ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 15-4-25 10:58:19
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Phát huy di sản của Ðại Danh y Lê Hữu Trác

Báo Cà Mau Ðược coi là ông Tổ của ngành Y học cổ truyền Việt Nam, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác không chỉ đặt nền móng vững chắc cho y học cổ truyền nước nhà, mà còn lan toả những giá trị nhân văn sâu sắc. Cùng với ngành y cả nước, thế hệ trẻ ngành y Cà Mau luôn ra sức học tập, phát huy di sản của Ðại Danh y Lê Hữu Trác, góp phần nâng cao y đức, thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ Nhân dân.

Tại Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau, tượng cụ Hải Thượng Lãn Ông được đặt trang trọng ngay cổng chính, tượng được xây dựng vào năm 2000. Ðây cũng là nơi duy nhất trên địa bàn tỉnh đặt tượng Ðại Danh y. Hiện thân của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác mang một ý nghĩa sâu sắc, tôn vinh truyền thống cao cả của ngành y, với những giá trị nhân văn, đức hy sinh, lòng tận tuỵ và trách nhiệm đối với sức khoẻ cộng đồng. “Hình ảnh của Cụ còn là biểu tượng sống động của một người thầy, người lái đò tận tuỵ, luôn đặt lợi ích của bệnh nhân lên hàng đầu, qua đó khơi nguồn cảm hứng và động lực cho các thế hệ cán bộ và sinh viên trong công tác, học tập, nghiên cứu, cũng như chăm sóc sức khoẻ cộng đồng”, thầy Huỳnh Ngọc Linh, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế, chia sẻ.

Sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau dâng hương tưởng niệm Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.

Sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau dâng hương tưởng niệm Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.

Theo ghi chép lịch sử, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (còn có tên là Lê Hữu Huân) sinh năm Giáp Thìn 1724, tại làng Liêu Xá, huyện Ðường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương (nay là xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên). Thuở nhỏ, Ðại Danh y Lê Hữu Trác nổi tiếng học giỏi, năm 16 tuổi thân phụ qua đời nên ông phải rời kinh thành về quê chịu tang cha và trông nom gia đình. Tại quê nhà, Lê Hữu Trác chăm lo đèn sách để tiến thân bằng khoa cử, nhưng chỉ thi đến bậc Sinh đồ rồi nghỉ.

Năm 1746, sau khi người anh cả mất, ông Lê Hữu Trác xin rời khỏi quân ngũ để chăm mẹ già và các cháu nhỏ mồ côi ở thôn Bàu Thượng, xã Tình Diệm (nay là xã Quang Diệm, Hương Sơn). Do đau yếu triền miên, Lê Hữu Trác đến nhà thầy thuốc Trần Ðộc ở Thành Sơn chữa bệnh. Trong dịp này, ông được đọc sách “Phùng Thị cẩm nang” của Phùng Triệu Trương - danh y dưới triều nhà Thanh (Trung Hoa). Qua bàn luận, nhận thấy Lê Hữu Trác là người am hiểu lý luận âm dương của nghề thuốc, thầy Trần Ðộc đã truyền dạy nghề thuốc cho ông. Từ đó, Lê Hữu Trác chuyên tâm học nghề làm thuốc, chữa bệnh cứu người.

Năm 1782, tiếng tăm Thầy thuốc Hải Thượng Lãn Ông đã truyền tới kinh thành, chúa Trịnh triệu Lê Hữu Trác về kinh để chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán và chúa Trịnh Sâm. Tuy nhiên, do bệnh tình của chúa và thế tử đều đã rất nặng nên ông không chắc chắn là chữa khỏi được. Vì vậy, Lê Hữu Trác đã tìm mọi cách để cáo lui, về quê. Trong chuyến đi này, Lê Hữu Trác đã viết cuốn “Thượng kinh ký sự”. Trở về quê mẹ, Lê Hữu Trác tiếp tục hành nghề thuốc, biên soạn và hoàn thiện bộ sách “Lãn Ông tâm lĩnh”. Ông mất vào ngày Rằm tháng Giêng năm Tân Hợi (1791).

Sau khi Ðại Danh y qua đời, các bài thuốc và sách của ông đều được lưu truyền, sử dụng rộng rãi; các di sản y học, văn học, y đức của ông được nhiều thế hệ học trò, các nhà nghiên cứu đánh giá rất cao và học tập, noi theo. Với những công lao, cống hiến to lớn đối với nền y học Việt Nam và thế giới, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO) vinh danh là Danh nhân Văn hoá thế giới.

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam, thế hệ thầy và trò Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau đã và đang triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa. Trong đó, hoạt động ý nghĩa hơn hết, chính là phối hợp cùng với Sở Y tế, Hội Ðông y tỉnh tổ chức lễ dâng hương trang trọng tượng Cụ Hải Thượng Lãn Ông, qua đó khơi gợi niềm tự hào và trách nhiệm của thế hệ trẻ. Thầy Huỳnh Ngọc Linh tự hào: “Tượng Cụ Hải Thượng Lãn Ông không chỉ là một công trình nghệ thuật mà còn là “trường học” về đạo đức nghề nghiệp. Mỗi khi sinh viên và cán bộ đến trường, hình ảnh của Cụ luôn nhắc nhở chúng ta về sứ mệnh cao cả của nghề y - đó là sự tận tâm, lòng nhân hậu và đức hy sinh vì cộng đồng. Tượng góp phần định hình tâm hồn, nuôi dưỡng truyền thống đạo đức và tạo động lực để mỗi cá nhân không ngừng phấn đấu, nỗ lực vì một nền y tế nhân văn, tiên tiến”.

Hằng năm, mỗi dịp lễ kỹ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam, thế hệ ngành y tỉnh nhà lại tụ họp về trường CĐYT Cà Mau làm lễ dâng hương cụ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác và báo công những kết quả thành tựu mà ngành y tế tỉnh đạt được trong năm qua.

Hằng năm, mỗi dịp lễ kỹ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam, thế hệ ngành y tỉnh nhà lại tụ họp về trường CĐYT Cà Mau làm lễ dâng hương cụ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác và báo công những kết quả thành tựu mà ngành y tế tỉnh đạt được trong năm qua.

Là sinh viên năm thứ 2 ngành Ðiều dưỡng, em Lê Thị Ngọc Huỳnh bày tỏ quyết tâm: “Em cũng có anh chị trong gia đình theo ngành y, bản thân em lại muốn được chăm sóc cho người già, người bệnh, nên từ nhỏ đã có ước mơ trở thành điều dưỡng. Qua 2 năm học tập tại trường, ngoài tiếp thu những kiến thức về y học, chúng em còn được thấm nhuần đạo đức y học, trong đó có học tập và phát huy truyền thống của Ðại Danh y. Với ý chí, tinh thần của tuổi trẻ thế hệ ngành y, em sẽ quyết tâm học tập thật tốt, trau dồi kiến thức ngành y, để sau này ra trường chăm lo tốt cho sức khoẻ Nhân dân, phát huy y đức, thực hiện lời dạy của Bác "lương y như từ mẫu””.

Với trách nhiệm đào tạo nguồn nhân lực cho ngành y tế tỉnh nhà, từ khi thành lập đến nay, Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau đã đào tạo trên 20 ngàn sinh viên với các ngành: Y sĩ, Ðiều dưỡng, Hộ sinh, Dược sĩ, Kỹ thuật viên phục hồi chức năng, Y học cổ truyền, Y học dự phòng có trình độ cao đẳng, trung cấp, với nhiều hình thức đào tạo chính quy, liên thông và đào tạo nghề gồm y tế ấp/khóm, các lớp bồi dưỡng ngắn hạn. Ngoài ra, còn đào tạo và bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng mới về chuyên khoa, chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, viên chức ngành y tế trong toàn tỉnh. Ðến nay, các thế hệ học trò ngành y của trường đã trở thành những y, bác sĩ lành nghề, được đào tạo đại học, sau đại học, làm việc tại các bệnh viện, phòng khám, cơ sở y tế khắp nơi trong và ngoài tỉnh. Trong số ấy có những người giữ vị trí lãnh đạo trong ngành.

Thầy Linh tâm niệm: “Trường sẽ cố gắng chăm bồi thế hệ trẻ ngành y tiếp nối, vừa hồng vừa chuyên, vừa cao tay nghề, vừa vững y đức, góp phần nâng cao nguồn nhân lực tỉnh nhà, chăm sóc toàn diện sức khoẻ Nhân dân"./.

 

Hồng Nhung

 

Tập huấn phát hiện sớm bệnh mắt sụp mi, lé ở trẻ em

Ngày 11 và 12/4, tại Bệnh viện Mắt – Da liễu Cà Mau, 40 bác sĩ chuyên khoa Mắt và kỹ thuật viên khúc xạ từ các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện và thành phố tham gia khóa tập huấn chuyên sâu về khám sàng lọc, phát hiện sớm các bệnh lý mắt thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là sụp mi và lé.

Nâng chất hoạt động y tế dự phòng

Hiện nay, Trung tâm Y tế huyện Năm Căn được cấp trên đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động tại trụ sở mới; cơ sở vật chất 8/8 trạm y tế xã, thị trấn khang trang, với tổng số 38 giường bệnh; duy trì 100% trạm y tế có bác sĩ, hộ sinh hoặc y sĩ sản - nhi; 100% ấp, khóm có nhân viên y tế hoạt động; 100% xã, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế; trạm y tế từng bước hoạt động theo nguyên lý y học gia đình.

Bệnh viện Đa khoa Cà Mau đạt yêu cầu thẩm định bệnh án điện tử

Chiều 30/3, đoàn công tác Hội Tin học y tế Việt Nam thẩm định do ông Trần Quý Tường, Chủ tịch Hội, dẫn đầu đến thẩm định điều kiện đảm bảo triển khai Bệnh án điện tử (EMR) tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau.

Nâng cao hiệu quả công tác dự phòng

Suốt nhiều năm qua, Trung tâm Y tế TP Cà Mau luôn thực hiện phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, “phòng dịch hơn chống dịch” và đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần tích cực chăm sóc sức khoẻ cho Nhân dân. Ðiển hình như năm 2024, trên địa bàn TP Cà Mau chỉ xảy ra 181 ca bệnh sốt xuất huyết (năm 2023 là 241 ca); 540 ca bệnh tay chân miệng (năm 2023 là 871 ca); không có ca Covid-19 (năm 2023 có 52 ca)...

Mít tinh hưởng ứng Tháng Hành động phòng, chống bệnh sởi năm 2025

Sáng 26/3/2025, tại thị trấn Sông Đốc, UBND tỉnh Cà Mau tổ chức mít tinh hưởng ứng Tháng Hành động truyền thông phòng, chống bệnh sởi và tiêm vắc xin phòng, chống bệnh sởi năm 2025.

Không bỏ sót đối tượng tiêm chủng sởi

Hiện nay, tình hình dịch bệnh sởi đang diễn biến phức tạp, một số địa phương ghi nhận số ca mắc cao. Theo thống kê, từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận rải rác 38.807 trường hợp nghi sởi tại 63 tỉnh, thành phố. Trong đó, có 3.447 trường hợp dương tính với sởi tại 61 tỉnh, thành phố; 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi. Theo đó, tỉnh Cà Mau đã chủ động tăng cường các biện pháp phòng ngừa dịch sởi.

Hành động để chấm dứt bệnh lao

Việt Nam đã triển khai Chiến lược quốc gia phòng, chống lao đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, với mục tiêu chấm dứt bệnh lao vào năm 2030. Các hoạt động bao gồm tăng cường phát hiện, điều trị dự phòng cho người có nguy cơ cao, cải thiện khả năng tiếp cận chẩn đoán nhanh, đảm bảo phác đồ điều trị hiệu quả cho cả lao thường và lao kháng thuốc.

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

Chính phủ vừa có Nghị quyết số 51/NQ-CP ban hành Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hội nhập quốc tế" (Chương trình).

Hiệu quả từ ứng dụng AI trong y tế

Trong bối cảnh công nghệ số phát triển mạnh mẽ, việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào đời sống nói chung và ngành y tế nói riêng mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Trong đó, một số ứng dụng AI đã và đang được triển khai trong ngành y tế đã góp phần đáng kể nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ Nhân dân.

Mang đến sự tin tưởng cho người dân

Hiện nay, Bệnh viện Ða khoa (BVÐK) Năm Căn có tổng số 187 viên chức và người lao động, trong đó có 48 bác sĩ (14 bác sĩ chuyên khoa I, 3 bác sĩ chuyên khoa II), 14 dược sĩ (1 thạc sĩ dược, 6 dược sĩ đại học, 7 cao đẳng dược), còn lại là trình độ cử nhân, cao đẳng, đại học khác. Ðặc biệt, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế khá đầy đủ và hiện đại.