ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 22-10-24 20:26:18
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Những giải pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thuỷ

Báo Cà Mau “Tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát giao thông đường thuỷ, xử lý nghiêm các bến khách ngang sông hoạt động không phép. Nơi nào để xảy ra tình trạng phương tiện đưa rước khách không đảm bảo an toàn, chở quá số người quy định… thì người đứng đầu địa phương đó sẽ bị xử lý trách nhiệm”.

“Tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát giao thông đường thuỷ, xử lý nghiêm các bến khách ngang sông hoạt động không phép. Nơi nào để xảy ra tình trạng phương tiện đưa rước khách không đảm bảo an toàn, chở quá số người quy định… thì người đứng đầu địa phương đó sẽ bị xử lý trách nhiệm”. Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban An toàn giao thông (ATGT) tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải, tại Hội nghị sơ kết công tác đảm bảo trật tự ATGT 7 tháng năm 2015.

Hiện nay, tuy đường thuỷ nội địa (TNÐ) không còn là tuyến giao thông chủ yếu ở Cà Mau, nhưng phát triển vận tải bằng đường thuỷ đang được ngành giao thông vận tải khuyến khích để giảm tải giao thông đường bộ. Trên địa bàn tỉnh có 57 tuyến đường thuỷ đan xen, tổng chiều dài trên 1.160 km.

Cần sớm phân cấp kỹ thuật

Theo quy định của Luật Giao thông đường TNÐ, các tuyến sông, kinh có khả năng khai thác vận tải phải được phân cấp quản lý và phân cấp kỹ thuật (PCKT), nhằm tăng cường công tác quản lý, quy hoạch, cải tạo, nâng cấp và khai thác đường TNÐ, thiết kế xây dựng các công trình có liên quan và tổ chức khai thác vận tải đường thuỷ.

Cần tăng cường kiểm tra xử lý tải trọng phương tiện vận tải đường thuỷ.

PCKT đường TNÐ là dựa theo yếu tố tự nhiên của sông, kinh để đo đạc kích thước đường thuỷ, kích thước âu nhỏ nhất, khẩu độ khoang thông thuyền, chiều cao tĩnh không… để phân từ cấp 1 đến cấp 6 và cấp đặc biệt (theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5664:2009 của Bộ Khoa học và Công nghệ), lúc đó việc quản lý sẽ hệ thống và chặt chẽ hơn.

Bên cạnh đó, khi đã được PCKT, xác định luồng và hành lang bảo vệ luồng thì mọi hoạt động nơi hành lang như: chợ trên sông, làng nghề, họp chợ… nếu xét thấy ít tác động trật tự ATGT thì cấp có thẩm quyền sẽ xem xét giải quyết.

Hệ thống đường thuỷ ở Cà Mau có 57 tuyến, trong đó 12 tuyến do Trung ương quản lý đều đã được PCKT. Riêng 12 tuyến do tỉnh quản lý và 33 tuyến do huyện quản lý chưa được PCKT, nên thời gian qua không ít địa phương lúng túng trong việc phân luồng giao thông, cũng như cho ý kiến xây dựng công trình vượt sông, cắm mốc chỉ giới bảo vệ hành lang, công bố cảng, bến TNÐ…

Siết chặt hoạt động phương tiện TNĐ

Tuy có giảm, nhưng toàn tỉnh cũng còn khoảng 70.000 phương tiện TNÐ. Từ đầu năm đến nay, ngành chức năng đã đăng kiểm được gần 1.500 lượt phương tiện, nâng tổng số phương tiện đã được đăng kiểm lên 56.346 lượt.

Việc đăng kiểm phương tiện TNÐ chậm một phần là do điều kiện của người dân vùng nông thôn, việc đưa phương tiện đi đăng kiểm mất thời gian, tốn kém chi phí…, nhưng khách quan là do quy định của Bộ Giao thông vận tải (Thông tư 06/2013/TT-BGTVT), phương tiện TNÐ được đăng kiểm phải đáp ứng theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu làm bằng chất dẻo cốt sợi thuỷ tinh. Theo đó, đối với vỏ composite, bắt buộc phải có hồ sơ gốc (bảng thiết kế kỹ thuật) thì mới đủ điều kiện để đăng kiểm. Trong khi đó, hầu hết vỏ bằng chất liệu composite ở Cà Mau chủ yếu dựa theo hình mẫu dân gian trước đây và sản xuất đại trà.

“Hiện nay, đường thuỷ giảm bớt áp lực giao thông do số lượng phương tiện tham gia giảm mạnh. Tuy nhiên, hạ tầng giao thông thuỷ vẫn chưa được đầu tư đúng mức, trong khi ý thức của một bộ phận người tham gia giao thông còn rất kém. Tai nạn giao thông những năm gần đây tuy có giảm nhưng không vì thế mà chúng ta chủ quan, bởi tai nạn giao thông thuỷ xảy ra thường có chết người (chủ yếu do ngạt nước)”, ông Nguyễn Thanh Bằng, Chánh Văn phòng Ban ATGT tỉnh Cà Mau, nhận định.

Theo ông Lê Trung Thái, Phó Giám đốc Trung tâm Ðăng kiểm và Cảng vụ thuộc Sở Giao thông vận tải tỉnh Cà Mau, để tháo gỡ vấn đề này, hiện trung tâm đang tổng hợp số lượng phương tiện TNÐ chưa đăng kiểm và báo cáo về Phòng Quản lý tàu sông (thuộc Cục Ðăng kiểm Việt Nam), xin được đăng kiểm theo quy định cũ đối với các phương tiện sản xuất trước năm 2015. Còn những phương tiện sản xuất từ năm 2015 về sau phải thực hiện theo quy định Thông tư 06/2013/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải.

Bên cạnh đó, đào tạo sát hạch cấp chứng chỉ chuyên môn cũng được cải cách thuận lợi hơn cho người dân. Ðào tạo sát hạch được tập trung đến tận xã, nhưng nhiều lớp không đủ điều kiện để tổ chức do số lượng người tham gia quá ít. Cho nên, ngoài việc tháo gỡ khó khăn về đăng kiểm phương tiện TNÐ, các lực lượng làm nhiệm vụ cần tăng cường tuần tra kiểm soát và xử phạt nghiêm minh để răn đe, người dân sẽ ý thức hơn và tự giác tham gia đào tạo sát hạch để được cấp chứng chỉ chuyên môn.

Nâng cao vai trò quản lý Nhà nước về lĩnh vực giao thông đường thuỷ ở địa phương; đẩy mạnh vận động xây dựng phong trào “Văn hoá giao thông với bình yên sông nước”; tăng cường xử lý vi phạm trật tự ATGT, xử lý trách nhiệm người đứng đầu địa phương phức tạp giao thông… là những biện pháp cần được thực hiện. Làm được những điều này, trật tự ATGT đường thuỷ mới thật sự ổn định lâu dài./.

Bài và ảnh: Mỹ Pha

Tra cứu phạt nguội trước khi đăng kiểm xe cơ giới

Theo Thông tư 30/2023/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải, các phương tiện bị “phạt nguội” (vi phạm giao thông qua hệ thống camera giám sát) chưa thực hiện việc chấp hành xử phạt vi phạm hành chính sẽ không được cấp giấy chứng nhận đăng kiểm. Ðây là một trong những giải pháp nhằm đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ của các chủ phương tiện trước khi đăng kiểm xe. Tuy nhiên, nhiều chủ phương tiện vẫn chưa nắm rõ quy định này, khi đến hạn đăng kiểm, bị từ chối thì mới vỡ lẽ mình vi phạm.

Cao điểm xử lý học sinh vi phạm Luật Giao thông đường bộ

Thực hiện tháng cao điểm xử lý vi phạm giao thông (VPGT) đối với học sinh của Cục Cảnh sát giao thông, trong những ngày vừa qua, lực lượng làm nhiệm vụ trên địa bàn tỉnh đã và đang tăng cường nhiều biện pháp quyết liệt xử lý vi phạm đối với đối tượng học sinh tại các điểm trường.

Biển chỉ dẫn giao thông gây… mất an toàn

Ðó là biển chỉ dẫn trước cổng Trường Tiểu học Ðông Hưng 2, ấp Giá Ngự, xã Ðông Hưng.

Siết chặt quản lý vận tải đường bộ

Hiện nay, tổng số xe thuộc các đơn vị đăng ký kinh doanh hoạt động vận chuyển hành khách và hàng hoá trên địa bàn tỉnh là hơn 3.100 xe, gồm xe buýt, xe tuyến cố định, xe taxi, xe hợp đồng, xe trung chuyển và xe tải, xe công-ten-nơ, xe đầu kéo.

Phát động học sinh, sinh viên nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về an toàn giao thông

Sáng 5/10, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Uỷ ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia, Công ty Honda Việt Nam tổ chức lễ phát động trực tuyến với các tỉnh, thành trên cả nước về việc học sinh, sinh viên nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về an toàn giao thông, năm học 2024-2025. Điểm cầu tỉnh Cà Mau được đặt tại Trường THPT Cái Nước (thị trấn Cái Nước, huyện Cái Nước).

Dừng, đỗ xe cần đúng luật và văn minh

Hiện nay, tại các khu vực nội thị TP Cà Mau, các loại phương tiện giao thông đang có xu hướng tăng nhanh, nhất là đối với xe ô tô. Ðiều này đang tạo áp lực lên hạ tầng giao thông, cùng với đó là nhiều vấn đề phát sinh. Trong đó, chuyện đậu, đỗ xe nơi công cộng đã và đang là đề tài nóng, bởi có nhiều chuyện đáng bàn đằng sau vấn đề này.

Nguy cơ tai nạn từ việc phơi lúa trên lộ

Hiện nay đang vào cao điểm thu hoạch lúa hè thu, nhiều nơi người dân đem lúa ra lộ nhựa phơi, gây mất an toàn giao thông.

Biện pháp xử phạt vừa răn đe, vừa nhân văn

Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ vừa được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày 1/1/2025. Trong đó, quy định về điểm và trừ điểm đối với giấy phép lái xe (GPLX) đang được dư luận quan tâm, nhất là đối tượng tài xế trong lĩnh vực vận chuyển hành khách, hàng hoá, bởi đây là biện pháp vừa mang tính răn đe, vừa mang yếu tố nhân văn, tạo điều kiện để người hành nghề tài xế không mất việc khi vô tình vi phạm các lỗi về trật tự, an toàn giao thông (TTATGT).

Cấp thiết nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh

Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh trên địa bàn tỉnh Cà Mau là tuyến đường độc đạo, huyết mạch, từ TP Cà Mau về các huyện: Cái Nước, Năm Căn, Phú Tân, Ngọc Hiển. Ðây là tuyến đường mở ra cơ hội phát triển kinh tế, cơ hội thu hút đầu tư các dự án trọng điểm, như: Khu Kinh tế Năm Căn, Cảng Năm Căn, Cảng tổng hợp Hòn Khoai; phát huy tiềm năng và lợi thế Khu Du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau... Tuy nhiên, trong thời gian rất dài đã qua, bên cạnh thực trạng nhỏ, hẹp, chỉ có 2 làn xe thì tình trạng cứ mưa là xuống cấp nhanh chóng, triều cường là ngập, ảnh hưởng rất lớn đến định hướng phát triển của tỉnh.

Hiểm hoạ từ phớt lờ quy định đội mũ bảo hiểm

Hiện nay, việc chấp hành quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm (MBH) khi đi mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp điện tuy đã có nhiều chuyển biến tích cực, song, vẫn còn một số đối tượng vi phạm hoặc chấp hành theo kiểu đối phó. Trong khi đó, không đội MBH hoặc đội MBH không đúng quy cách là một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông (TNGT) thương tâm.