ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 6-12-23 01:34:30

Nguy cơ bệnh truyền nhiễm tăng cao

Báo Cà Mau (CMO) Theo nhận định của ngành y tế tỉnh, dịch bệnh tay chân miệng (TCM) vẫn đang tiếp tục tăng nhanh và có thể kéo dài thêm 3-4 tháng nữa mới có thể lắng xuống. Ðặc biệt, thời gian học sinh quay lại trường sẽ trùng với đỉnh dịch thứ 2 của bệnh TCM nên cần tăng cường kiểm soát, phòng tránh dịch lây lan. Cùng với đó, các bệnh truyền nhiễm khác như thuỷ đậu, cúm, sởi, Covid-19... cũng có nguy cơ bùng phát trong mùa tựu trường. Trẻ có bệnh lý nền là đối tượng dễ gặp biến chứng khi mắc các bệnh truyền nhiễm.

Theo ghi nhận từ Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau, trong 7 tháng đầu năm nay, số ca mắc bệnh TCM tăng so với cùng kỳ, chỉ tháng 6 và tháng 7 đã tăng 200%. Tổng 7 tháng, bệnh viện đã điều trị 457 ca TCM, 211 ca sốt xuất huyết (SXH); riêng bệnh tiêu chảy 100 ca/tháng. Bệnh TCM tuy không có trường hợp nặng dẫn đến tử vong nhưng đã có 12 ca nặng tháng 6 và 7, tỷ lệ nặng tăng nhiều hơn so với mọi năm. Bệnh SXH đang có chiều hướng gia tăng, bệnh tiêu chảy cũng tăng nhẹ và đang trong giai đoạn phải quan sát nhiều.

Ðiều nguy hiểm hơn cả là năm nay bệnh TCM không có những dấu hiệu nhận biết rõ như trước đây. Bệnh ẩn nên phụ huynh khó phát hiện và đưa trẻ đến bệnh viện sớm để điều trị kịp thời.

Một trường hợp trẻ nhập viện điều trị khá lâu vì phụ huynh phát hiện bệnh trễ.

Bác sĩ CKI Bùi Kim Ðắng, Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau, chia sẻ: “Tình hình bệnh TCM năm nay khó khăn nhất với nhân viên y tế là tuýp nặng nhiều, biểu hiện lâm sàng không rõ ràng, bác sĩ chuyên khoa khám mới nhận định ra. Có những bé vào bệnh viện không hồng ban, cũng không bị loét, nhìn thật kỹ mới có. Chúng tôi còn phải làm nhiều xét nghiệm loại trừ mới có thể chẩn đoán được. Từ đó, trong quá trình điều trị gặp nhiều khó khăn”.

Nhiều phụ huynh lo lắng khi các dấu hiệu bệnh ở con mình không rõ ràng. Hầu hết đều tự theo dõi 1-2 ngày thay vì đưa trẻ đến bệnh viện cho các bác sĩ chuyên khoa chẩn trị. Chị Nguyễn Kim Trọng, Khóm 2, phường Tân Xuyên, TP Cà Mau, cho biết: “Khi mới phát bệnh, bé sốt 38 độ, tôi lau mát và cho bé uống thuốc thì giảm. Qua hôm sau, bé bị lại. Qua thêm một ngày, chân tay bé nổi đốm mọng nước và nổi đầy mặt, tôi mới đưa bé vào bệnh viện. Bé không có nhiều dấu hiệu nhận biết bệnh như sách báo hay các khuyến cáo y tế tuyên truyền nên không thể nhận ra bệnh ngay”.

"Con tôi đang ở độ tuổi mẫu giáo cũng là lứa tuổi dễ mắc TCM và SXH nhất. Tôi vẫn tuân thủ những lời khuyên vệ sinh cá nhân cho bé thật tốt, nhưng ở trường đông học sinh quá, nguy cơ bệnh dễ lây lan khi có trẻ mắc. Thời điểm nhập học này tôi khá lo lắng", chị Trần Bảo Trâm, Khóm 1, Phường 2, TP Cà Mau, bày tỏ.

Thời điểm này, dịch SXH và TCM cũng như những bệnh truyền nhiễm đang bùng phát, do đó, phụ huynh cần chú ý thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng bệnh cho trẻ theo khuyến cáo của Bộ Y tế như: phòng tránh muỗi đốt bằng cách cho trẻ ngủ mùng, mặc quần áo dài tay; rửa tay bằng xà phòng, giữ vệ sinh cá nhân... Khi thấy trẻ xuất hiện các dấu hiệu bất thường nên đưa trẻ tới ngay cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời thay vì chờ đợi theo dõi dễ dẫn đến những biến chứng tai hại.

 Sốt xuất huyết cũng đang gia tăng khiến các bác sĩ phải thăm khám liên tục để có biện pháp điều trị cho các bệnh nhi,

Bác sĩ Bùi Kim Ðắng cho lời khuyên: "Bệnh TCM là bệnh truyền nhiễm do vi trùng đường ruột gây ra. Những trẻ mắc bệnh thường có triệu chứng sốt, loét miệng hay nổi hồng ban, bóng nước tay chân, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa khám sớm để điều trị kịp thời. Thời điểm tựu trường sắp đến, dự đoán tình hình cả nước là bệnh TCM sẽ tăng từ 1-2 tuần sau nhập học. Bệnh TCM thường gặp ở những trẻ tầm 5 tuổi, tức là nhóm trẻ đi mẫu giáo. Ðây là nhóm trẻ lây lan nhanh và tập trung đông đúc nên càng lây diện rộng. Trước khi trẻ vào lớp, các giáo viên nên vệ sinh tay cho trẻ, người chăm sóc trẻ cũng phải vệ sinh tay. Trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh cần rửa tay bằng nước rửa tay diệt khuẩn. Ngoài vệ sinh cá nhân cũng phải vệ sinh đồ chơi, vật dụng trong phòng trẻ học. Lau sàn nhà bằng nước sát khuẩn thông thường và xà phòng”.

“Mùa này cũng là mùa bệnh SXH đang tăng. Nếu phát hiện trẻ sốt cao liên tục nên đưa đến cơ sở y tế khám sớm nhất. Bệnh SXH dễ chuyển biến nặng nên cha mẹ không nên chủ quan. Ðặc biệt, tuy năm nay dịch bệnh đến trễ hơn những năm trước nhưng nguy cơ phát bệnh sẽ cao", Bác sĩ Bùi Kim Ðắng khuyến cáo./.

 

Lam Khánh

 

Bệnh tay chân miệng gia tăng

Những ngày gần đây, bệnh tay chân miệng (TCM) ở trẻ trên địa bàn huyện Ðầm Dơi đang diễn biến hết sức phức tạp. Theo thống kê của Trung tâm Y tế huyện, từ đầu năm đến ngày 24/11, toàn huyện xảy ra hơn 500 trường hợp mắc TCM, tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ năm 2022. Riêng từ trung tuần tháng 10 đến nay, xảy ra hơn 250 trường hợp, tập trung nhiều ở các xã: Ngọc Chánh, Tân Trung, Trần Phán và Nguyễn Huân.

Cỏ Mỹ - ma dược có thể giết người

Cỏ Mỹ là dạng ma tuý, đang được rao bán công khai trên các trang mạng xã hội, mức độ mà nó gây nguy hiểm cho sức khoẻ và tinh thần của người sử dụng là đáng báo động.

Các dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đột quỵ

Thông thường căn bệnh đột quỵ sẽ có những dấu hiệu dự báo trước khoảng 1 tuần, trước khi xảy ra. Việc nhận biết được các dấu hiệu này có thể sẽ giúp cho chính người bệnh hoặc cho người thân có các biện pháp phòng ngừa một cách hiệu quả, tránh được nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng.

Tăng giá dịch vụ khám bảo hiểm y tế từ ngày 17/11/2023

Thông tư 22/2023/TT-BYT ngày 17/11/2023 của Bộ Y tế quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh BHYT giữa các bệnh viện cùng hạng trong toàn quốc và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế trong một số trường hợp.

Bệnh nhân yên tâm xạ trị tại tỉnh

Khoa Ung bướu, Bệnh viện Ða khoa tỉnh Cà Mau hiện có 55 giường nội trú, 1 phòng khám chuyên khoa ung bướu, phẫu trị, hoá trị, xạ trị, chăm sóc giảm nhẹ, đáp ứng nhu cầu khám, điều trị của bệnh nhân.

Ban Liên lạc đồng hương tặng xe cứu thương cho Cà Mau

Chiều 18/11, Ban Liên lạc đồng hương Bạc Liêu - Cà Mau tại TP Hồ Chí Minh tổ chức lễ trao tặng xe cứu thương cho Sở Y tế tỉnh Cà Mau. Đơn vị tiếp nhận là Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh.

Cảnh giác với bệnh tay - chân - miệng nặng

Tại tỉnh Cà Mau đã xuất hiện chủng vi rút Enterovirus 71 (EV71), là chủng gây bệnh tay - chân - miệng (TCM) nặng, nguy cơ tử vong rất cao. Gần đây, số ca mắc bệnh TCM liên tục tăng và số ca bệnh nặng nhập viện điều trị cũng tăng.

Bệnh viện phập phồng lo thiếu máu

Từ đầu năm đến nay, tình trạng thiếu máu phục vụ công tác điều trị bệnh diễn ra tại các tỉnh, thành phố khu vực ÐBSCL, trong đó có Cà Mau. Bộ Y tế liên tiếp có 4 văn bản hướng dẫn, chỉ đạo, phối hợp các đơn vị liên quan để giải quyết tình trạng này nhưng vẫn chưa khả quan. Nguyên nhân chính không phải là nguồn máu hiến bị thiếu mà là công tác mua sắm vật tư, túi máu, sinh phẩm xét nghiệm sàng lọc máu của Bệnh viện Huyết học - Truyền máu Cần Thơ chưa đảm bảo để bệnh viện tiếp nhận và cung cấp máu đáp ứng nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh cho các bệnh viện lân cận.

Chủ động phòng chống dịch cúm gia cầm

Theo nhận định của Bộ Y tế, trong điều kiện giao lưu thương mại ngày càng rộng mở giữa Việt Nam và các nước trên thế giới, nguy cơ cúm gia cầm có thể xâm nhập vào nước ta và lây nhiễm sang người là rất lớn, đặc biệt là các tỉnh có đường biên giới với các quốc gia đang có dịch.

Bệnh cao huyết áp và tiểu đường làm tăng nguy cơ đột quỵ

Đột quỵ (hay còn được gọi là tai biến mạch máu não) chính là tình trạng của não bộ khi đã bị tổn thương nghiêm trọng do quá trình cấp máu lên não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể khiến cho não bộ bị thiếu oxy, không đủ dinh dưỡng để nuôi các tế bào.