đầu năm rồi. Ðể tôi điện thoại, kêu thằng Ðực chạy mua ngay mấy chữ Phúc về treo trong nhà”, Sáu thợ mộc sốt sắng.

“Ừ, ông kêu nó mua 6 chữ đi, chia đôi tôi 3 chữ còn ông 3 chữ. Mình không cầu Ngũ Phúc thì cũng mong muốn có Tam đa “Phúc - Lộc - Thọ” chớ. Vậy hé Sáu”, hiếm thấy khi nào mà Bảy thợ hồ lại thân mật với Sáu thợ mộc như lúc này. 

“Dạ xin mời tất cả nâng ly, chúc đoàn kết bữa tiệc tất niên và cầu mong mọi người, mọi nhà luôn đầy Phúc và thuận hoà trong năm mới”, anh Tám chủ nhà nâng cốc rồi bắt nhịp: “Nào, một, hai, ba… vô”./.

 

Mỹ Pha

Thi công lưới an toàn Việt Anh

Wonder English Center Chính Thức Khai Trương tại Cà Mau, Cam Kết Phát Triển Toàn Diện Theo Mô Hình "3 Gốc"

Cà Mau – Ngày 18/04/2025, lúc 9 giờ 30 phút, Trung tâm Anh ngữ Wonder (Wonder English Center) đã long trọng tổ chức Lễ Khai trương tại địa chỉ C3A, Khu Trung tâm Hành chính Chính trị (Nội khu Mường Thanh), Phường 9, TP. Cà Mau. Sự kiện đánh dấu bước chân chính thức của Wonder vào lĩnh vực giáo dục tại địa phương, mang theo tâm huyết kiến tạo một môi trường học tập không chỉ chuyên sâu về ngoại ngữ mà còn hướng đến sự phát triển con người toàn diện.

Bàn giao nhà “Nghĩa tình Cựu chiến binh”

Trong sinh khí nô nức thi đua của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân lập thành tích cao nhất kỷ niệm 50 năm ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), chiều ngày 22/4, Hội Cựu chiến binh (CCB) tỉnh tổ chức lễ bàn giao nhà “Nghĩa tình Cựu chiến binh” thay lời tri ân và nêu cao tinh thần tương thân, tương ái, uống nước nhớ nguồn, một nghĩa cử cao đẹp của dân tộc ta.

Xuôi dòng Gành Hào

Sông Gành Hào bắt nguồn từ trung tâm TP Cà Mau tại ngã ba sông với kênh Quản lộ Phụng Hiệp và Tắc Thủ (còn gọi là ngã ba Chùa Bà). Ðây là con sông dài, ngoằn ngoèo, có nhiều chi lưu, qua nhiều địa phương và một mạch chảy ra biển Ðông.

Xung kích, tình nguyện giúp dân xoá nhà tạm

Qua rà soát, trên địa bàn huyện Cái Nước có tổng số 363 hộ gia đình được thụ hưởng nhà ở theo Chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát (Chương trình), trong đó có 275 căn xây mới và số còn lại hỗ trợ sửa chữa. Ðoàn bộ và tuổi trẻ huyện đã tích cực góp sức đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà ở nhằm giúp hộ nghèo, cận nghèo nhanh chóng có nơi ăn chốn ở ổn định, an tâm lao động sản xuất, vươn lên trong cuộc sống.

“Bữa sáng 0 đồng” ấm tình giáo xứ

Người lao động nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn tại xã Tắc Vân (TP Cà Mau) như được tiếp sức cho một ngày làm việc cực nhọc với bữa ăn sáng ngon miệng do Giáo xứ Tắc Vân phục vụ.

Nuôi dưỡng tình yêu tri thức qua trang sách

Nhằm khơi dậy niềm say mê đọc sách và tạo điều kiện để học sinh tiểu học được tiếp cận tri thức từ sớm, ngành giáo dục huyện Cái Nước đã và đang tích cực đẩy mạnh công tác xã hội hoá thư viện học đường. Những tủ sách thân thiện, với số lượng đầu sách phong phú, sinh động, không chỉ mang lại niềm vui trong học tập mà còn mở ra thế giới tưởng tượng kỳ diệu, nuôi dưỡng tình yêu tri thức trong tâm hồn trẻ nhỏ.

Không để bệnh dại bùng phát diện rộng

Thông tin từ UBND xã Ðất Mới, huyện Năm Căn, vào ngày 7/4, trên địa bàn ấp Ông Chừng xảy ra trường hợp bị chó cắn và cho kết quả dương tính với bệnh dại. Hiện nay, ngành chức năng huyện tập trung triển khai thực hiện các bước phòng, chống dịch theo quy định, không để bệnh dại bùng phát trên diện rộng.

Thành phố Cà Mau hoàn thành xoá nhà tạm

Phong trào thi đua “Cả nước chung tay xoá nhà tạm, nhà dột nát” do Thủ tướng Chính phủ phát động là chủ trương lớn, nhằm thực hiện tốt công tác an sinh xã hội để không ai bị bỏ lại phía sau. Thực hiện phong trào thi đua, cùng với các địa phương trong tỉnh, TP Cà Mau xác định quyết tâm cao, triển khai đồng bộ các giải pháp, huy động các nguồn lực từ cộng đồng để hỗ trợ những người còn khó khăn về nhà ở.

Bàn giao cầu "Nghĩa tình quân dân 14"

Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày GIải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, từ ngày 19-20/4, Hội Cựu chiến binh (CCB) tỉnh tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa.

Tiếp nối truyền thống tự hào Đài Tiếng nói Nam Bộ Kháng chiến

Tri ân vùng đất từng cưu mang, đùm bọc Đài Tiếng nói Nam Bộ Kháng chiến và chia sẻ với những hoàn cảnh còn khó khăn của các gia đình chính sách, hộ nghèo, các em học sinh vượt khó tại địa phương, đồng thời hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, 80 năm ngày thành lập Đài Tiếng nói Việt Nam (7/9/1945-7/9/2025), Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) khu vực đồng bằng sông Cửu Long phối hợp cùng UBND huyện Thới Bình tổ chức các hoạt động về nguồn, tặng quà, khám bệnh cấp phát thuốc miễn phí cho đối tượng khó khăn tại xã Tân Bằng, huyện Thới Bình.