ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 9-7-24 02:40:11
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Phòng tránh đau mắt đỏ

Báo Cà Mau Hiện nay, thời tiết với độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi cho các loại vi rút, vi khuẩn phát triển nhanh hơn nên bệnh đau mắt đỏ cũng xuất hiện nhiều trong thời gian này. Khi bị đau mắt đỏ, người bệnh nên tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý điều trị khiến bệnh tiến triển nặng và phức tạp hơn, gây ra một số biến chứng nguy hiểm khó lường.

Theo Bác sĩ Nguyễn Chí Tân, Trưởng khoa Ðiều trị bệnh mắt, Bệnh viện Mắt - Da liễu, có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh đau mắt đỏ, nhưng hiện nay bệnh xảy ra là do nhiễm siêu vi. Thời điểm này, trung bình mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận khoảng 20 ca đau mắt đỏ, đa phần là trẻ nhỏ và học sinh. Các trường hợp đau mắt đỏ do nhiễm siêu vi thường có các triệu chứng: chảy nước mắt, đổ ghèn nhiều, sưng phù mí, cộm. Bệnh này thường diễn tiến lành tính, 1 tuần là khỏi sau khi được điều trị theo chỉ định của bác sĩ, ít để lại di chứng. Tuy nhiên, nếu không được điều trị hoặc điều trị không kịp thời, có thể gây biến chứng ảnh hưởng đến giác mạc, gây giảm thị lực.

Bác sĩ Nguyễn Chí Tân thăm khám cho trẻ bị đau mắt đỏ.

Những biến chứng có thể xảy ra khi thời gian bệnh kéo dài hoặc không chữa trị đúng cách. Ở cả trẻ em và người lớn, bệnh đau mắt đỏ có thể gây viêm giác mạc, loét giác mạc, có thể dẫn đến mù loà. Vì vậy, người bệnh cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa mắt ngay khi phát hiện bất thường như mắt đỏ, đau nhức, cộm... để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Không tự ý điều trị khi chưa có hướng dẫn của nhân viên y tế, tránh biến chứng nặng.

Nguyên nhân bệnh dễ lây lan là do tiếp xúc với dịch tiết của người bệnh khi họ nói chuyện hoặc hắt hơi, chạm tay vào đồ dùng nhiễm mầm bệnh như gối, khăn mặt, bàn chải, chìa khoá, tay nắm cửa, đồ chơi... Thói quen hay dụi mắt, sờ tay vào mũi, miệng, làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh.

Cô Trần Diệu Hiền, Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo Sơn Ca (Phường 2, TP Cà Mau), chia sẻ: “Ðể chủ động phòng bệnh đau mắt đỏ, các cô giáo thường xuyên cho các bé rửa tay bằng xà phòng; nhắc nhở các bé không dụi mắt, mũi, miệng, cần tránh tiếp xúc trực tiếp, gần với người bệnh, giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, nhất là hai bàn tay”.

 Cô giáo Trường Mẫu giáo Sơn ca cùng các bé rửa tay bằng xà phòng, giữ vệ sinh cá nhân để phòng bệnh đau mắt đỏ và các bệnh truyền nhiễm khác...

... và thường xuyên vệ sinh đồ chơi, dụng cụ học tập cho các bé.

Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), khuyến cáo mọi người cần vệ sinh mắt, mũi, họng hằng ngày bằng nước muối sinh lý, thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi thông thường. Sử dụng xà phòng hoặc các chất sát khuẩn thông thường sát trùng các đồ dùng, vật dụng của người bệnh. Hạn chế tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi bệnh đau mắt đỏ.

“Tuyệt đối không thực hiện những phương pháp dân gian như xông nước thuốc, đắp lá cây... để điều trị đau mắt đỏ, vì có thể khiến mắt sưng phù, bỏng. Khi bị đau mắt đỏ, người bệnh cần đi khám chuyên khoa mắt và tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ”, Bác sĩ Nguyễn Chí Tân khuyến cáo.


Hiện nay, tại tỉnh Cà Mau đã xuất hiện bệnh đau mắt đỏ ở một số địa phương và dự báo có thể tiếp tục lây lan trong cộng đồng. Ðể kiểm soát và phòng, chống bệnh đau mắt đỏ, Giám đốc Sở Y tế đề nghị Trung tâm Kiểm soát bệnh tật; các bệnh viện công và tư nhân; trung tâm y tế các huyện, TP Cà Mau tăng cường phòng, chống bệnh đau mắt đỏ.

Theo đó, Giám đốc Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị truyền thông phòng, chống bệnh đau mắt đỏ theo hướng dẫn của Bộ Y tế, chú trọng thực hiện tại các cơ sở giáo dục, mầm non, mẫu giáo, nhóm trẻ gia đình, cơ sở trông giữ trẻ trên địa bàn; giám sát, điều tra, phát hiện, xử lý và tham mưu Sở Y tế triển khai biện pháp kiểm soát, phòng, chống bệnh hiệu quả.

Các bệnh viện công và tư nhân tổ chức tốt việc khám, phát hiện, tư vấn và điều trị bệnh nhân đến khám tại cơ sở theo phác đồ của Bộ Y tế, hạn chế đến mức thấp nhất biến chứng nặng liên quan đến bệnh đau mắt đỏ; kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện, hướng dẫn bệnh nhân thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, nhằm tránh biến chứng và lây lan.

Trung tâm Y tế huyện, thành phố tăng cường thực hiện các biện pháp giám sát, phòng bệnh đau mắt đỏ trong cộng đồng, phối hợp với Phòng Giáo dục và Ðào tạo chỉ đạo các trường mầm non, mẫu giáo đảm bảo vệ sinh trường học, tuyên truyền, hướng dẫn phụ huynh biện pháp phòng bệnh./.


 

Quỳnh Anh

 

Giúp người cao tuổi vui, khoẻ

TP Cà Mau có hơn 23 ngàn người cao tuổi. Xác định công tác chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người cao tuổi là trách nhiệm quan trọng, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, những năm qua, TP Cà Mau đặc biệt quan tâm chăm lo, tạo điều kiện giúp người cao tuổi được sống vui, sống khoẻ, sống có ích cho bản thân, gia đình và xã hội.

Vi chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ

Vi chất dinh dưỡng là các loại vitamin, khoáng chất, hay còn được gọi là các chất dinh dưỡng vi lượng nói chung và các chất dinh dưỡng đa lượng nói riêng, bao gồm protein, chất béo, carbohydrate.

Ðề phòng cúm gia cầm lây sang người

Tình hình bệnh cúm gia cầm lây sang người ngày càng diễn biến phức tạp, nguy cơ lây lan trong cộng đồng rất cao. Người dân cần nâng cao ý thức chủ động các biện pháp phòng bệnh.

Nhân lên những "giọt hồng"

“Hiến máu là hành động mang ý nghĩa nhân văn, ngoài ra, theo tôi đó còn là một sự dũng cảm, vì máu là do cơ thể con người sản xuất ra, không một thiết bị máy móc hay một quốc gia nào có thể tạo ra được. Giọt máu cho đi để đổi lấy sự sống của một người, cũng là cách thể hiện trách nhiệm với cộng đồng, đất nước”, anh Phạm Văn Bằng (sinh năm 1983, ấp Tân Quảng B, xã Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân), điển hình của tỉnh Cà Mau sẽ đến Thủ đô Hà Nội dự lễ vinh danh người hiến máu tiêu biểu toàn quốc năm 2024, chia sẻ.

Nghịch lý về chăm sóc sức khoẻ ban đầu

Cà Mau là một trong những tỉnh có tỷ lệ bác sĩ ở tuyến y tế cơ sở cao nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long. Ðiều đó cho thấy sự quan tâm của tỉnh đối với việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho người dân, nhất là khu vực vùng sâu, vùng xa. Thế nhưng, thời gian qua, việc các trạm y tế, phòng khám khu vực xuống cấp, cùng với các phòng khám tư nhân tăng lên, đã kéo theo lượng bệnh ở các cơ sở này giảm mạnh.

Tăng cường các giải pháp phòng, chống bệnh không lây nhiễm

Thông tin từ Bộ Y tế, hiện nay, bệnh không lây nhiễm là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu, là nguyên nhân gây tử vong nhiều hơn tất cả các nguyên nhân khác cộng lại. 

Chọn lựa thực phẩm an toàn

Nói đến thực phẩm an toàn là nói đến những loại thực phẩm “sạch”, không có dư lượng chất kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật; không có nhiều chất tẩm ướp hay chất bảo quản; được nuôi, trồng ở những nơi có môi trường đất và nước không bị ô nhiễm; thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, được bảo quản tốt, không gây nguy hại đến sức khoẻ người tiêu dùng trong cả quá trình chuẩn bị chế biến và ngay cả sau khi sử dụng.

8 loại ung thư do thuốc lá

Ung thư đã thật sự trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người, bởi ngoài sự tàn phá về sức khoẻ, thể trạng con người, rút ngắn tuổi thọ…, thì sự kiệt quệ về kinh tế không những cho hiện tại mà thậm chí còn có thể kéo dài cho những thế hệ tiếp theo, do chi phí điều trị quá lớn.

Phơi ruốc, cá cơm trên đường - Mất an toàn giao thông và vệ sinh thực phẩm

Ruốc là nguyên liệu chế biến nhiều món ăn ngon và được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, việc chế biến, phơi ruốc ngay trên đường khiến nhiều người không khỏi bất an về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.

Tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch ngày càng tăng

Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế năm 2019, tử vong do bệnh tim mạch chiếm đến 39,5%; trong đó, bệnh mạch máu não (55,4%), bệnh tim thiếu máu cục bộ (32%), bệnh tim do tăng huyết áp (6,9%) và bệnh tim mạch khác (5,7%). Bệnh tim mạch là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới, cũng như tại Việt Nam.