ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 21-11-24 18:53:11
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Phương tiện thuỷ công suất nhỏ ra biển - tiềm ẩn nguy cơ tai nạn

Báo Cà Mau (CMO) Người dân sinh sống gần các cửa biển trên địa bàn huyện Ngọc Hiển hằng ngày bất chấp nguy hiểm, dùng các loại phương tiện công suất nhỏ lén lút ra biển đánh bắt hải sản. Tình trạng này có chiều hướng gia tăng đến mức báo động, làm đau đầu các ngành chức năng trong công tác quản lý. Đặc biệt hơn, hiện đang là thời điểm bước vào mùa mưa bão, vấn đề này dấy lên hồi chuông báo động về nguy cơ tiềm ẩn tai nạn giao thông thuỷ.

Có vị trí địa lý khá khác biệt so với các địa phương khác, huyện Ngọc Hiển như một cù lao có 3 mặt giáp biển. Với địa bàn rộng, hệ thống sông ngòi chằng chịt, nhiều cửa sông nhỏ thông ra biển, việc quản lý ra vào cửa biển đối với người dân đánh bắt thuỷ sản gần bờ là hết sức khó khăn.

Bất chấp nguy hiểm, nhiều phương tiện xuồng, máy công suất nhỏ vẫn hằng ngày ra các cửa biển để đánh bắt thuỷ sản ven bờ.

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của Ban An toàn giao thông huyện Ngọc Hiển, hiện trên địa bàn có trên 500 phương tiện thô sơ, không đăng ký đăng kiểm, hằng ngày thường xuyên ra, vào tại các cửa biển nhỏ. Họ không chịu sự kiểm soát của lực lượng biên phòng, chuyên đánh bắt các loài thuỷ sản ven bờ.

Theo ông Lý Hoàng Tiến, Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hiển, đây hiện là vấn đề rất nan giải đối với địa phương. Với địa hình có rất nhiều cửa sông thông ra biển, người dân tự phát trang bị phương tiện xuồng máy công suất nhỏ ra biển đánh bắt. Chính quyền địa phương thường xuyên tuyên truyền, vận động, nhắc nhở, có cả xử phạt, nghiêm cấm. Tuy nhiên, phần lớn người dân nơi đây nghèo, di cư từ nơi khác đến, vì mưu sinh nên họ bất chấp nguy hiểm.

Theo ghi nhận, hiện trên địa bàn xã Đất Mũi có gần 40 phương tiện xuồng, vỏ máy công suất nhỏ, không đăng ký đăng kiểm đánh bắt ven bờ, chủ yếu tập trung trên địa bàn ấp Mũi. Đơn cử như gia đình ông Nguyễn Thanh Hùng, quê Cần Thơ, hiện đang cư ngụ tại ấp Mũi. Hai cha con ông Hùng đã có thâm niên gần 10 năm sinh sống bằng nghề đặt lú, giăng lưới bắt các loài thuỷ sản ven cửa biển Khai Long.

Hằng ngày, cha con ông phải rong ruổi xuồng cách bờ khoảng 2-3 cây số thả lưới. Tuỳ vào thời tiết cũng như con nước, khi trúng ngày kiếm cũng được 500-600 ngàn đồng, còn những hôm thất chỉ kiếm đủ tiền xăng.

“Sóng to, gió lớn cỡ nào cũng phải đi. Chỉ trừ khi có bão, bộ đội biên phòng tuần tra kêu vào thì mới nghỉ thôi!”, anh Nguyễn Quốc Duẩn, con ông Hùng, chia sẻ.

Chồng con đi biển, hằng ngày chị Bành Thị Hằng vá lú thuê kiếm thêm thu nhập.

Cùng chung xóm là gia đình anh Nguyễn Văn Chí và chị Bành Thị Hằng, quê ở Sóc Trăng, cũng cùng cảnh ngộ. Gia đình có 5 khẩu dắt díu vào xóm Mũi này đã hơn 1 năm. Sống bằng nghề giăng lưới gần bờ kiếm con tôm, con ghẹ này chỉ tạm đủ sống. Hằng ngày, anh Chí và con trai Nguyễn Hữu Tài, 14 tuổi, đang học dang dở lớp 6, phải nghỉ học theo cha dong xuồng cách đất liền vài ba cây số để mưu sinh, bất chấp nguy hiểm đang rình rập.

Chị Bành Thị Hằng bùi ngùi chia sẻ: “Hằng ngày 2 cha con ổng đi bằng chiếc vỏ nhỏ thấy mất an toàn và sợ lắm, nhưng cuộc sống phải chịu, có sóng lớn thì chạy vô thôi”.

Theo ông Võ Công Trường, Chủ tịch UBND xã Đất Mũi, chính quyền xã thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở người dân không nên sử dụng những phương tiện có công suất nhỏ ra cửa biển đánh bắt thuỷ sản. Tuy nhiên, tuyên truyền nhắc nhở chỉ là giải pháp tình thế, về lâu về dài cần hỗ trợ vốn để người dân sửa sang phương tiện hoặc chuyển đổi ngành nghề mới bền vững”.

Không riêng địa bàn huyện Ngọc Hiển mà tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Cà Mau, thực trạng phương tiện công suất nhỏ lén lút đánh bắt thuỷ sản ven bờ đang hằng ngày diễn ra ở mức báo động. Nó vừa làm cạn kiệt nguồn lợi thuỷ sản, vừa tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn, đặc biệt là trong thời điểm vào mùa mưa bão. Việc thắt chặt quản lý phương tiện loại này tại các cửa biển là vấn đề bức thiết, đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành, các địa phương./.

Song Khuê

Ô tô lưu thông giờ cấm gây mất an toàn trước cổng trường

Theo phản ánh của một số người dân Khóm 1, thị trấn Ðầm Dơi, huyện Ðầm Dơi, hiện nay, tuyến đường Thái Thanh Hoà xuất hiện tình trạng nhiều ô tô, trong đó có cả ô tô tải lưu thông vào giờ cấm. Ðiều này đã gây ra tình trạng lộn xộn, mất an toàn giao thông (ATGT) tại khu vực, nhất là vào giờ cao điểm, phụ huynh đưa đón học sinh tan học tại điểm Trường Tiểu học Ngô Bình An.

Học sinh vi phạm giao thông giảm

Theo đánh giá chung của các cơ quan chức năng, sau hơn 1 tháng cao điểm ra quân xử lý vi phạm về trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) đối với học sinh, tình hình chấp hành luật giao thông trong học sinh chuyển biến tích cực, nhất là hạn chế tình trạng lỗi vi phạm không đủ điều kiện điều khiển xe máy tham gia giao thông. Từ những kết quả đạt được, các ngành chức năng, các địa phương sẽ tiếp tục tăng cường công tác này trong những tháng còn lại của năm, với quyết tâm không để xảy ra tai nạn giao thông (TNGT) đối với lứa tuổi học sinh.

Không giao xe cho trẻ chưa đủ tuổi

Hiện nay, thực trạng học sinh chưa đủ điều kiện tham gia giao thông diễn ra phổ biến tại các điểm trường trên địa bàn tỉnh. Ðể giải quyết thực trạng này, ngoài sự phối hợp đồng bộ giữa phụ huynh học sinh (PHHS) và nhà trường thì vấn đề quan trọng nhất vẫn là sự giám sát, quản lý chặt con em mình ngay từ gia đình của PHHS, người giám hộ, trong đó có việc không giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Chở hàng cồng kềnh, nguy cơ tai nạn

Thời gian gần đây, trên các tuyến lộ từ nông thôn đến thành thị, xuất hiện ngày càng nhiều xe máy, xe tự chế chở hàng hoá, vật dụng có kích thước dài vượt quá quy định, tiềm ẩn nguy cơ gây ra các vụ va quẹt, tai nạn giao thông khó lường.

Tra cứu phạt nguội trước khi đăng kiểm xe cơ giới

Theo Thông tư 30/2023/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải, các phương tiện bị “phạt nguội” (vi phạm giao thông qua hệ thống camera giám sát) chưa thực hiện việc chấp hành xử phạt vi phạm hành chính sẽ không được cấp giấy chứng nhận đăng kiểm. Ðây là một trong những giải pháp nhằm đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ của các chủ phương tiện trước khi đăng kiểm xe. Tuy nhiên, nhiều chủ phương tiện vẫn chưa nắm rõ quy định này, khi đến hạn đăng kiểm, bị từ chối thì mới vỡ lẽ mình vi phạm.

Cao điểm xử lý học sinh vi phạm Luật Giao thông đường bộ

Thực hiện tháng cao điểm xử lý vi phạm giao thông (VPGT) đối với học sinh của Cục Cảnh sát giao thông, trong những ngày vừa qua, lực lượng làm nhiệm vụ trên địa bàn tỉnh đã và đang tăng cường nhiều biện pháp quyết liệt xử lý vi phạm đối với đối tượng học sinh tại các điểm trường.

Biển chỉ dẫn giao thông gây… mất an toàn

Ðó là biển chỉ dẫn trước cổng Trường Tiểu học Ðông Hưng 2, ấp Giá Ngự, xã Ðông Hưng.

Siết chặt quản lý vận tải đường bộ

Hiện nay, tổng số xe thuộc các đơn vị đăng ký kinh doanh hoạt động vận chuyển hành khách và hàng hoá trên địa bàn tỉnh là hơn 3.100 xe, gồm xe buýt, xe tuyến cố định, xe taxi, xe hợp đồng, xe trung chuyển và xe tải, xe công-ten-nơ, xe đầu kéo.

Phát động học sinh, sinh viên nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về an toàn giao thông

Sáng 5/10, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Uỷ ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia, Công ty Honda Việt Nam tổ chức lễ phát động trực tuyến với các tỉnh, thành trên cả nước về việc học sinh, sinh viên nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về an toàn giao thông, năm học 2024-2025. Điểm cầu tỉnh Cà Mau được đặt tại Trường THPT Cái Nước (thị trấn Cái Nước, huyện Cái Nước).

Dừng, đỗ xe cần đúng luật và văn minh

Hiện nay, tại các khu vực nội thị TP Cà Mau, các loại phương tiện giao thông đang có xu hướng tăng nhanh, nhất là đối với xe ô tô. Ðiều này đang tạo áp lực lên hạ tầng giao thông, cùng với đó là nhiều vấn đề phát sinh. Trong đó, chuyện đậu, đỗ xe nơi công cộng đã và đang là đề tài nóng, bởi có nhiều chuyện đáng bàn đằng sau vấn đề này.