ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 22-4-25 07:18:00
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Phát huy giá trị di tích phục vụ du lịch

Báo Cà Mau Cà Mau là vùng đất mới, số lượng các di tích không nhiều nhưng có giá trị đặc biệt, có ý nghĩa về lịch sử, văn hoá và vị trí địa lý, cương vực quốc gia, lãnh thổ. Các di tích lịch sử - văn hoá ở Cà Mau phản ánh nhiều dấu ấn quan trọng trong quá trình khai hoang mở cõi, lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm và quá trình xây dựng, bảo vệ Tổ quốc của Nhân dân ta. Trong đó tiêu biểu là các sự kiện liên quan đến thời kỳ Gia Long tẩu quốc, triều đình nhà Nguyễn, sự kiện tập kết năm 1954-1955 và nhiều sự kiện diễn ra trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước.

Cà Mau là vùng đất mới, số lượng các di tích không nhiều nhưng có giá trị đặc biệt, có ý nghĩa về lịch sử, văn hoá và vị trí địa lý, cương vực quốc gia, lãnh thổ. Các di tích lịch sử - văn hoá ở Cà Mau phản ánh nhiều dấu ấn quan trọng trong quá trình khai hoang mở cõi, lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm và quá trình xây dựng, bảo vệ Tổ quốc của Nhân dân ta. Trong đó tiêu biểu là các sự kiện liên quan đến thời kỳ Gia Long tẩu quốc, triều đình nhà Nguyễn, sự kiện tập kết năm 1954-1955 và nhiều sự kiện diễn ra trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước.

Tỉnh Cà Mau có 26 di tích được xếp hạng, trong đó có 9 di tích cấp quốc gia và 17 di tích cấp tỉnh. Một số di tích có tiềm năng để khai thác phục vụ phát triển du lịch như: Hòn Ðá Bạc, Khu Lưu niệm Nghệ nhân dân gian Nguyễn Long Phi (Bác Ba Phi), Hòn Khoai, Bến Vàm Lũng, Khu Căn cứ Tỉnh uỷ tại Xẻo Ðước…

Khách du lịch xem trưng bày hình ảnh, hiện vật tại Di tích lịch sử Khu Căn cứ Tỉnh uỷ tại Xẻo Đước.

Qua báo cáo của Sở VH-TT&DL cho thấy, lượng khách du lịch hằng năm của tỉnh từ 850.000 đến hơn 900.000 lượt người (năm 2013 là 850.500 lượt; năm 2014 là 917.110 lượt; trong 9 tháng đầu năm 2015 là 834.060 lượt), trong đó có tỷ lệ lớn khách du lịch đến tham quan tại các di tích lịch sử - văn hoá trong tỉnh như: Hòn Ðá Bạc, Khu Căn cứ Tỉnh uỷ tại Xẻo Ðước, Khu Lưu niệm Nghệ nhân dân gian Nguyễn Long Phi… Khai thác hiệu quả các điểm di tích này cũng như các di tích có tiềm năng sẽ thúc đẩy lượng khách du lịch tăng lên hằng năm.

Hòn Ðá Bạc được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia vào ngày 22/6/2009. Ðây là một trong những di tích thu hút khách du lịch đông nhất trong tỉnh nhờ sự kết hợp giữa các giá trị của di tích lịch sử, cảnh quan thiên nhiên rừng - biển - đảo, và các giá trị tâm linh của cư dân miền biển (Lăng Ông Nam Hải, Phật Quan Âm…). Hằng năm, Hòn Ðá Bạc đón hàng chục ngàn lượt khách du lịch đến tham quan, đông nhất là vào dịp Tết Nguyên đán và các ngày lễ, ngày cuối tuần. Chỉ trong 4 ngày Tết Nguyên đán Ất Mùi đã có 10.650 lượt khách, doanh thu 118.950.000 đồng; trước đó, vào Tết Nguyên đán Giáp Ngọ (2014) cũng có 14.500 lượt khách, doanh thu 362.500.000 đồng.

Theo ông Lê Minh Sơn, Trưởng Ban Quản lý di tích tỉnh Cà Mau, hệ thống các di tích lịch sử - văn hoá ở Cà Mau có nhiều tiềm năng để khai thác, phục vụ phát triển du lịch, tuy nhiên, việc khai thác đã qua hiệu quả còn thấp, chưa phát huy hết các tiềm năng, giá trị của di tích.

Ông Lê Minh Sơn cho biết, vừa qua, Ban Quản lý di tích tỉnh đã phối hợp với Trung tâm Thông tin và Quảng bá du lịch tổ chức các hoạt động thông tin, quảng bá về giá trị các di tích bằng nhiều hình thức: viết bài, in sách, giới thiệu trên website… Trong thời gian tới, đơn vị sẽ phối hợp với các ngành, các địa phương tổ chức các hoạt động phát huy giá trị các di tích để phục vụ phát triển du lịch. Trước hết là các di tích trọng điểm của tỉnh và có tiềm năng như: Di tích lịch sử và thắng cảnh đảo Hòn Khoai, Khu Căn cứ Tỉnh uỷ tại Xẻo Ðước, Khu Lưu niệm Nghệ nhân dân gian Nguyễn Long Phi, Nhà Dây Thép, Hồng Anh Thư Quán, Ðình Tân Hưng, Bến Vàm Lũng.

Các di tích ở Cà Mau hiện nay đã được phân cấp cho nhiều ngành, địa phương trực tiếp quản lý. Việc này thuận lợi cho các ngành, các địa phương trong việc quản lý, khai thác ở các di tích, việc sưu tầm và bảo quản các hiện vật và trưng bày phục vụ tại các di tích. Tuy nhiên, cán bộ tham gia quản lý di tích cần phải được đào tạo chuyên môn về bảo tàng, quản lý di tích, hướng dẫn, thuyết minh… Ngoài ra, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương, các ngành có liên quan và đơn vị chuyên môn trong việc khai thác, phát huy giá trị các di tích.

Theo ông Nguyễn Hoàng Măng, Phó Trưởng Phòng Văn hoá và Thông tin huyện Phú Tân thì yếu tố con người rất quan trọng trong việc phát huy giá trị di tích. Tại một số di tích hiện nay thiếu nhân sự làm công tác quản lý, hướng dẫn, thuyết minh, có nơi trình độ chuyên môn không phù hợp hoặc chưa được đào tạo về chuyên môn. Ngoài ra, việc trùng tu, tôn tạo cũng phải được thực hiện thường xuyên, phục dựng các hiện vật đảm bảo giữ được các yếu tố gốc của di tích, tổ chức trưng bày hình ảnh, hiện vật phong phú… đây là những điều kiện cần để thu hút khách du lịch đến tham quan tại di tích.

Di tích lịch sử - văn hoá là tài sản của các thế hệ đi trước để lại, chứa đựng những giá trị truyền thống quý giá, có vai trò rất quan trọng trong đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân. Khai thác giá trị các di tích để phục vụ phát triển du lịch đang là hướng đi đúng đắn đối với nhiều địa phương, trong đó có tỉnh Cà Mau.

Khai thác tốt các di tích để phục vụ du lịch sẽ góp phần tuyên truyền, quảng bá các giá trị văn hoá, lịch sử của địa phương với bạn bè, du khách trong và ngoài nước, bên cạnh đó còn đem lại nguồn thu cho địa phương, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân./.

Bài và ảnh: Văn Quynh

Liên kết hữu ích

Bàn giao cầu "Nghĩa tình quân dân 14"

Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày GIải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, từ ngày 19-20/4, Hội Cựu chiến binh (CCB) tỉnh tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa.

Tiếp nối truyền thống tự hào Đài Tiếng nói Nam Bộ Kháng chiến

Tri ân vùng đất từng cưu mang, đùm bọc Đài Tiếng nói Nam Bộ Kháng chiến và chia sẻ với những hoàn cảnh còn khó khăn của các gia đình chính sách, hộ nghèo, các em học sinh vượt khó tại địa phương, đồng thời hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, 80 năm ngày thành lập Đài Tiếng nói Việt Nam (7/9/1945-7/9/2025), Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) khu vực đồng bằng sông Cửu Long phối hợp cùng UBND huyện Thới Bình tổ chức các hoạt động về nguồn, tặng quà, khám bệnh cấp phát thuốc miễn phí cho đối tượng khó khăn tại xã Tân Bằng, huyện Thới Bình.

1.230 thí sinh tham gia thi học sinh giỏi THPT cấp tỉnh

Sáng 20/4, tại Trường THPT Hồ Thị Kỷ (TP Cà Mau), Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau khai mạc Kỳ thi chọn học sinh giỏi THPT cấp tỉnh năm học 2024-2025.

Nhiều hoạt động sôi nổi tại Lễ phát động Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam lần IV

Sáng nay (19/4), Lễ phát động Ngày Sách và văn hoá đọc Việt Nam lần thứ IV - 2025 diễn ra tại Thư viện tỉnh Cà Mau.

Trường Chính trị tỉnh Cà Mau thăm, tặng quà gia đình có công tại xã Tân Bằng

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), chiều 18/4, Đoàn công tác của Trường Chính trị tỉnh Cà Mau do đồng chí Đặng Trí Thủ, Hiệu trưởng, làm trưởng đoàn đến thăm hỏi và tặng quà cho các gia đình chính sách trên địa bàn xã Tân Bằng, huyện Thới Bình.

Cảnh sát biển với đồng bào dân tộc, tôn giáo

Sáng 18/4, Đoàn đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma tuý số 4, Cảnh sát biển Việt Nam phối hợp UBND Phường 1, TP Cà Mau tổ chức Chương trình công tác dân vận “Cảnh sát biển với đồng bào dân tộc, tôn giáo” năm 2025. Đây là hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).   

Bệnh viện Đa khoa Cà Mau tổ chức hiến máu tình nguyện

Sáng nay (17/4), Công đoàn, Đoàn cơ sở Bệnh viện Đa khoa Cà Mau phối hợp với Bệnh viện huyết học - truyền máu TP Cần Thơ, Ban chỉ đạo vận động Hiến máu tình nguyện tỉnh Cà Mau tổ chức Ngày hội hiến máu tình nguyện.

10 năm thực hiện hiệu quả Chỉ thị 43-CT/TW, chăm lo cho nạn nhân da cam

Sáng 17/4, Hội NNCĐDC/dioxin tỉnh tổ chức Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 43-CT/TW ngày 14/5/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá XI) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khắc phục hậu quả chất độc hoá học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam”.

Ðền ơn đáp nghĩa là nhiệm vụ chính trị

Hướng đến kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nhiều hoạt động được tổ chức trên địa bàn tỉnh nói riêng và cả nước nói chung. Các hoạt động này không chỉ nhằm ôn lại lịch sử mà còn phát huy tinh thần yêu nước, ý chí tự cường, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, vững bước trên con đường phát triển.

Phấn đấu hoàn thành sớm chương trình xoá nhà tạm

Huyện Phú Tân đã và đang huy động mọi nguồn lực để hiện thực hoá giấc mơ an cư cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo khó khăn về nhà ở, quyết tâm xoá nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn.