ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 22-7-25 12:32:50
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Phát huy giá trị Di tích Quốc gia Hòn Ðá Bạc

Báo Cà Mau Hòn Ðá Bạc thuộc ấp Kinh Hòn, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, là địa danh du lịch trọng điểm trong khu vực, gắn liền với Khu Di tích lịch sử Quốc gia. Hòn Ðá Bạc được hình thành từ các dãy núi tự nhiên mang đậm nét đặc thù về du lịch biển đảo kết hợp với khu rừng sinh thái nằm trên 3 hòn núi, nhìn từ xa như một bức tranh tuyệt đẹp.

Khu Di tích lịch sử Quốc gia Hòn Ðá Bạc được đầu tư xây dựng, trở thành địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.  Ảnh: LÊ VĂN HIỀN

Nơi đây từ lâu đã nổi tiếng với các cảnh quan thiên nhiên độc đáo, hùng vĩ, hữu tình như: sân tiên, giếng tiên, khối đá bàn tay tiên, khối đá bàn chân tiên... Ngoài ra, còn có các điểm thờ tự tâm linh gắn liền với nét văn hoá đặc trưng của ngư dân miền biển như: Ðiện Phật Tổ, Ðiện Phật Bà Nam Hải, Ðiện Phật Di Lặc, Lăng Ông Nam Hải, Chùa Ông Cọp, Chùa Hang...

Hòn Ðá Bạc không chỉ có vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên, nơi hội tụ nhiều giá trị tâm linh của người dân vùng biển, mà còn viết nên trang sử hào hùng của Ðảng bộ, quân và dân tỉnh Cà Mau. Ðó là sự kiện ngày 7/12/1971, quân và dân xã Khánh Bình Tây đã bức rút một trung đội pháo binh với cụm pháo 105 ly đặt trên Hòn Ðá Bạc, góp phần đánh bại âm mưu bình định của địch và giải phóng hoàn toàn Hòn Ðá Bạc.

Ðặc biệt hơn, từ ngày 9/9/1981-9/9/1984, Hòn Ðá Bạc là nơi diễn ra Kế hoạch Phản gián CM12, đã đánh bại âm mưu nguy hiểm và thâm độc của tổ chức phản động “Mặt trận thống nhất các lực lượng yêu nước giải phóng Việt Nam” do Lê Quốc Tuý và Mai Văn Hạnh cầm đầu. Qua 3 năm tổ chức đấu tranh, bằng các biện pháp nghiệp vụ sắc bén, linh hoạt, hiệu quả, lực lượng Công an Nhân dân Việt Nam đã câu nhử thành công toàn bộ 18 chuyến xâm nhập, bắt và tiêu diệt 189 tên gián điệp, biệt kích; thu giữ hơn 300 tấn vũ khí đặc biệt nguy hiểm với hơn 1.500 súng các loại, 2 triệu viên đạn, hàng trăm tấn thuốc nổ, hơn 14 tấn tiền Việt Nam giả (tương đương gần 300 triệu đồng)... Ðồng thời bóc gỡ hơn 10 tổ chức phản động trong nước do Mỹ cài lại câu kết, móc nối với Lê Quốc Tuý, Mai Văn Hạnh thực hiện các kế hoạch hậu chiến và âm mưu, ảo vọng lật đổ chính quyền cách mạng của ta.

Thượng tướng Nguyễn Khánh Toàn, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an (thứ ba từ trái sang) và Ðại tá Phạm Thành Sỹ, Giám đốc Công an tỉnh Cà Mau (thứ hai từ trái sang) tham quan Nhà trưng bày tư liệu Kế hoạch CM12 tại Hòn Ðá Bạc.  (Ảnh chụp tháng 9/2018). Ảnh: HUỲNH LÂM

Thắng lợi to lớn của Kế hoạch Phản gián CM12 là một trong những mốc son chói lọi trong lịch sử truyền thống lực lượng Công an Nhân dân Việt Nam, là đòn quyết định làm thất bại âm mưu câu kết, móc nối trong - ngoài nhằm thực hiện tấn công vũ trang trong chiến tranh phá hoại nhiều mặt của các thế lực thù địch và bọn phản động đối với Việt Nam trong những năm 80 của thế kỷ XX. Ðây là chiến thắng của “nghệ thuật lãnh đạo”, tổ chức chỉ huy, chỉ đạo và khả năng dự báo chính xác tình hình, nắm bắt thời cơ, tuyệt đối bí mật. Thắng lợi của trí tuệ, bản lĩnh chính trị vững vàng, sự mưu trí, khôn khéo, sáng tạo, dũng cảm, tài tình của lực lượng Công an Nhân dân Việt Nam. Thắng lợi này có ý nghĩa quyết chiến, quyết thắng, vượt mọi khó khăn, không sợ gian khổ, hy sinh, quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; khẳng định sức mạnh tổng hợp, sự hiệp đồng tác chiến chặt chẽ, hiệu quả của công an các đơn vị, địa phương, các cơ quan, ban, ngành và sự đùm bọc, giúp đỡ tận tình của quần chúng Nhân dân tại địa bàn diễn ra Kế hoạch Phản gián CM12; góp phần to lớn trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia, phục vụ đắc lực công cuộc xây dựng và đổi mới của đất nước.

Thời gian qua, Bản Quản lý Khu Di tích Hòn Ðá Bạc tích cực phối hợp các cơ quan, đơn vị trong và ngoài ngành, các đơn vị trường học, cơ sở giáo dục... tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa tại Khu di tích, như: về nguồn, viếng Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh; hội trại, hội nghị, hội thảo, tham quan, học tập, tìm hiểu truyền thống; thực hiện lễ kết nạp đảng viên; sinh hoạt thực tế... nhằm thu hút du khách đến tham quan, đồng thời tuyên truyền, phát huy giá trị lịch sử của di tích Hòn Ðá Bạc. Trung bình mỗi năm có trên 200 đoàn tham quan; 15 cuộc lễ dâng hương, dâng hoa, báo công Chủ tịch Hồ Chí Minh, tham quan Tượng đài Bảo vệ an ninh Tổ quốc, với trên 1.300 đại biểu tham gia; trên 100 ngàn lượt khách đến tham quan tự do. Riêng 5 tháng đầu năm nay, có 13 đoàn tham quan với 426 lượt khách, trong đó có 7 đoàn tổ chức dâng hoa, dâng hương tại Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh; có trên 102.947 lượt khách đến tham quan tự do tại Khu di tích.

Thông qua các hoạt động quản lý, tuyên truyền, giáo dục truyền thống, hỗ trợ tham quan, bảo vệ, bảo tồn..., Khu di tích đã phục vụ tốt nhu cầu tham quan, tìm hiểu, vui chơi, giải trí của đông đảo khách tham quan trong và ngoài nước, đồng thời nâng cao giá trị lịch sử, văn hoá, truyền thống và phát huy ý nghĩa giáo dục cách mạng, tạo thiện cảm, ấn tượng tốt đẹp đối với khách tham quan, nhất là thế hệ trẻ. Hiện tại, Khu di tích là một trong những điểm tham quan của tỉnh thu hút đông đảo du khách trong những dịp lễ, Tết...

Chỉ tính riêng dịp lễ Quốc Khánh 2/9, Khu Di tích Hòn Ðá Bạc đón hơn 4.700 lượt khách. Ảnh: LÊ TUẤN.

Kỷ niệm 39 năm thắng lợi Kế hoạch Phản gián CM12, Ban Quản lý Khu di tích không ngừng quan tâm, tổ chức các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích. Hòn Ðá Bạc đã trở thành “địa chỉ đỏ”, là nhân chứng lịch sử sinh động, thuyết phục về những năm tháng hoạt động đầy khó khăn, vất vả nhưng cũng đầy tâm huyết, trách nhiệm và bản lĩnh của người chiến sĩ Công an Nhân dân Việt Nam.

Khu Di tích Hòn Ðá Bạc gắn liền với Kế hoạch Phản gián CM12 là minh chứng cho tinh thần chiến đấu, cống hiến của thế hệ cha ông đi trước, là niềm tự hào của lực lượng Công an Nhân dân. Ngày nay, du khách tham quan Hòn Ðá Bạc, đặc biệt là thế hệ trẻ, vừa được vui chơi, thưởng ngoạn nhiều cảnh quan thiên nhiên độc đáo vừa được tăng thêm kiến thức về truyền thống lịch sử hào hùng của quê hương, đất nước. Từ đó, nhân lên niềm tự hào và ý thức trách nhiệm, noi gương những người đi trước, hăng hái lao động, học tập và cống hiến, góp phần dựng xây Tổ quốc Việt Nam ngày càng giàu mạnh và phát triển./.

 

Lê Văn Hiền

 

6 tháng đầu năm, Cà Mau đón hơn 5,1 triệu lượt khách

Trong 6 tháng đầu năm 2025, ngành du lịch tỉnh Cà Mau tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng ổn định, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, gắn với bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch sinh thái, văn hoá – lịch sử, tín ngưỡng và ẩm thực đặc trưng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Mùa nhãn chín trên đất Giồng ven biển

Cứ đến tháng Bảy hàng năm cũng là lúc những vườn nhãn xuồng trên địa bàn phường Hiệp Thành, tỉnh Cà Mau thi nhau cho trái chín. Những vườn nhãn sai trĩu quả có tuổi đời hơn trăm năm trên đất Giồng ven biển đã trở thành điểm đến hấp dẫn mà bất kỳ du khách nào về Cà Mau đều không muốn bỏ lỡ.

Nguyên lãnh đạo tỉnh An Giang tham quan các điểm du lịch Cà Mau

Vừa qua, ngày 12/7, đoàn cán bộ nguyên lãnh đạo tỉnh An Giang qua các thời kỳ do đồng chí Nguyễn Hữu Khánh - nguyên Bí thư Tỉnh uỷ, nguyên Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh An Giang dẫn đầu, đã có chuyến tham quan, tìm hiểu các điểm du lịch tiêu biểu, nổi bật của tỉnh Cà Mau.

Giải vô địch trẻ Judo Quốc Gia năm 2025: Cà Mau đoạt 7 huy chương

Giải vô địch trẻ Judo Quốc gia năm 2025, diễn ra từ ngày 2-12/7 tại tỉnh Đồng Nai, đã khép lại với sự tham gia của hơn 700 vận động viên đến từ 16 đơn vị trên cả nước. Đoàn Cà Mau góp mặt với 26 vận động viên và 2 huấn luyện viên.

Cà Mau nâng cấp Khu lưu niệm đờn ca tài tử, hoàn thành trong năm 2025

UBND tỉnh Cà Mau đã phê duyệt chủ trương đầu tư gần 4 tỷ đồng để thực hiện dự án tu bổ, chống xuống cấp Khu lưu niệm nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ và nhạc sĩ Cao Văn Lầu tại phường Bạc Liêu.

Hấp dẫn U Minh Hạ mùa nước nổi

Về U Minh Hạ thời điểm này, du khách không chỉ được ngắm hoa tràm nở trắng xoá, thoang thoảng hương thơm, mà còn được trải nghiệm mùa nước nổi dưới tán rừng với nhiều hoạt động thú vị như: đặt lọp, đặt lờ bắt cá, rắn, rùa; đặt trúm bắt lươn; hái bông súng; check-in làng rừng... Hiện, các điểm du lịch xứ rừng đã sẵn sàng những sản phẩm du lịch độc đáo phục vụ du khách.

Hùng vĩ thác Bản Giốc

Giữa chốn non xanh nước biếc của vùng biên giới Cao Bằng, thác Bản Giốc hiện lên như một bản tình ca bất tận của thiên nhiên, nơi dòng Quây Sơn xanh biếc hoá thành dải lụa bạc đổ xuống từ độ cao gần 30 m, tạo nên một kiệt tác sơn thuỷ hữu tình giữa đất trời Đông Bắc. Mỗi tầng thác, mỗi cột nước tung bọt trắng xoá đều mang dáng vẻ phóng khoáng, hoang sơ, như chưa từng bị bàn tay con người chạm đến.

Huấn luyện chim săn mồi 

Tập hợp những người có chung niềm đam mê dành cho loài chim “đặc biệt”, Câu lạc bộ (CLB) Chim săn mồi tỉnh Cà Mau được thành lập vào tháng 4/2023, thuộc Hội Sinh vật cảnh tỉnh. CLB ra đời nhằm tạo sân chơi cho những người yêu thích nuôi dưỡng và huấn luyện chim săn mồi, đồng thời góp phần bảo tồn và cứu hộ các loài chim hoang dã.

Cà Mau có 6 điểm đến được tái công nhận “Điểm du lịch tiêu biểu khu vực”

Chiều 9/7, tại TP Cần Thơ, Hiệp hội Du lịch đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trao quyết định công nhận, tái công nhận “Điểm du lịch tiêu biểu ĐBSCL năm 2025” cho 29 đơn vị.

Giải Vô địch Cử tạ trẻ Châu Á 2025: VĐV Thạch Hoàng Sang của Cà Mau đoạt 1 Huy chương Đồng